Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Nhiều tỉnh thành trở tay không kịp với triều cường

Phóng viên - 30/09/2019 | 7:15 (GTM + 7)

Theo các dự báo mới nhất, triều cường sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên cao trong 5 ngày tới, nhiều tỉnh thành ĐBSCL nằm trong vùng cảnh báo ngập khiến người dân lo lắng...

Nhiều tuyến đường trọng điểm tại Thành phố Cần Thơ ngập nước nghiêm trọng
Nhiều tuyến đường trọng điểm tại Thành phố Cần Thơ ngập nước nghiêm trọng

Từ sáng 28/9 đến nay triều cường dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường ở nội ô TP.Cần Thơ như Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thần Hiến, Trần Văn Hoài, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Ngọc Trai ngập nặng. Ngập sâu nhất là đoạn đường Mậu Thận đoạn qua cầu Rạch Ngỗng 1 đến ngã tư với đường Nguyễn Văn Cừ. Nước từ các kinh rạch và hệ thống cống đã dâng ngập toàn bộ mặt đường, nước ngập vỉa hè, tràn vào nhà dân.

Tại Cồn Khương thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều trong ngày 29/9 nước từ sông Hậu đã tràn qua bờ đê bao vào gây ngập nhà cửa, vườn cây các hộ dân. Nước tràn vào nhanh nhưng thoát ra chậm, buổi sáng chưa rút xong lại tới con nước chiều. Việc kinh doanh của nhiều gia đình phải ngưng lại, nhiều hộ chỉ kịp “cứu” một số tài sản, riêng một số vật dụng khó di dời như: Tủ lạnh, tủ thờ, bàn học đều bị ngập.

Ông Phạm Văn Năm (khu vực 3 Cồn Khương, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) cho biết, cứ đến cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch nước lên là chuyện bình thường nhưng năm nay nước quá lớn và lên nhanh bất ngờ nên người dân không kịp xoay sở. 

Mua bán đình trệ, đi lại khó khăn khiến cuộc sống người dân đảo lộn
Mua bán đình trệ, đi lại khó khăn khiến cuộc sống người dân đảo lộn

Ông Nguyễn Quí Ninh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã chỉ đạo các địa phương tập trung 3 giải pháp chính để ứng phó với đợt triều cường này.

Cụ thể, cần nắm chắc tình hình để chủ động phòng chống, dựa trên cơ sở diễn biến của số liệu thực đo cùng với số liệu dự báo được cập nhật thường xuyên, kịp thời cảnh báo đến người dân qua báo đài để người dân chủ động phòng tránh. Bên cạnh đó, tập trung đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, phòng ngừa tai nạn đuối nước nhất là với trẻ em, cùng các tai nạn như điện giật, tai nạn giao thông; đảm bảo khi xảy ra sự cố cần tập trung lực lượng xử lý ngay.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước đo được trong sáng 29/9 là 2,14m, vượt báo động III là 0,24m. Mực nước này chỉ thấp hơn 0,09m so với đỉnh triều năm ngoái, tuy nhiên, đợt triều cường năm 2018 cũng là con nước lịch sử được ghi nhận tại Cần Thơ trong vòng 40 năm qua. Người dân cần đề phòng khi triều lên có mưa lớn sẽ gây ngập lụt kéo dài. Mức độ rủi ro thiên tai có khả năng đạt cấp độ 3.

Trước diễn biến của triều cường, bên cạnh Cần Thơ thì tỉnh An Giang cũng chịu ảnh hưởng không ít. Theo ghi nhận, từ 06h00 sáng cùng ngày, các tuyến đườnng trọng yếu như Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Phước và Mỹ Quý thuộc TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang chìm trong nước.... khiến các phương tiện di chuyển khó khăn; tình hình giao thông diễn biến phức tạp; đời sống người dân đảo lộn hoàn toàn. Việc người dân dùng phải dùng bao cát, thùng nhựa chặn trước cửa để ngăn nước tràn vào nhà gần như không có tác dụng.

Tại Vĩnh Long, tình hình cũng không khá hơn! Kéo dài từ sáng 28/9/2019 đến chiều nay, hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP Vĩnh Long như: Hoàng Thái Hiếu, Hưng Đạo Vương, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai… tiếp tục ngập sâu. Đáng nói là khu vực phường 1, phường 3, phường 4, đường phố hoá sông, nước ngập lênh láng khiến người dân khổ sở, bì bõm và mệt nhoài trong giờ cao điểm. Khu vực cầu Phạm Thái Bường (thuộc phường 4) và  quảng trường Thành phố Vĩnh Long, giao thông càng thêm hỗn loạn vì ngay dịp cuối tuần. 

Đường Hai Tháng Chín thuộc Phường 1 “chìm sâu” trong biển nước
Đường Hai Tháng Chín thuộc Phường 1 “chìm sâu” trong biển nước

Hai ngày tới, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, đợt triều cường đầu tháng 9 âm lịch ở Nam Bộ sẽ đạt đỉnh. Đây là 1 trong những đợt triều cao trong năm, thậm chí ở Vĩnh Long có thể xuất hiện kỷ lục mới. Dự báo mực nước cao nhất trong 2 ngày tới tại trạm Mỹ Thuận của Vĩnh Long sẽ lên 2,10m. Nếu như điều này xảy ra, thì 2019 sẽ lại là một mốc lịch sử mới về triều cường ở Vĩnh Long.    

Bản tin dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ cho biết thêm triều cường sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên cao trong 5 ngày tới. Cao nhất có thể ra xảy ra ngày 30.9 - 1.10 khi nước lũ đầu nguồn đổ về kết hợp với triều cường và những đô thị hạ nguồn như Cần Thơ khó tránh ngập lụt. Không chỉ Thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre đều nằm trong vùng cảnh báo ngập. Tuy nhiên, đáng nói là đến thời điểm này, nhiều tỉnh thành ĐBSCL đã không kịp trở tay với triều cường.

Khu phố 8, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng xảy ra ngập nước cục bộ nhiều nơi.
Khu phố 8, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng xảy ra ngập nước cục bộ nhiều nơi

Trước thực tế đáng quan ngại trên, ngành chức năng khuyến cáo người dân cần gấp rút chằng chống nhà cửa, kê cao vật dụng, tài sản… Đặc biệt, bà con cần kiểm tra kỹ nguồn điện, đảm bảo không xảy ra sự cố rò rỉ, đồng thời, cần gia cố lại bờ bao, đắp bao tải cát để ngăn nước tràn vào nhà.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

Hà Nội sống và yêu: Mùa rươi

 "Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Hà Nội: Đi lại trên đường Trần Phú thế nào sau khi dựng “lô cốt”

Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Tìm lại dây đờn Rạch Giá

Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.

Nhà vườn Chợ Lách 'phập phồng' cúc Tết

Nhà vườn Chợ Lách "phập phồng" cúc Tết

Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Hầu Giang: Người dân xã Vị Thanh chờ một tuyến đường mới

Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Đẩy mạnh ứng dụng để văn hóa di sản lan tỏa mạnh mẽ hơn

Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.

// //