Tết là cho đi

Bên cạnh không khí đón năm mới rộn ràng tại nhiều gia đình trên khắp cả nước thì đâu đó vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn, vì một lý do nào đó mà không thể có được một cái Tết trọn vẹn, đủ đầy.

Để “ai cũng có Tết”, nhiều nghĩa tình cao đẹp lại được phát huy, những vòng tay lại dang rộng nắm lấy những bàn tay, để rồi mỗi người đều có thể cảm nhận được không khí Tết tràn về.  

Những ngày tháng Chạp năm Nhâm Dần, trong căn nhà ở phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM, ông Vũ Xuân Láng đã bắt đầu cảm nhận được không khí của mùa xuân. Ở tuổi ngoài 70, cũng là hơn 70 lần ông Láng đón Tết, nhưng Tết năm nay có nhiều điều đặc biệt...

Bởi lẽ cách đây gần 2 năm, ông phát hiện mình bị ung thư gan, dù đã từng trải qua phẫu thuật nhưng kết quả vẫn không khả quan. Ung thư di căn và tình hình bệnh của ông đang ở giai đoạn cuối, chỉ có thể thực hiện hóa trị với chi phí từ 80 – 120 triệu/lần.

Ông Láng ngậm ngùi cho biết: một trăm - hai trăm triệu thì con cháu còn lo được, còn truyền cả chục lần, đến tiền tỷ thì chỉ có cách bán nhà mà thôi... May mắn khi ông được giới thiệu đến gặp vợ chồng của bác sĩ Lê Thanh Nga và lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy, được hỗ trợ điều trị ễn phí bằng phương pháp y học cổ truyền.

Ông Láng cho biết: "Tôi rất có cảm tình với vợ chồng bác sĩ Huy – Nga, lý do là vợ chồng chữa bệnh không lấy tiền cho tất cả mọi người. Thứ hai là rất công bằng, ai có tiền cũng như ai không có, ai có vẻ kha khá cũng như nhưng người bán vé số,... cứ ai đến trước thì chữa trước, ai đến sau thì chữa sau. Thứ ba là thái độ của vợ chồng bác sĩ khi chữa cho người khác thì rất vui vẻ, luôn động viên người bệnh".

Nhà lưu trú được vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga và lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy xây dựng với kinh phí hơn 2 tỷ đồng để bệnh nhân nghèo ở ễn phí. Ảnh: Trần Minh/PLO

Ông Láng là một trong nhiều trường hợp được vợ chồng bác sĩ Nga giúp đỡ. Bác sĩ Nga trước đây từng công tác tại bệnh viện Quân y 175, thấy được những hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân ở các tỉnh xa đến TP.HCM khám và điều trị, bác sĩ đã cùng chồng quyết tâm lập nên một “Khu lưu trú 0 đồng”. Có địa chỉ tại số 340/14 đường Long Phước, phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP.HCM, khu lưu trú đúng như tên gọi “0 đồng”, sẽ hỗ trợ hoàn toàn ễn phí cho các bệnh nhân khó khăn cả về việc điều trị, thuốc men cho đến chi phí ăn ở.

Bác sĩ Lê Thanh Nga cho biết, khu nhà lưu trú là ấp ủ của hai vợ chồng từ năm 2019, nhưng do nhiều yếu tố, nhất là những ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên đến tháng 12 năm 2022 thì mong ước mới hoàn thành, khu nhà lưu trú chính thức đi vào hoạt động. Từ đây, những bệnh nhân ở tỉnh xa, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn có thể tìm được một “điểm tựa” để hồi phục sức khỏe.

Chi phí để thực hiện dự án thiện nguyện này là từ nguồn vốn tích góp của vợ chồng bác sĩ Nga. Khi được hỏi về không khí Tết ở nhà lưu trú 0 đồng, bác sĩ cho biết: "Nhà lưu trú Tết vẫn nấu bánh chưng bánh tét, làm như cái Tết của một gia đình. Đến nhà lưu trú 0 đồng thì đó như một gia đình, bác sĩ Nga cũng ăn Tết chung với bệnh nhân, có thể ăn cơm chung với bệnh nhân, ngủ lại nhà lưu trú,... Nếu 11-12 "giờ, bệnh nhân có vấn đề gì, bác sĩ Nga xuống thăm khám thì bác sĩ cũng sẽ ngủ lại khu lưu trú.

BS Lê Thanh Nga (thứ hai từ trái sang) cùng bạn bè tất bật nấu cơm, cháo phát ễn phí cho bệnh nhân từ mờ sáng. Ảnh: Trần Minh/PLO

Không chỉ có khu lưu trú 0 đồng mà theo lời kể của bác sĩ Lê Thanh Nga, từ năm 1998, chị đã sáng lập quỹ thiện nguyện y bác sĩ vì người nghèo và thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa cho đến nay. Đều đặn Tết mỗi năm, vợ chồng bác sĩ Nga sẽ cùng mọi người trong nhóm thiện nguyện tổ chức các buổi trao quà cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, những người sống lang thang trên đường phố và Tết năm nay cũng không ngoại lệ:

"Năm nào thì bên bác sĩ Nga cũng làm chương trình Tết, đêm Giao thừa dành cho bệnh nhân nghèo, người vô gia cư, đang lang lang lao động, người bán vé số, ve chai,... Đêm Giao thừa, nhóm của bác sĩ đi suốt đêm, đến sáng hôm sau luôn".

