Tình anh bán chiếu, dấu xưa vang mãi

Ở miền Tây, dù có là dân mộ điệu cải lương hay không nhưng hễ nhắc đến vọng cổ, người ta nghĩ ngay đến bài Tình anh bán chiếu, tới Út Trà Ôn, tới soạn giả Viễn Châu cùng với địa danh Ngã Bảy, Hậu Giang và ngược lại.

Có một điều mà nhiều người hay thắc mắc là chuyện tình trong bài vọng cổ nổi tiếng này có thật hay không? Và tại sao anh bán chiếu trễ nải với chuyện tình cảm đơn phương ấy lại được khán giả đồng cảm, thương xót?

Tình anh bán chiếu kể về chuyện lãng mạn, si tình của anh bán chiếu Cà Mau

Ra đời cách đây hơn 60 năm, bài vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu đã ăn sâu vào tiềm thức của người mộ điệu mấy mươi năm qua với giọng ca trầm ấm, mùi mẫn và buồn rười rượi của NSND Út Trà Ôn.

Bài vọng cổ kể về chuyện lãng mạn, si tình của anh bán chiếu Cà Mau. Khi anh đến Ngã Bảy, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã được một cô gái đưa vào tận phòng riêng để đo ni chiếc giường gỗ đỏ và đặt làm đôi chiếu bông loại nhất. Xao xuyến trước người đẹp, anh chàng ra giá như cho, rồi luýnh quýnh quay về ệt mài chọn lựa từng cọng lác sợi gai, tỉ mẩn dệt đôi chiếu cho thật tinh xảo để lấy lòng cô gái.

Nhưng mãi đến một năm sau, khi anh chàng mang đôi chiếu đến giao cho người đẹp, thì mới hay “hung tin”, nàng đã theo chồng sang xứ khác. Anh buồn bã “vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát. Nước mắt cứ tuôn rơi theo lá rụng trên đường”.

Có nhiều câu chuyện được kể xung quanh chuyện tình anh bán chiếu. Có người còn cho rằng, soạn giả Viễn Châu khi ghé qua Ngã Bảy, Phụng Hiệp đã gặp anh bán chiếu thất tình, ông đến trò chuyện và biết được câu chuyện tình dở dang của anh nên đã viết nên bài ca.

Theo lô gích của đời sống và luật lệ thì không ai có thể buộc cô gái phải chờ nhận chiếu đã đặt hàng rồi mới được đi lấy chồng, hoặc bắt buộc cô gái phải hỏi han, từ giã anh bán chiếu trước khi lập gia đình và cô cũng không biết anh phải lòng mình, nên lời trách của anh bán chiếu có lẽ hơi vô lý. Còn về thời gian, hiếm ai đặt một đôi chiếu đến một năm sau mới lấy.

Thế nhưng, điều làm cho bài ca cổ có sức sống mãnh liệt trong lòng người mộ điệu có lẽ do nó đánh đúng vào tâm lý con người. Những lời lẽ yêu thương hờn trách thiết tha đó đã được diễn đạt bằng ngôn ngữ chất phác Nam bộ, giọng hát ngọt ngào chân chất của ông Vua vọng cổ Út Trà Ôn.

Ông Tăng Thành Trung, hướng dẫn viên du lịch kiêm Quản lý Nhà hàng Quê Xưa ở thành phố Ngã Bảy, chia sẻ: "Bài ca cổ người Nam Bộ thích nghe là bài Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu, được sáng tác năm 1959. Khi khai thác tuyến đi này, một số khác du lịch người ta nói là tôi thích bài hát tình anh bán chiếu hơn 40 năm rồi, nhưng hôm nay tôi mới chính thức đi được trên dòng sông này, nơi xuất xứ bài hát tôi thích. Đó là động lực để những đơn vị làm du lịch ở đây cố gắng phát triển bài hát tình anh bán chiếu và khu vực 7 dòng sông hội tụ"

NSƯT Võ Minh Lâm tái hiện hình ảnh anh bán chiếu Cà Mau tại ngày hội ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy 2024

Đến du lịch Hậu Giang, chị Nguyễn Hồng Ly, du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh được nghe bài vọng cổ này, đã bày tỏ suy nghĩ của mình: "Được nghe Tình anh bán chiếu xuất phát từ Ngã Bảy, Hậu Giang của mình thì điều đó làm cho mình khá là bất ngờ, nó cũng giống như một kiến thức mới dành cho mình. Và khi đang đi trên dòng sông, nghe những câu chuyện rõ ràng hơn về tình anh bán chiếu thì mình nghĩ đó là một trải nghiệm thú vị và tuyệt vời"

