Xuống ruộng nghe hò

Từ bao đời nay, người nông dân Tây Nam Bộ vẫn luôn gắn bó với nghề trồng lúa. Cũng từ đây, một loại hình diễn xướng dân gian đã ra đời, tạo nên những giá trị phong phú trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ những ngày khẩn hoang, lập ấp: Hò cấy lúa.

Từ bao đời nay, người nông dân Tây Nam Bộ vẫn luôn gắn bó với nghề trồng lúa, gắn bó với mảnh ruộng, mảnh vườn và cây lúa vẫn là cây trồng phổ biến nhất của vùng châu thổ Cửu Long. Ca dao Nam Bộ có cả một kho tàng đồ sộ khi nói về cây lúa:

"Mạ non bắt nhẻ cấy biền

Thương em đứt ruột, chạy tiền không ra"

Hay:

"Anh đi kiệu lộng ba bong

Bỏ em cấy lúa đồng không một mình".

Suốt quy trình làm ra hạt gạo ấy của người nông dân thì cấy lúa có lẽ là khâu vất vả nhất, bởi lẽ, người chủ ruộng phải chuẩn bị trước nhiều ngày, có khi cả tháng để “kêu” công cấy. Tùy theo ruộng nhiều hay ít mà “kêu” số công cấy thích hợp, thường thì cũng không dưới hai mươi; lắm khi “kẹt công”, người chủ ruộng phải “kêu” công cấy thêm ở những làng lân cận, hay thợ cấy từ xa đến.

Nhưng cũng từ đây, một loại hình diễn xướng dân gian đã ra đời, tạo nên những giá trị phong phú trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ những ngày khẩn hoang, lập ấp: Hò cấy lúa.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, hơn 300 năm trước, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, khi người dân tứ xứ đặt chân lên vùng đất châu thổ hạ nguồn sông Mekong để khai hoang lập ấp, đó cũng là lúc họ bắt đầu kiến tạo các giá trị tinh thần, làm nên một nền văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Đến thế kỷ XIX, các điệu hò được sinh ra và lưu truyền bởi những người lao động của ệt bưng biền.

Câu hò gắn liền với công việc thường ngày của người nông dân lam lũ, của giới thương hồ, vạn đò, là sợi dây vô hình gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Những âm điệu í ới, hò lơi gọi bạn của những người thợ cấy, bạn cày, thương hồ… đối đáp có vần, có nhịp nhanh chóng biến thành một hình thức sinh hoạt diễn xướng dân gian có sức hấp dẫn lạ kỳ. Hò cấy lúa cũng manh nha, ra đời và phát triển trong xu hướng vận động này.

Theo các tài liệu nghiên cứu ghi chép, hò cấy là điệu hò mái ngắn (còn gọi là mái đoản, mái cụt) thường diễn ra ngay trên đồng ruộng. Đây được đánh giá là điệu hò rất cổ trong các điệu hò, dân ca Nam Bộ. Nó có thể kéo dài từ sáng cho đến chiều tối. Các nhóm hò, có kẻ xướng người xô, vừa lao động, vừa trổ tài đối đáp.

Xưa kia, mỗi vạn cấy thường tập trung từ 20 đến 30 người, đứng đầu là một “trùm vạn” – người trung gian giữa chủ ruộng và thợ cấy. Những thợ cấy hò giỏi thường được mọi người trọng vọng, công xá bao giờ cũng được nhận phần cao hơn so với các người khác trong vạn.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, người đã bỏ nhiều năm sưu tầm, ký âm, lưu giữ các giá trị văn hóa Nam Bộ cho rằng: hò cấy Miền Tây Nam Bộ trước đây diễn khắp các tỉnh, nhất là ở ệt ruộng của huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày, Bình Đại, Giồng Lãnh, Trại Cá, Cò Công, Đồng Tháp: "Đồng Tháp nổi lên điệu hò cấy lúa, nhưng thực chất hò cấy lúa có ở khắp Nam Bộ. Mỗi huyện, mỗi vùng, chỗ nào có nhiều vạn cấy giỏi thì chỗ đó xuất hiện nhiều câu hò cấy mang tính nghệ thuật rất cao".

Trong tản mạn văn chương, nhà văn Kha Tiệm Ly từng êu tả rằng: “Sau khi ăn sáng - thường là xôi và muối mè hay tép rang mặn; không thấy chủ ruộng “đãi” cơm bao giờ, vì ngoài “ăn xôi cho chắc bụng”, chủ ruộng cũng không có thời gian lo thức ăn cho năm sáu chục người. Xôi thường được đựng bằng thúng, bên trong được lót mấy lớp lá chuối; chén đũa cá nhân cũng không, người ăn cứ lấy nhiều đôi đũa công cộng rồi mạnh ai nấy vít vào tay, chấm vào mấy tô muối mè hoặc vừa cầm xôi, vừa cầm tép để trong nhiều tô, dĩa lớn ở chung quanh. Khi no bụng, các công cấy “xuống công”.