Nhờ tấm lòng của vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga mà nhiều bà con đã có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đón cái Tết đầm ấm, vui vẻ hơn. Gác lại không gian hạnh phúc cá nhân trong những ngày đầu năm, vợ chồng bác sĩ Nga đã chọn sẻ chia niềm vui Tết với bao hoàn cảnh khó khăn, để gieo những mầm xanh hy vọng cho tất cả mọi người.

Nở nụ cười tươi, ông Láng chia sẻ về cái Tết năm nay của mình: "Năm nay chú ăn Tết vui hơn. Vợ chồng bác sĩ Huy – Nga đang rủ chú mùng 2 Tết đi làm từ thiện ở Phan Thiết, Phan Rang... Chú đang “nghiên cứu”, xem có đi nổi không. Nếu đi được thì đi với vợ chồng bác sĩ cho vui, tinh thần cũng thoải mái".

Trong tiết trời se lạnh của ngày đầu năm mới, về với mảnh đất Tây Nam Bộ, đến thăm Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, du khách sẽ cảm nhận được không khí Tết rộn ràng từ các loại hoa kiểng, cây cảnh trang trí cho đến những loại trái cây bắt mắt, những món ngon đậm chất ệt vườn sông nước.

Chị Lê Thị Bé Bảy cùng bà con tại địa phương đã gói tặng 400 đòn bánh tét cho lực lượng y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch hồi Tết Nguyên đán 2022. Ảnh: Tienphong

Ghé lại nhà của chị Lê Thị Bé Bảy ở ngay tại Cồn Sơn, uống ly trà ấm, ăn một khoanh bánh tét rồi nghe chị Bé Bảy kể về cái Tết “không bao giờ” quên của mình. Đó là khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán năm 2022, chị đã cùng 30 bà con tại địa phương ngày đêm gói hơn 400 đòn bánh tét gửi đến cho lực lượng y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Bà con chia ra: một tổ thì róc lá chuối gói bánh, một tổ thì nạo dừa, người thì xào nhân bánh, người thì xào nếp...

Mọi người làm việc trong một tâm thế hồ hởi, cảm giác phấn khởi vì gặp được nhau sau những ngày dịch bệnh căng thẳng. “Tết là sẻ chia – Tết là cho đi”, đó là động lực để bà con tại địa phương cùng nhau tạo nên những việc làm ý nghĩa:

"Khi đem các món quà đến cho các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch thì mình thấy là mình đem cả mùa xuân đến cho lực lượng này. Đây là lực lượng mà khoảng 1-2 năm họ chưa được về nhà, chưa được ở bên gia đình. Đó là hành động sưởi ấm cho lực lượng ở tuyến đầu chống dịch một cách hiệu quả nhất".

Chị Lê Thị Bé Bảy hiện là cố vấn của Hợp tác xã Du lịch nông nghiệp Cồn Sơn, gia đình chị cũng là thành viên của hợp tác xã. Sau khi kể về việc mang Tết đến cho lực lượng ở tuyến đầu chống dịch trong năm rồi, chị phấn khởi khi nói về cái Tết của năm nay, Tết Quý Mão 2023:

"Những năm có dịch thì mình gói bánh, mình mang hương Tết hương xuân đến cho lực lượng ở tuyến đầu chống dịch. Còn bây giờ, dịch bệnh đã tạm lắng thì mình mang Tết đến cho mọi người, mọi nhà bằng một hướng khác: Mình tạo nên cảnh quan thật đẹp, trồng thêm hoa, làm thêm những hàng rào cho sinh động, tạo thêm bối cảnh chụp ảnh, cập nhật những món ăn ngon,...

Cũng là mứt gừng nhưng mình có thể mời khách trải nghiệm một công đoạn làm mứt gừng, cùng gói bánh Tết. Điều đó mang ý nghĩa là mang cái Tết, mang mùa xuân đến cho mọi người mọi nhà".

Đó là hai trong rất nhiều những câu chuyện mà chúng tôi gặp trong hành trình đón Tết phương Nam. Những con người khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, mỗi người mỗi việc nhưng cùng làm nên những điều tử tế cho cuộc sống này.

Với họ, Tết không chỉ là chiếc áo mới, là bao lì xì đỏ, là ngôi nhà đẹp, là mâm cỗ đầy,... mà Tết còn là nụ cười nở trên môi của tất cả mọi người, mọi nhà. Tết, với họ, là cho đi!