Là người con ền Tây và cũng rất yêu bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, chị Tô Nguyễn Duy Minh, ở thành phố Cần Thơ chia sẻ: "Từ nhỏ thường nghe bài hát Tình anh bánh chiếu, tôi rất thích bài hát này. Để lại trong lòng tôi cảm xúc khó tả. Hôm nay, khi được đặt chân đến nay đây là địa điểm bắt nguồn cho bài hát này trong lòng tôi có cảm xúc rất dạt dào. Ngày xưa thì tôi thường nghe với bà của tôi, mà hiện nay, bà không còn nữa thì cái cảm giác trong lòng của mình giống như mình sống lại với tuổi thơ của mình"

Theo các bậc cao niên, hình ảnh anh chàng quê Cà Mau đi bán chiếu phải lòng cô gái Ngã Bảy trong bài ca vọng cổ lấy hình tượng từ chợ nổi Ngã Bảy. Cách đây mấy chục năm, đây là nơi mua bán nhộn nhịp của dân tứ xứ. Tàu, ghe đậu buôn bán hàng hóa, nông sản, đen kịt cả bến sông. Tới khi Tình anh bán chiếu ra đời thì tên tuổi chợ nổi Ngã Bảy thêm vang danh.

Làng chiếu Cà Mau của chàng trai được phỏng đón là làng chiếu Tân Thành dọc bờ sông Cái Nhúc đã hình thành hơn trăm năm qua bởi nhiều chi tiết quá trùng khớp.  Thời kỳ cực thịnh, chiếu Tân Thành đã vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh, ghe xuồng xuôi ngược trên dòng sông Cái Nhúc, lớp mang hàng ra chợ Cà Mau bỏ cho vựa, lớp xuôi về Ngã Bảy, ra Phụng Hiệp, Phong Điền bán cho thương hồ.

Trong hồi ký nghệ thuật của ̀nh, soạn giả Viễn Châu đã kể lại rằng: Năm 1961, trong chuyến đi Bạc Liêu, về ngang Ngã Bảy Phụng Hiệp, ông thấy một anh bán chiếu trẻ dáng quê mùa, hiền lành đang ngồi dưới một mái hiên nhà nghỉ chân. Dưới sông ghe thuyền tấp nập, phía trong đồng lại có một đám cưới đang rước dâu trên đường, thế là ông nảy sinh một chủ đề.

Anh bán chiếu có một mối tình thầm kín với cô gái đặt mua chiếu. Anh ta vô cùng thất vọng. Trên đường từ Ngã Bảy về tới Sài Gòn, ông đã soạn xong Tình anh bán chiếu. Khi bài hát ra đời và được thâu thanh bởi NSND Út Trà Ôn đã lấy nước mắt của biết bao khán thính giả mộ điệu thời đó… Sau này, nhiều thế hệ nghệ sĩ cũng hát lại vọng cổ này, một trong những người ghi dấu ấn đậm nét là NSUT Phương Quang.

Tái hiện hoạt cảnh Chợ nổi Ngã Bảy, nơi bắt nguồn chuyện tình anh bán chiếu

Ngã Bảy ngày nay đã nhiều thay đổi, chợ nổi ở vị trí xưa đã bị giải tán dời về ngã ba sông cách nơi hiện hữu khoảng 3 km. Nhưng hễ có dịp về vùng đất này, hầu như du khách nào cũng muốn được đến, được nghe, được tìm về nơi đã vang danh với chuyện tình anh bán chiếu Cà Mau.

Nhà nghiên cứu Văn hoá Nam bộ, Nhâm Hùng, chia sẻ về bài hát tình anh bán chiếu gắn với Ngã Bảy Xưa và Nay.

Với 110 năm hình thành vùng đất Ngã Bảy - nơi hội tụ của 7 dòng kênh lớn, tạo nên hình ảnh độc đáo; đặc biệt địa danh Chợ nổi Ngã Bảy và bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của cố soạn giả Viễn Châu. Với những lợi thế riêng có, thành phố đang tậ lp trung phát triển du lịch.

Ông Lê Hoàng Xuyên, Chủ tịch UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang cho biết: "Thành phố Ngã Bảy được biết đến là nơi hội tụ của 07 dòng kênh lớn, tạo nên hình ảnh độc đáo, đặc biệt là địa danh Chợ nổi Ngã Bảy được nhiều du khách biết đến qua bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của Cố Soạn giả Viễn Châu. Tôi hy vọng rằng, thành phố Ngã Bảy sẽ là một “điểm đến an toàn, thân thiện, đầu tư hấp dẫn, ấn tượng” trong lòng du khách và bè bạn gần xa trên hành trình khám phá văn hóa, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long"

Giờ đây, những người làm nên bài ca cổ Tình anh bán chiếu vang danh đã đi xa nhưng những lời ca khúc mang tâm trạng muôn thuở về tình yêu ấy vẫn ngày ngày cất lên đâu đó trên mảnh đất ền Tây này. "Sông sâu bên lở bên bồi/ Tình anh bán chiếu TRỌN đời không phai".