Thất thủ

“Thất thủ” là từ không mấy xa lạ dạo gần đây được dùng nhiều khi người ta mang tâm trạng chán nản, bi quan, không lối thoát. Không ít thì nhiều kiểu gì bạn cũng đã từng có lần dùng đến từ này một cách vô thức hoặc theo trend nhưng không biết được lai lịch của nó như thế nào.

 - "Mưa ngập thế này thì lại thất thủ rồi".

- "Chỗ mình đang covid, thất thủ rồi, muốn ra vào phải có giấy xét nghiệm…"

- "Thôi đừng đến chỗ đấy, lễ hội thế này kiểu gì cũng thất thủ".

“Thất thủ” là từ không mấy xa lạ dạo gần đây được dùng nhiều khi người ta mang tâm trạng chán nản, bi quan, không lối thoát. Không ít thì nhiều kiểu gì bạn cũng đã từng có lần dùng đến từ này một cách vô thức hoặc theo trend nhưng không biết được lai lịch của nó như thế nào.

Ở Việt Nam, từ “thất thủ” có thêm một cách giải thích mới, khái niệm mới như là trong trường hợp một khu vực nào đó rơi vào tình trạng đông đúc, quá tải, hỗn loạn, mất kiểm soát.

Thất thủ, nghĩa đen theo từ điển tiếng Việt là “Không giữ được, để rơi vào tay đối phương, nghĩa là mất địa điểm phòng thủ quân sự”. Ví dụ như “Đồn bốt bị thất thủ”; “Kinh thành đã thất thủ”.

Năm 2013 Holywood ra mắt bộ phim hành động mãn nhãn có tên Olympus has Fallen, dịch sang tiếng Việt là nhà Trắng thất thủ do nam diễn viên nổi tiếng Gerard Butler thủ vai chính. Trong phim thì từ này mang ý nghĩa là bị mất 1 cứ điểm quan trọng hoặc địa điểm trọng yếu.

Bằng một cách kỳ lạ nào đó mà sau khi phim này công chiếu thì ở Việt Nam, từ “thất thủ” lại có thêm một cách giải thích mới, khái niệm mới như là trong trường hợp một khu vực nào đó rơi vào tình trạng đông đúc, quá tải, hỗn loạn, mất kiểm soát.

Trước khi từ thất thủ theo nghĩa mới được dùng phổ biến thì chúng ta hay gặp những câu than thở kiểu như “tắc đường dã man”, “mưa ngập khủng khiếp”, “hỗn loạn biển người chen chân tại lễ hội”… Nếu chỉ nói là kẹt xe, đông đúc, quá tải, hỗn lọan không thôi thì nghe có vẻ thường quá, không toát lên hết được sự bi quan đến tuyệt vọng của tình cảnh phải đối mặt. Thế nên cứ là phải dùng từ “thất thủ” mới hợp và mặc nhiên được chúng ta thừa nhận.

Minh họa cụ thể cho việc dùng từ thất thủ theo nghĩa mới có thể kể đến như TP.HCM ngập nặng vì triều cường thì dân tình than trời “Sài Gòn hôm nay thất thủ khắp chốn”. Hà Nội mưa to khiến phố xá mênh mông biển nước, hàng ngàn người kẹt cứng trên đường, thì chắc chắn hôm đó trên mạng xã hội hay trên báo chí lại tràn ngập cụm từ “Hà Nội thất thủ do mưa lớn”.

Nếu bạn nghĩ rằng từ thất thủ chỉ dùng được trong những trường hợp như trên thì e rằng bạn hơi bị nhầm. Từ này cũng thường được dùng để nói trạng thái cảm xúc, ví dụ như về thất bại trong chuyện tình cảm lứa đôi, kiểu như một anh chàng công danh sự nghiệp phát triển nhưng vẫn đơn thân lẻ bóng hoặc bị vợ hay người yêu chia tay.

Lúc đó ta hay nói: “Thương trường thành công còn tình trường thất thủ”…

Có vô số các tình huống đa dạng mà từ thất thủ có thể xuất hiện và không có lý gì chúng ta không tiếp tục sử dụng hoặc làm mới nó…