Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý 11 vấn đề về kinh doanh xăng dầu

Theo TTXVN - 21/02/2023 | 20:53 (GTM + 7)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 1055/BKHĐT-KTCNDV gửi Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Mua, bán xăng tại một điểm kinh doanh xăng, dầu của Petrolimex ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Mua, bán xăng tại một điểm kinh doanh xăng, dầu của Petrolimex ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng liên quan mật thiết tới an ninh năng lượng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Do đó, việc điều hành giá xăng dầu cần đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tạo động lực, điều kiện cho phát triển kinh tế.

Cụ thể, trong công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã góp ý 11 vấn đề; trong đó, nổi bật là những vấn đề liên quan đến công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành và công bố giá; quy định mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu; cho phép đại lý bán lẻ lấy từ nhiều nguồn.

Liên quan đến công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, hiện giá xăng dầu được điều hành theo giá cơ sở. Giá cơ sở được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá tổng hợp từ các nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, nhập khẩu; làm căn cứ để cơ quan nhà nước xác định giá điều hành, là căn cứ cho việc quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

"Thời gian qua, thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nguồn cung xăng dầu trên thị trường có một số bất ổn cục bộ, một trong những nguyên nhân là do chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động kinh doanh", văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ. 

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, lựa chọn phương án 1 nêu tại dự thảo Tờ trình, đó là tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo quy định hiện hành và sửa đổi công thức giá cơ sở, nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong quá trình kinh doanh.

Cùng với đó, rà soát các quy định về phương thức xác định chi phí, tần suất xác định các chi phí để có cơ sở điều chỉnh kịp thời. Điều này bảo đảm phát huy vai trò quản lý chặt chẽ mặt hàng xăng dầu của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân, giá xăng dầu có sự thống nhất giữa các địa bàn.

Liên quan đến thời gian điều hành, công bố giá, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại dự thảo Tờ trình, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cùng nhận định chu kỳ điều hành giá 10 ngày như quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP hiện nay vẫn cơ bản phù hợp và không phải là nguyên nhân của việc thiếu hụt nguồn cung xăng dầu thời gian qua.

“Do đó, việc điều chỉnh chu kỳ điều hành giá xuất phát từ đề xuất của một số doanh nghiệp; trong đó một số doanh nghiệp đề xuất rút ngắn chu kỳ điều hành giá, một số doanh nghiệp khác lại đề xuất quay trở lại chu kỳ điều hành giá 15 ngày. Do vậy, Bộ Công Thương cần phân tích, đánh giá, kiểm tra thực tế để đề xuất chu kỳ phù hợp”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.

Về quy định mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với đề xuất lựa chọn phương án 1 tại dự thảo Tờ trình là không quy định mức chiết khấu tối thiểu để đảm bảo quyền tự quyết và điều chỉnh linh hoạt, nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích trong từng giai đoạn, phù hợp với cung-cầu xăng dầu trên thị trường trong từng thời điểm, giảm sự cam thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về vấn đề cho phép đại lý bán lẻ lấy từ nhiều nguồn, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo quy định tại Luật Thương mại, đại lý là đơn vị được bên giao đại lý giao hàng để bán theo giá của bên giao đại lý và hưởng hoa hồng; bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng, giá bán hàng hoá tại các đại lý.

Xăng dầu là mặt hàng ở thể lỏng, yêu cầu cất trữ khác hàng hoá thông thường, nếu đại lý lấy từ nhiều nguồn, đựng chung trong cùng một bồn, bể chứa sẽ dẫn tới khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, giá bán xăng dầu, nhất là xác định trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra sự cố cháy nổ, gian lận thương mại…

"Tuy nhiên, việc quy định đại lý xăng dầu chỉ lấy hàng từ một nguồn có thể dẫn đến những khó khăn cho đại lý trong việc đảm bảo có đủ hàng để bán ra thị trường trong trường hợp nguồn cung xăng dầu khan hiếm như thời gian vừa qua", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Bộ Công Thương cần phân tích, đánh giá về tính khả thi đối với các phương án cho phép, không cho phép đại lý nhập hàng từ nhiều nguồn, cơ sở pháp lý điều chỉnh tương ứng mà vẫn bảo đảm khả năng kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc của cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Với việc vận hành sử dụng quỹ bình ổn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý với phương án tiếp tục giữ nguyên công cụ này, nhưng sẽ sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng trên cơ sở đánh giá và làm rõ căn cứ đề xuất. Cụ thể, cơ quan nhà nước chỉ can thiệp điều hành giá khi giá xăng dầu có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên.

