Thương hiệu “Le Mit” - Kết quả đi tìm cái “khôn” từ gian khó

Chị Cao Thị Cẩm Nhung dành nhiều thời gian tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng của mít và bắt tay vào sản xuất các sản phẩm thịt thực vật từ loại nông sản này với thương hiệu “Le mit”.

 2 năm dịch COVID-19 hoành hành cũng là khoảng thời gian thử thách với nhiều người, nhưng với chị Cao Thị Cẩm Nhung – người con của quê hương Hậu Giang, thì chính trong giai đoạn này chị lại tìm thấy hướng đi mới cho mình. Chị dành nhiều thời gian tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng của mít và bắt tay vào sản xuất các sản phẩm thịt thực vật từ loại nông sản này với thương hiệu “Le t”.

Đây được đánh giá là mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhiều tiềm năng, một nguồn cảm hứng mới cho những start up muốn khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa. 

Chị Cao Thị Cẩm Nhung (bên trái) giới thiệu về các món ăn chế biến từ trái mít Thái - Ảnh: Danviet

PV: Thưa chị Nhung! Chị đã bắt đầu ý tưởng sản xuất các sản phẩm thịt thực vật từ mít như thế nào?

Chị Nhung: Câu chuyện của sản phẩm thực vật từ mít bắt đầu từ câu chuyện mùa dịch. Bản thân là một trong những người kinh doanh thức ăn vặt trong 8 năm, trong mùa dịch hầu như không kinh doanh được.

Lúc đó trong gia đình có biến cố là có một đứa cháu bị ung thư, nó rất muốn ăn những món như các đứa trẻ khác. Và giai đoạn đó người nông dân cũng gặp nhiều khó khăn do nông sản không tiêu thụ được.

Nhìn thấy những vấn đề như vậy, mình nghiên cứu và tìm hiểu được mít là một trong những loại nông sản rất được ưu ái trên thế giới về giá trị dinh dưỡng. Mình nghĩ rằng mình cần làm sao để tạo ra những sản phẩm ăn văt để thứ nhất phục vụ cho gia đình mình, tiếp tục kinh doanh, đồng thời tạo ra những sản phẩm mang đến sức khỏe cho người khác.

Đến thời điểm hiện tại mình cũng đã hình thành nên những sản phẩm mang hướng mới phục vụ cho các thị trường, đặc biệt là thị trường ăn vặt đa dạng hơn.

PV: Hiện chị đã sản xuất được những sản phẩm nào từ mít và khách hàng có thể tiếp cận với “Le t” qua những hình thức nào?

Chị Nhung: Hệ thống các sản phẩm thịt thực vật từ mít có tất cả 5 sản phẩm: pate mít, bánh phồng mít, khô mít, thác lác mít và xác mít tẩm vị và một sản phẩm trong tương lai nữa là mộc mít hoặc là các loại sốt ăn kèm. Hiện tại mình có fanpage chính thống để giới thiệu sản phẩm.

Le t cũng đang xây dựng website và các kênh truyền thông. Trước mắt Le t bán trực tiếp trên hệ thống các cửa hàng ăn vặt của Mai Dương. Mình cũng bán trên các kênh thương mại điện tử. Trong tương lai mình cũng sẽ bán cho các cửa hàng có nhu cầu.

PV: Chị còn ấp ủ những dự định nào khác từ dự án “Le t” mình đang theo đuổi?

Chị Nhung: Ngày đầu tiên mình suy nghĩ về mít, mình nghiên cứu tài liệu mình thấy giá trị mít mang lại, đặc biệt ngày nay khi người ta quan tâm đến việc ăn chay linh hoạt để đảm bảo sức khỏe. Chính điều này tạo cho mình động lực để mình rẽ hướng, tập trung tối đa những sản phẩm với mục đích sau này trở thành một công ty sản xuất đạm thực vật từ mít tiên phong tại Việt Nam và tạo ra những sản phẩm có thể phục vụ sức khỏe con người và nâng cao giá trị nông sản Việt.

Đặc biệt là một người con Hậu Giang, mình ấp ủ giấc mơ khi đến Hậu Giang, mọi người không chỉ biết đến khóm Cầu Đúc hay là cá thác lác mà có thể biết thêm các sản phẩm tư mít, du lịch mít chẳng hạn. Một phần nhỏ nữa là mình muốn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương cũng như đóng góp thêm cho quỹ học bổng 181 mà mấy năm qua mình đã xây dựng.

PV: Cảm ơn chị Nhung đã dành thời gian chia sẻ cùng chương trình, chúc cho chị và Le t sẽ đạt được những mục tiêu đang hướng đến.

