Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng gặp khó về nguồn cát

Theo TTXVN - 12/11/2022 | 22:22 (GTM + 7)

Ngày 11/11, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã làm việc với UBND thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang về tình hình triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.

Dự án cao Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 91 (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) và điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Dự án cao Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 91 (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) và điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có mức đầu tư dự kiến hơn 44.690 tỷ đồng, tổng chiều dài cao tốc hơn 188 km, đi qua địa phận các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và được chia làm 4 dự án thành phần vận hành độc lập. Trong số đó, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ với chiều dài hơn 37 km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.845 tỷ đồng.

Theo báo cáo, Dự án thành phần 2 đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố làm chủ đầu tư. Hiện nay, địa phương hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng được 90%. Dự án cũng đã hoàn thành khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất; điều tra, thu thập các số liệu và thực hiện xong quan trắc, lấy mẫu thí nghiệm các thông số về môi trường phục vụ cho lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Về giải phóng mặt bằng, UBND thành phố Cần Thơ đang xem xét ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ đơn vị thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Đồng thời, xem xét chủ trương đầu tư xây dựng các khu tái định cư để phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang cho biết, chiều dài cao tốc đi qua địa bàn tỉnh là 37 km với 230 hộ bị ảnh hưởng. Hiện nay, tỉnh đã thực hiện phê duyệt thiết kế cơ bản để cắm cọc giải phóng mặt bằng và cuối tháng 12/2022 sẽ tiếp tục phê duyệt thiết kế làm cơ sở lập dự án để trình phê duyệt theo kế hoạch.

Mặc dù tiến độ cơ bản đạt so với kế hoạch, nhưng thành phố Cần Thơ và Hậu Giang đang lo ngại về vấn đề cát phục vụ thi công cao tốc.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, dự án đi qua địa bàn Cần Thơ cần lượng cát lớn để san lấp cũng như xây dựng và thành phố đã chủ động tìm phương án; trong đó có tính toán đến phương án nhập cát.

Khai thác cát trên sông Hậu, đoạn qua TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: Chí Quốc/Báo Tuổi trẻ

Khai thác cát trên sông Hậu, đoạn qua TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: Chí Quốc/Báo Tuổi trẻ

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là dự án được thành phố quan tâm đặc biệt. Dự án dự kiến cần khoảng 5 triệu m3 cát san lấp và 600.000 m3 cát xây dựng. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang triển khai dự án đường vành đai phía Tây và cần thêm 1,7 triệu m3 cát. Với nhu cầu cát rất lớn, thành phố đã liên hệ với An Giang, Đồng Tháp, nhưng hai địa phương này vẫn chưa có ý kiến trả lời.

Cần Thơ cũng làm việc với Sóc Trăng và Kiên Giang về việc sử dụng cát biển để triển khai dự án, nhưng đến nay phương án này cũng chưa khả thi.

Ngoài ra, cử đoàn đi khảo sát ở Campuchia và đang tính toán chi phí vận chuyển. Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, cái khó hiện nay là chọn loại cát nào cho phù hợp, đạt tiêu chuẩn và vấn đề giá cả. Đây là hai việc khó trước mắt chưa thể giải quyết.

Khó khăn của dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là xác định nguồn vật liệu cát đắp nền đường. Hiện nay, nguồn cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho đường cao tốc tập trung ở khu vực các tỉnh đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp.

Đối với nguồn cát khu vực các tỉnh hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, qua khảo sát đánh giá chất lượng cát của khu vực này có hàm lượng bùn sét cao từ 35 - 48%, nếu sàng rửa có thể sử dụng được cho dự án.

Tuy nhiên, do tỷ lệ hao hụt cao nên dẫn đến giá thành có thể tăng cao và hiện chưa có định mức cho sàng rửa cát nên khó khăn trong quá trình xác định dự toán chi phí thực hiện.

Đồng thời, giá vật liệu xây dựng tăng cao hơn so với thời điểm lập dự án tiền khả thi, đòi hỏi các địa phương cần công bố chỉ số giá kịp thời sát biến động giá cả thị trường. Vì vậy, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cũng kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cho phép dự án đi qua nhiều tỉnh, thành phố thì áp dụng điều chỉnh giá theo phương án khối lượng trên địa bàn nào thì sử dụng chỉ số giá của địa bàn đó để điều chỉnh giá.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang thí nghiệm để sớm có vật liệu thay thế, nhưng đây là vấn đề kinh tế kỹ thuật, đòi hỏi tiến độ nên vật liệu hiện tại vẫn cần để san lấp chứ không thể dừng để chờ vật liệu thay thế. Ngoài ra, chủ đầu tư phải tính rõ phương án tìm vật liệu xây dựng và dự kiến kinh phí ngay từ đầu. Nếu dự án khởi công rồi, tổng kinh phí phát sinh vì giá vật liệu thì rất khó giải quyết.

Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho rằng, trong trường hợp không thể dùng cát biển hoặc chi phí vận chuyển đắt hơn cát sông thì cần tính toán phương án khác. Đồng thời, lưu ý các địa phương tùy theo địa hình thực tế mà mạnh dạn điều chỉnh hướng tuyến cho phù hợp./.

Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

// //