Với đề xuất giảm thời gian dự trữ lưu thông bắt buộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tình phương án đề xuất của ban soạn thảo là giữ nguyên quy định hiện hành. Tức là thương nhân đầu mối phải đảm bảo dự trữ lưu thông bắt buộc trong 20 ngày và thương nhân phân phối là 5 ngày để giảm áp lực cho ngân sách.

Ý kiến của bạn
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Muốn bền vững phải tạo sự đồng thuận

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Muốn bền vững phải tạo sự đồng thuận

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang thu hút nhiều sự quan tâm của chuyên gia và người lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, các đề xuất cần giải quyết được những vấn đề bất cập trong đời sống hiện nay.  Có như vậy, mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân và mang tính “bền vững”. 

Khi những dòng sông “kêu cứu” và thế hệ trẻ đáp lời

Khi những dòng sông “kêu cứu” và thế hệ trẻ đáp lời

Chỉ sau hơn ba tháng thành lập, các bạn trẻ thuộc nhóm tình nguyện “Hà Nội Xanh” đã có mặt tại nhiều khu vực lòng sông, kênh mương ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội để ngâm mình thu dọn rác - một hoạt động mà khi trông thấy nó, nhiều người đã không khỏi rùng mình.

Số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng theo xử lý vi phạm nồng độ cồn

Số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng theo xử lý vi phạm nồng độ cồn

Sau hơn 2 tháng cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT trên toàn quốc xử lý hơn 80.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 4.000 ô tô và gần 76.000 mô tô, xe máy. Đáng chú ý, không ít chủ phương tiện, nhất là mô tô, xe gắn máy bỏ phương tiện, không chấp hành quyết định xử phạt.

Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có ‘vùng cấm’

Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có ‘vùng cấm’

Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM trong năm 2022 lực lượng CSGT đã xử lý khoảng 55.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm khoảng 25% số trường hợp vi phạm bị xử lý.

Bắt nghi phạm người nước ngoài sát hại nữ nhân viên công ty ở Bình Dương

Bắt nghi phạm người nước ngoài sát hại nữ nhân viên công ty ở Bình Dương

Sau khi ra tay sát hại nữ nhân viên của công ty, Yang ZhongWu đã bỏ trốn và bị bắt giữ lại Gia Lai.

Vụ con dâu khai tử bố mẹ chồng: Tòa tuyên hủy giấy tờ trái pháp luật

Vụ con dâu khai tử bố mẹ chồng: Tòa tuyên hủy giấy tờ trái pháp luật

Ngày 31/3/2023 theo nguồn tin của VOV Giao thông, Tòa án nhân dân Hà Nội cấp sơ thẩm đã tuyên hủy những giấy tờ trái pháp luật trong vụ con dâu khai tử bố mẹ chồng bao gồm giấy tờ người con dâu khai tử cụ Đỗ Văn Hợp (SN 1932) và cụ Nguyễn Thị An (SN 1932) khi còn đang sống.

Hà Nội chiếm hơn 14% tổng số vi phạm nồng độ cồn của cả nước

Hà Nội chiếm hơn 14% tổng số vi phạm nồng độ cồn của cả nước

Qua 3 tháng thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT Hà Nội xử lý hàng chục ngàn phương tiện vi phạm, phạt tiền 106,3 tỷ đồng, tăng 58,6% so với cùng kỳ. Qua tổng hợp chung của Bộ Công an, Hà Nội chiếm 14,1% tổng số xử lý vi phạm nồng độ cồn của cả nước.

// //