"Cái Huyền suốt ngày cứ ru rú ở nhà, chả bao giờ rủ được nó đi đâu…"
"À, thì nó là trạch nữ mà…"
Trạch nữ, trạch nam là những cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Trung thường được dùng để êu tả những cô gái, chàng trai chỉ luôn thích ở trong nhà, lẩn trốn mọi hoạt động bên ngoài (trạch có nghĩa là lẩn trốn).
Đây là một từ lóng vốn có nguồn gốc từ tiếng Nhật, thường dùng để chỉ các Otaku - những người yêu thích truyện tranh, anime và thường chỉ thích ở trong nhà thưởng thức thú vui của mình.
Sau này, khi văn hóa Otaku lan sang Trung Quốc thì từ này dần được giới trẻ ở đây sử dụng nhiều hơn và lan truyền đến Việt Nam.
Đối với trạch nam và trạch nữ, có rất nhiều lý do khiến họ luôn cảm thấy việc ra ngoài là không cần thiết (có thể do họ thấy xã hội bên ngoài vô cùng đáng sợ, hoặc do lười, sợ cháy nắng, đen da chẳng hạn…).
Niềm vui và hạnh phúc của họ là được ở trong nhà, làm những điều mình thích như xem phim, đọc truyện, chơi game. Cuộc sống hằng ngày của một trạch nam, trạch nữ vẫn có thể diễn ra như những người bình thường khác, như đi học, đi làm.
Tuy nhiên, ngoài giờ học, giờ làm, họ rất hạn chế ở ngoài đường hay đi tụ tập bạn bè mà thường thích trở về nhà ngay để được sống trong không gian riêng của họ.
Nói tóm lại, không giống như ý nghĩa ban đầu trong tiếng Nhật, trạch nam trạch nữ hiện nay là một khái niệm mang tính tích cực hơn khá nhiều. Đó không phải là một cái gì đó quá đáng để phải chỉ trích, họ làm trạch vì họ thích như vậy và có khả năng để làm như vậy.
Nhìn chung, trạch nam, trạch nữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau nhưng tựu chung lại, họ có một số đặc điểm dưới đây: thường là người sống nội tâm, hướng nội và rất ít nói, ngại giao tiếp với người khác.
Trạch nam, trạch nữ thường khá ngại ngùng khi bị trêu ghẹp. Nếu bị trêu ghẹo, trạch nữ sẽ đỏ mặt và tỏ ra sợ hãi còn trạch nam thì là người không có sức phản kháng.
Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì họ sẽ giải quyết mọi chuyện bên ngoài một cách nhanh chóng để có thể trở về nhà càng sớm càng tốt vì khi ở nhà, họ luôn cảm thấy thoải mái nhất.