Tới công chuyện

Dạo gần đây mọi người hay bắt gặp cụm từ “tới công chuyện” phải không. Mà không phải chỉ gen Z hay đu theo trào lưu mới dùng mà nhiều thành phần khác trong xã hội cũng hay nhắc đến cụm từ này. Vậy thực chất, nó có gì hay ho mà lại truyền cảm hứng để ai ai cũng dùng đến vậy?

 

"Hôm nay ở lớp lại bị ghi sổ đầu bài, chuẩn bị tới công chuyện luôn rồi!!!"

"Cô hoa hậu gì vừa bị kiện, công chiện tới nơi rồi!!!"

Dạo gần đây mọi người hay bắt gặp cụm từ “tới công chuyện” phải không. Mà không phải chỉ gen Z hay đu theo trào lưu mới dùng mà nhiều thành phần khác trong xã hội cũng hay nhắc đến cụm từ này.

Vậy thực chất, nó có gì hay ho mà lại truyền cảm hứng để ai ai cũng dùng đến vậy? 

"Công chuyện" vốn là cách nói phổ biến của người Nam bộ, hàm nghĩa là việc riêng, việc cá nhân của ai đó. Khi nói đến cụm từ này, thông thường, người ta sẽ hiểu đây là công việc cần phải giải quyết, không thể bỏ lỡ.

Tuy nhiên, vào tay Gen Z thì cụm từ “tới công chuyện” lại được khoác thêm nhiều lớp nghĩa thú vị. Tùy vào từng hoàn cảnh mà ngữ nghĩa của câu nói này sẽ khác nhau.

Cụm từ “tới công chuyện” bắt đầu được phủ sóng rộng rãi vào thời điểm tháng 6/2020, khi MV ca nhạc “Tới công chuyện” do Synz K rap chính được đăng tải trên Youtube đã thu hút hàng ngàn lượt xem.

Trong MV này, cụm từ “tới công chuyện” ám chỉ sự bận rộn, phải đi làm việc của mình trong tình huống hài hước dí dỏm. Với hàng chục ngàn follow của Kênh Youtube này thì không có gì lạ khi cụm từ này dần xuất hiện phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.

Trong giao tiếp hàng ngày, cụm từ "tới công chuyện" được hiểu nôm na là việc gì tới mình thì phải làm. Trên Facebook hay tik tok,… mọi người bắt trend này để diễn tả sự bận rộn cho những công việc vặt vãnh, xàm xí, không quan trọng nhằm gây hài hước, tạo tiếng cười.

Đã có nghệ sĩ tranh thủ tận dụng sức nóng của trend này để tung ra các sản phẩm âm nhạc cực chất mà điển hình là Quán quân Rap Việt mùa đầu tiên Dế Choắt đã tung ra ca khúc mới mang tên “Tới công chuyện” với giai điệu vui tươi, sôi động cùng những câu chuyện dí dỏm, thân quen xoay quanh việc bị… mẹ mắng vì "không làm việc nhà mà cứ cắm đầu TikTok"…

Cụm từ “tới công chuyện” còn được sử dụng như một cách nói ngắn gọn để ám chỉ việc vướng vào rắc rối, hay tình hình bất ổn nào đó. Vì dụ bạn vô tình biết được bạn thân của mình đi nói xấu mình trước mặt người khác, vậy là tới công chuyện rồi đó.

Vì câu nói này khá hài hước, dí dỏm nên chúng còn có khả năng giảm nhẹ tính nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bắt trend và hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của cụm từ này. Vì vậy, bạn nên cân nhắc đối tượng giao tiếp trước khi nói.