Từ trái mít non, chị Cao Thị Cẩm Nhung có thể chế biến thành pate mít, snack mít và dưa chua mít - Ảnh: Danviet

Thực tế trên thế giới, mít là loại quả được các chuyên gia về thực phẩm đánh giá khá cao. Thậm chí, trong khoảng 7 - 10 năm tới, mít được dự đoán có thể phổ biến tương đương thịt bò. Đáng chú ý, trong bối cảnh Trái đất đang nóng dần lên, nhiều loại cây lương thực phổ biến như lúa mì, gạo, bắp có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì mít với sức sống dẻo dai, hoàn toàn có thể thay thế, trở thành loại thực phẩm ngày càng quan trọng trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế - Trần Anh Tuấn – Viện Phó Viện Nghiên cứu, Ứng dụng và Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp cho biết: "Chúng ta nhìn xu hướng đổi mới sáng tạo ngành thực phẩm, một trong những công ty nổi tiếng của châu Âu gọi la Innova, họ cũng đã nghiên cứu về xu các hướng sản phẩm đạm thay thế thịt. Họ thấy rằng trong 8 loại nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chay hay các sản phẩm thịt thực vật thì bên cạnh các loại sản phẩm như đậu nành, đậu lăng… thì mít là một trong những chủng loại được yêu thích nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Nó tiêu thị rất mạnh ở Mỹ, Úc, Châu Á, ở Anh, Châu Âu…"

Còn với chị Nhung, dự án này có thể xem là quả quả ngọt mà chị có được trên hành trình khởi nghiệp của mình. Trải qua 9 tháng ấp ủ ý tưởng và bắt tay vào thực hiện từng bước một từ tìm kiếm kỹ thuật sản xuất, trau dồi kiến thức khởi nghiệp, đến nay chị đã có cho mình 5 sản phẩm thực tế từ mít là pate mít, bánh phồng mít, khô mít, thác lác mít và xác mít tẩm vị. Hiện, dự án đang mở rộng quy mô, nâng cấp nhà xưởng để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.

Theo chị Nhung chia sẻ, một trong những điều may mắn chị có được là sự động viên, ủng hộ hết mình của gia đình: "Khi mình nảy sinh ý tưởng và làm nên các ản phẩm từ mít thì gia đình rất ủng hộ. Gia đình thấy được việc cần quan tâm đến sức khỏe hiện nay, giá trị các sản phẩm mình mang lại. Giai đoạn dịch, chính những mít vườn nhà rớt giá, mình đã tận dụng để tạo thu nhập cho gia đình, nên gia đình rất ủng hộ".

Chị Cao Thị Cẩm Nhung (thứ 6 từ trái sang) với dự án Thịt thực vật từ mít vào chung kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp - đổi mới sáng tạo” năm 2022 - Ảnh baohaugiang

Không chỉ có gia đình đồng hành mà theo chia sẻ của chị Nhung, thời gian qua, khi quyết định hiện thực hóa ý tượng sản xuất các sản phẩm thịt thực vật từ mít, chị cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương. Bởi trên thực tế, dự án này mang lại nhiều giá trị thiết thực cho quê nhà. Bà Nguyễn Thị Phụng - Chủ tịch Hội LHPN thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) nhận định:

"Đây là việc làm hết sức ý nghĩa vì giúp bà con trên địa bàn có điều kiện giải quyết đầu ra nông sản, tạo điều kiện cho bà con có công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. Khi cô Nhung làm được các sản phẩm từ mít thì coi như đây là một bước tiến mới, nâng tầm nông sản Việt. Tôi nhận thấy đây là một hướng đi đúng đắn và sáng tạo của cô Nhung trong tình hình mới hiện nay".

Với ý tưởng này, vừa qua tại Cuộc thi Dự án khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo lần 8-năm 2022, được tổ chức tại TPHCM, chị Cao Thị Cẩm Nhung đã tự tin góp mặt ở vòng chung kết cùng 30 dự án đến từ 20 tỉnh, thành trên cả nước và nhận được nhiều sự đánh giá cao. Và hơn hết, đây còn là nh chứng sống động cho những người trẻ mang tư duy tích cực: phải vận động và đổi mới không ngừng để vượt qua gian khó và bắt kịp xu hướng của xã hội ngày nay:

"Thời gian tới nếu chị Nhung đầu tư được máy móc, nhà xưởng đề làm thêm nhiều món chay từ mít nữa thì sẽ rất tốt. Giờ nhiều người chuyển sang ăn chay linh hoạt, họ chú trọng nhiều tới sức khỏe nên hướng đi này rất nhiều tiềm năng".

"Tôi thấy ý tưởng này hay. Hậu Giang là tỉnh trồng nhiều mít mà mít ngon hơn nhiều vùng khác nên cách làm này của chị Nhung sẽ giúp mít có đầu ra tốt hơn".