Nếu đủ người, họ dàn hàng ngang hết thửa ruộng rồi “bắt luống”. Mỗi “luống” do một người phụ trách, có thể từ 4 đến 6 bụi bề ngang, họ cứ khom lưng xuống thụt lùi mà cấy từ đầu ruộng bên này đến đầu bờ ruộng bên kia. Và để tạo niềm vui cho quên đi những nhọc nhằn của công việc, người xưa đã bày ra những câu hò”:

“Tiếng đồn anh ăn học thường xuyên

Bữa nay em hỏi thử mặt trời nghiêng phía nào?”

“Em hỏi anh, anh cũng nói nhào

 Đất nghiêng thì có chứ trời nào có nghiêng”.

Theo nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, cũng chính từ những câu hò chọc ghẹo, tưởng chừng chỉ để quên đi nhọc nhằn những ngày cấy thuê ấy của nam nữ ĐBSCL mà nhiều nhiều cặp đôi cũng nên duyên vợ chồng chỉ bởi… mê cái tài ứng khẩu.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ chia sẻ rằng: "Khi chúng tôi đi sưu tầm ở Đồng Tháp, đi đâu cũng nghe người ta kể lại, có những ông những bà đã sống với nhau đến đầu bạc răng long, họ yêu nhau, mê nhau trong các vạn cấy khi còn thanh niên, còn đi cấy muốn".

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, hò cấy, thường tập trung nội dung giao duyên khá nhiều, từ mức độ vui, thân mật đến cả chọc ghẹo khá phóng khoáng. Thế nhưng, những câu hò rao, chào, mời với ứng xử lịch sử luôn đi trước, chẳng hạn:

“Gặp anh đây, hỏi anh ở tổng, làng nào

Cha mẹ ở nhà đầy đủ, chốn phòng đào có chưa?”

Để rồi được trả lời như một tín hiệu “phát sóng”, rằng:

“Phụ mẫu ở nhà như trời chuyển chưa mưa

 Anh em còn đầy đủ, anh chưa nơi nào”.

Theo nhà văn Kha Tiệm Ly, thực ra nếu gọi là “những câu hò trong lúc cấy lúa” thì có lẽ đúng hơn. Bởi vì những câu hò này không nhất thiết phải có nội dung “cấy lúa”, mà nhằm đề tài nào cũng được, ễn đừng đi lệch quá xa động tác lao động khác như chèo thuyền, giã gạo...

Nếu hò một mình thì gọi là “hò lẻ”, nếu hai người hò đối đáp nhau thì gọi là “hò đối đáp”, mà người mở đầu gọi là “xướng” hay “buông”; người hò đối lại gọi là “đáp” hay “bắt”.

Hò đối đáp nghe thú vị hơn, nhất là với đề tài tình cảm trai gái; vì nó đòi hỏi trí thông nh và “tay nghề” của cả hai bên xướng đáp; nó tạo ra nhiều trận cười và được những cái tặc lưỡi khâm phục:

“Anh thấy em cái gò má hồng hồng

Phải chi em đừng mắc cỡ thì anh bồng anh hôn”

Tùy theo “đối tượng” mà người nữ hò đáp lại, theo kiểu:

“Chuyên vợ chồng anh chớ khá bồn chồn,

Anh thương em nên dè dặt kẻo thiên hạ đồn không hay”.

Khi nghiên cứu về hò cấy, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ nhận thấy rằng: "Trong sinh hoạt hò cấy, có hò Bắt xác (hò nhân đạo), chứ không phải hò ngạnh trê. Hò ngạnh trê là châm chọc với nhau. Nghĩa là hai bên có sự thỏa thuận, nghĩa là bên nữ mà ứng lên một câu hò mà bên nam đáp được và liên tục dồn lên nữ thế bí thì bên nữ bỏ chạy, bên nam đuổi theo…"

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ chia sẻ thêm, ngày ấy, nếu có những công cấy ở làng bên qua phụ công, thì họ cũng không quên tuyển lựa những tay hò “chiến đấu” đem sang để cho làng địa phương nể mặt. Có một quy luật bất thành văn rằng, khi một câu hò với hai câu lục bát cũng phải mất ba mươi giây khiến người “thợ hò” không thể theo kịp “luống” nên luôn được bạn cấy hai bên cấy gồng. Có những lúc, người “xướng”, kẻ “đáp” không ăn rơ, bên nào không đáp “rơ” thì coi như xử thua!

Cuộc sống của những người dân ệt đồng bằng châu thổ Cửu Long gắn với sông nước, con thuyền, mảnh lưới đã sản sinh ra nhiều âm điệu, lời ca gửi gắm tâm tư, tình cảm và sức lao động. Từ những giá trị tích lũy được, họ đã làm nên nét văn hóa riêng có của vùng đất phương Nam. Tiếc thay, cùng với tiến trình phát triển của xã hội, những điệu hò trên vùng đất châu thổ càng vắng đi, và ngày nay dường như câu hò cấy đã tắt hẳn trên ruộng đồng, những vạn cấy cũng chẳng còn mấy ai:

"Mãn mùa đồng lấp lúa xanh

Còn đâu đi cấy gặp anh mà hò".