Vãi

"Vãi" là khẩu ngữ đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam. Ở bất cứ đâu từ ngoài phố, trong nhà đến trường học, khi nói về bất cứ cái gì giới trẻ cũng có thể vung "vãi" ra, vui cũng vãi mà mệt cũng vãi...

Họ rất thích thú khi dùng từ này và nhiều người dùng đến mức còn lập cả một page có tên "Vãi" trên FB với hàng ngàn thành viên làm sân chơi riêng cho mình. 

"Thời tiết hôm nay đẹp vãi nhỉ…"

"Ship hàng suốt từ sáng đến giờ, mệt vãi ra…"

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo nghĩa đen thì “vãi” là một danh từ nhằm nói đến một người phụ nữ chuyên quét rọn làm lao công cho nhà chùa nhưng không cạo đầu đi tu hành gọi là bà Vãi. Còn “vãi” theo động từ lại nhằm ám chỉ hành động gieo, văng tung toé ra, để rơi ra hoặc chảy ra do không điều khiển được.

Ví dụ như vãi hạt cải, vãi thóc cho gà, cơm vãi ra chiếu, gạo vãi đầy nhà… Hoặc cũng có thể để chỉ hành động mà không kiềm chế được như: cười vãi nước mắt, sợ vãi ra quần… Thập niên 90 của thế kỷ trước, thế hệ 7X hay dùng đến cụm từ “vãi chưởng” gắn với các bộ phim kiếm hiệp của Hongkong.

Vãi chưởng có thể hiểu là tung chưởng, tung ra hành động, ra đòn tấn công, nhưng hành động ở đây lại là theo dạng rơi vãi, ý nói võ công xoàng, không điệu nghệ, không bài bản, không chuẩn xác, một cách bột phát và tùy tiện, vì rơi vãi thì thường là rơi một cách tự do, không đều, không chuẩn.

Họ sử dụng cụm từ “vãi chưởng” để thể hiện cảm xúc tâm lý của họ. Ví dụ: Hay vãi chưởng, sợ vãi chưởng, ghê vãi chưởng…

Về sau này thì các bạn trẻ hay dùng từ “vãi” như một thán từ hoặc bổ ngữ để tăng phần thể hiện cảm xúc và dùng trước bất cứ một sự việc, hành động nào mà họ cảm thấy như kiểu bất chợt cảm xúc thay đổi, có thể là khi ngạc nhiên, sốc, không thể tin được hoặc khi bực tức, cũng có khi dùng để kể về một sự việc nào đó mà cần thể hiện cảm xúc mạnh, mãnh liệt, đặc biệt nếu ghép thêm những danh từ khác như: vãi lúa, vãi linh hồn và cả những từ bậy bạ khác…

Khi đã thành khẩu ngữ, câu cửa ệng thì vãi không còn là từ mang ý nghĩa gốc nữa mà nó diễn đạt muôn hình vạn trạng, tùy vào câu chuyện và ý muốn sử dụng của người nói.

Người nói, bình luận, nhắn tin trên mạng xã hội khi thêm từ vãi thường với mục đích nói cho sướng ệng.

Nhưng nếu như dùng từ vãi đúng chỗ, phù hợp với đối tượng người nghe thì không sao nhưng nếu như ở trước mặt người lớn, nơi văn nh và lịch sự nếu bạn nói từ vãi thì có thể gây phản cảm, người nghe cảm thấy không được tôn trọng.

Do đó, các bạn nên cân nhắc để phát ngôn cho đúng, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân.