Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội cấm hút thuốc lá tại các điểm du lịch

Phóng viên - 25/10/2019 | 7:40 (GTM + 7)

Trong tháng 10, Hà Nội bắt đầu thí điểm cấm hút thuốc lá tại 30 điểm du lịch nổi tiếng như : Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu, Chùa Quán Sứ, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Thư Viện Quốc Gia, Nhà hát lớn,…

 Nếu người dân, du khách vi phạm thì có thể bị phạt tới 300.000 đồng. Đó là ý kiến được thống nhất tại “Hội nghị triển khai mô hình du lịch không khói thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.

Tuyên truyền không hút thuốc tại Văn Miếu, Hà Nội
Tuyên truyền không hút thuốc tại Văn Miếu, Hà Nội. (Nguồn: Báo Du lịch)

Sau khi Ban Quản lý, Ban Giám đốc 16 điểm văn hóa và 14 đình, đền, chùa thuộc quận Hoàn Kiếm thực hiện ký cam kết “Điểm du lịch không khói thuốc”, các điểm này trở thành điểm du lịch không khói thuốc ngay trong tháng 10. Đây là 30 trong tổng số 190 điểm văn hóa di tích thuộc quận Hoàn Kiếm sẽ thí điểm thực hiện mô hình này.

Danh sách 30 điểm du lịch, di tích “không khói thuốc” đều là các điểm có đông khách du lịch đến tham quan mỗi ngày như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Thư viện Quốc gia, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn,… Dự kiến, trong tháng 10, các điểm văn hóa, du lịch, di tích vừa nêu cũng sẽ gắn biển “không hút thuốc lá”, “cấm hút thuốc lá”, đồng thời sẽ có người nhắc nhở và xử phạt tại chỗ nếu người dân và du khách cố tình vi phạm. Ngoài ra, UBND quận Hoàn Kiếm cũng thực hiện mô hình không khói thuốc ở 12 nhà hàng và 11 khách sạn trên địa bàn.

Được biết, trong tháng 8/2019, các đoàn kiểm tra liên ngành của quận Hoàn Kiếm đã xử phạt hành chính 32 triệu đồng đối với các hành vi hút thuốc lá tại điểm cấm hút thuốc. Theo quy định, việc hút thuốc lá tại những nơi cấm sẽ bị phạt tiền từ 100.00 đến 300.000 đồng; còn nhà hàng không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” thì bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.

Về việc thí điểm này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp ngành văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - đánh giá cao sự quyết tâm của quận Hoàn Kiếm và TP. Hà Nội vì một môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp và an toàn dành cho du khách. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cần những hoạt động cụ thể. Nhắc nhở thì đơn giản, nhưng tiến hành xử phạt thì không đơn giản chút nào.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung bày tỏ: Có thể số người vi phạm thì quá đông, còn người của chúng ta thì quá mỏng. Thứ hai là có nhiều người dân chưa hiểu biết rõ thông tư này. Thứ ba là rất nhiều người không hợp tác, viện những lý do khác nhau, lúc đó thì ai giải quyết? Nếu chúng ta không giải quyết dứt điểm ngay từ đầu thì nó có thể bị “nhàm” đi. 30 địa điểm được thí điểm là những nơi rất đông khách quốc tế. Nếu chúng ta chỉ phạt người Việt Nam, người nước ngoài vẫn “đàng hoàng” hút mà chúng ta không có tác động gì cả thì hiệu lực và hiệu quả không cao.

Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch triển khai mô hình du lịch không khói thuốc
Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch triển khai mô hình du lịch không khói thuốc (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Dưới một góc nhìn khác, ThS. Bs. Phạm Thị Hoàng Anh - một chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam - cho rằng, để mọi người tuân thủ thì việc xử phạt chỉ là giải pháp cuối cùng. Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết đó là quyền và trách nhiệm. Trách nhiệm không hút thuốc nơi công cộng, và quyền được làm việc, sinh hoạt ở môi trường không khói thuốc. Nếu như người phương Tây có thể thẳng thắn nhắc nhở khi có sai phạm, thì người Việt lại thường có tâm lý e ngại. Do đó, mỗi phản hồi từ người dân cần có sự tiếp nhận và ủng hộ từ cơ quan hữu quan.

Bà Phạm Thị Hoàng Anh phân tích: Sự bày tỏ thái độ của người dân cũng rất cần sự ủng hộ của cơ quan có trách nhiệm. Còn nếu không thì lần sau người ta rất là e ngại việc phản hồi. Cái chuyện phạt cũng không đòi hỏi phải phạt 100% đâu. Mục đích của chúng ta không phải là thu tiền phạt, mà cái quan trọng là: chúng ta đã phạt thì phải nhiều người biết và thông tin đại chúng phải vào cuộc. Mục đích phạt là để giáo dục chứ không phải là để trừng trị.

Để việc thí điểm đạt hiệu quả cao, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Giảng viên cao cấp ngành văn hóa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - cho rằng, ngoài nguồn lực và cơ chế, chính sách, chúng ta cần có quy trình thực hiện để người dân dần dần đi vào nề nếp. Ở một số quốc gia như Ba Lan hay Pháp, họ có cảnh sát phụ trách về văn hóa, môi trường có đủ tư cách pháp nhân, ngoại ngữ và thiết bị để xử phạt những người vi phạm. Nếu chúng ta quyết tâm và có sự phân công rõ ràng, cơ chế rành mạch thì chúng ta có thể thực hiện được.

PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho biết: Chúng ta cần có những bảng thông báo bằng tiếng nước ngoài, một số tiếng quan trọng như: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật,… có khách du lịch đến đông để họ biết. Còn lực lượng nữa. Nếu chỉ là những nhân viên bảo vệ ở di tích đó, những nhân viên hành chính ở: Nhà hát lớn, Thư viện Quốc gia chẳng hạn,…, thì họ có đủ năng lực và chức trách để thực hiện không? Chúng ta cần đào tạo, bồi dưỡng để cho họ có trách nhiệm và quyền hạn thực thi pháp luật. Nếu là cảnh sát môi trường thì họ có đầy đủ tư cách pháp nhân, vị trí, chức năng, kinh nghiệm, kỹ năng để thực thi cái này hiệu quả hơn.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //