“Vua” trâu miền Tây: Từ đồng cỏ đến giấc mơ tỷ phú

Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại hóa, hình ảnh những chú trâu trên cánh đồng dần trở nên hiếm hoi và nghề nuôi trâu theo đó cũng không còn được nhiều người theo đuổi. Thế nhưng, tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, anh Nguyễn Hồng Ngự lại chọn con trâu để khởi nghiệp.

Bằng sự kiên trì và chịu khó, anh đã vươn lên trở thành một tỷ phú nhờ loài vật thân thuộc này.

Tỷ phú nuôi trâu ền Tây Nguyễn Hồng Ngự. (Ảnh: vov.vn)

Chào anh Ngự. Mỗi khi nhắc đến anh, bà con địa phương thường gọi  là “tỷ phú nuôi trâu ền Tây”. Anh có cảm nghĩ gì về cái tên này?

(Cười) Không biết từ đâu đặt tên, loay hoay anh có danh tiếng đó luôn. Thì cũng được, đúng rồi mà theo anh người ền Tây này á không ai nhiều trâu bằng anh rồi. Chính xác rồi. Tiền thì không biết sao chứ trâu thì ở dưới ền Tây thì không ai nhiều trâu bằng anh.

Anh bắt đầu nuôi trâu từ khi nào và quá trình phát triển ra sao anh?

Anh nuôi lâu lắm rồi, anh nuôi hồi năm 1996-1997. Lúc ban đầu chỉ nuôi được con trâu mẹ với con  nghé. Từ từ nó mới sanh nảy nở ra. Lúc đó mình cũng còn đi làm mướn được, mình đi kéo lúa mướn. Lúc đó còn ít chưa chạy đồng, ở nhà cỏ nhiều lắm, cỏ bờ, cỏ cỗi này kia mình cắt cho ăn. Sau nảy nở lên 80-90, 100 con, tới lúc đó mới không khả năng là mình chịu nổi nên là mình mới chạy đồng.

Cũng quen mấy bạn ở Đồng Tháp rồi với Long An. Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Anh đi mấy đồng lớn. Hồi đó cũng có ra đồng Kiên Giang, cũng quen bạn bè.

Mùa nào thì mình bắt đầu cho trâu len đồng là tốt nhất vậy anh Ngự?

Nước nổi với mùa hạ, mùa Tết này nè. Ăn Tết rồi là người ta cắt lúa, rồi mình len đồng ăn tới mưa xuống người ta mới sạ. Mấy cái đồng thường thường người ta chờ nước mua xuống sạ đó. Mưa xuống ngập đồng hết trơn người ta mới sạ. Mùa đó, trâu ăn tốt thịt, đẹp lắm.

Thí dụ mình ăn cái đồng đó rồi chừng nữa mình mướn máy trục trục lại cho người ta. Đồng đó 1.000 công thì mình bỏ ra 50 triệu trục lại cho người ta. 

Lúc cao điểm nhất, đàn trâu của anh có tổng cộng bao nhiêu con vậy anh?

Thời gian cao điểm nhất là anh nuôi năm 2017-2018, anh nuôi được 620 với khoảng 50-70 con bò nữa, nhiêu đó thôi chứ anh không có nuôi được tới 1.000. Tại nuôi nhiều quá thì mình quán xuyến không nổi. Nuôi cao điểm cỡ đó, anh nuôi toàn là len đồng không chứ anh không có cắt cỏ nổi. Cắt cỏ chỉ cho khoảng 50-70 thôi.

Ông bà mình có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp”, theo anh thì câu nói này có còn đúng trong thời hiện đại không?

Đúng rồi, con trâu là đầu cơ nghiệp là phải rồi, tại vì mình nhờ nông nghiệp hiện đại, có máy cắt đồ chứ ngày xưa, ông bà mình làm toàn là con trâu nó làm ruộng rồi, có bỏ ai công nào đâu. Em làm làm chứ thật chất mấy người máy cắt, máy kéo bây giờ tiền lời đâu có lợi người làm trâu đâu.

Thấy vậy chứ cái máy làm bốc chách, bốc chách nó hư rồi chục triệu không.  

Cảm ơn anh Ngự với những chia sẻ vừa rồi. Chúc anh luôn mạnh khỏe và công việc chăn nuôi ngày càng thuận lợi.

Anh Ngự chăm sóc và hiểu tính nết của từng con trâu trong đàn. (Ảnh: báo tin tức)

Hành trình hơn 20 năm gắn bó với con trâu và giấc mơ tỷ phú

Từ một con trâu cái lúc mới bắt đầu lập nghiệp, vợ chồng anh Ngự đã phải gom góp hết tiền, vàng trong nhà và mượn thêm từ hàng xóm để mua trâu về kéo lúa. Giờ đây, sau hơn 20 năm gắn bó với loài vật nuôi này, anh Ngự đã tập trung gây đàn. Từ một con ban đầu, số lượng trâu tăng dần theo năm tháng, cao điểm đàn trâu của anh có khi lên đến hơn 600 con. Theo chia sẻ của tỷ phú trâu ền Tây này, con trâu rất dễ tính. Thức ăn chính là cỏ, chỉ cần cho ăn đủ lượng cần thiết còn lại hầu như không mất nhiều công chăm sóc. Vì vậy, nuôi trâu khỏe hơn so với các loài gia súc khác.

"Lúc anh nuôi năm 2004, trâu anh đẻ một năm một trăm mấy con nghé. Mấy năm đó anh còn nuôi trâu cái địa phương, trâu cái sinh sản. Tính tình bởi 500 mấy 600 con trâu chứ anh thấy con nào nó phản bầy, con nào nó giáo giác là mình biết, từng biểu hiện nó có hết trơn", anh Ngự chia sẻ.

Theo anh Ngự, để nuôi trâu hiệu quả không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn phải hiểu rõ tính nết từng con trâu. Con nào thích ăn cỏ gì thì thả vào khu vực đó, con nào thích ăn rơm thì cũng được cho ăn đầy đủ. Đặc biệt, bí quyết để trâu mau lớn và khỏe mạnh là cần có ao lớn để chúng xuống nằm mỗi ngày thay vì nhốt trong chuồng như cách nuôi bò.

Anh Ngự chia sẻ thêm: "Con trâu thì kiểu gì chiều phải có cái áo để đẫm nước nó. Ăn rồi nó về nó nằm nó uống nước, nó đẫm nước cái nó mát mình, vô chuồng nó mới mau mập, khỏe, nói mới mau lớn. Chuồng nào của anh cũng có cái ao. Không có ao tự nhiên thì mình cũng phải tạo điều kiện cho nó".

Với số lượng đàn trâu lên đến hàng trăm con, ngoài việc cung cấp trâu giống và trâu thịt, anh Ngự còn tạo thêm việc làm cho người dân khó khăn ở các tỉnh như Long An, An Giang, Kiên Giang... Nhờ vậy, đàn trâu của anh mỗi năm đi khắp các vùng thuộc Tây Nam Bộ trong vài tháng, thậm chí có khi cả năm trời.

"Nói chung là mang tiếng cho thuê chứ thật chất giờ anh còn 3-4 cặp tại vì cái lượng trâu mình nhiều quá. Mình thấy mấy cái con trâu đó mình mến tay mến chân, mình không có thể bán nó ra thị trường thịt được. Thứ hai nữa là nó gắn bó với mình, mình thấy bán cho chỗ khác mất mặt nó thì mình thấy thiếu thiếu cái gì vậy đó rồi mình để lại lưu luyến mình mượn người ta giữ vậy đó. Nhưng mà giữ nó cũng có cái lợi, thí dụ, nó giữ con trâu cái đẻ cho mình 2 con nghé thì nó 1 con, mình 1 con. Bây giờ nó cũng còn kéo rơm được. Kéo rơm cho người ta một cuộn 2.000 thì bây giờ kéo được 500 cuộn rơm nó cũng được 1 triệc bạc, gia đình người ta nghèo người ta sống được".

Nhờ vào hình thức nuôi chia lợi nhuận và sự hỗ trợ tận tâm của anh Ngự, nhiều gia đình khó khăn đã có cơ hội cải thiện cuộc sống. Cách làm này không chỉ giúp đàn trâu được chăm sóc chu đáo mà còn mang lại lợi ích cho các hộ chăn nuôi cùng anh, tạo dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững.

"Nhờ có anh Ngự gửi mình nuôi mới có nhiều. Anh giúp đỡ cho mình rất là nhiều. Anh xuất tiền ra anh mua cho mình đặng mà anh lên trang trại cho mình mình ở mình chăn nuôi".

"Nuôi heo không đam mê bằng trâu bò đâu. Có tiền không có gì anh mua cũng phải kiếm tiền đi mua".

Hành trình hơn 20 năm gắn bó với con trâu của anh Nguyễn Hồng Ngự không chỉ là câu chuyện về sự cần cù, sáng tạo và kiên trì mà còn là nh chứng sống động cho câu tục ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp” của ông bà ta. Với anh Ngự, con trâu không chỉ là đầu cơ nghiệp khi mang về cho gia đình thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/năm mà còn là người bạn đồng hành, là chiếc cầu nối giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.

Câu chuyện của anh không chỉ tiếp thêm niềm cảm hứng cho những người nông dân mà còn nhắc nhở chúng ta về giá trị bền vững của việc biết trân quý và phát huy những gì truyền thống đã để lại.