Sạp rau treo mã QR

Rất vui được gặp lại các bạn trong Bộ hành qua phố để đến với những câu chuyện đời sống trên mọi nẻo đường. Không biết các bạn có để ý thấy một mã vạch hình vuông đang xuất hiện ở khắp mọi nơi mà người ta thường gọi là “mã QR”.

Ngay tại các khu chợ truyền thống, từ hàng buôn bán lớn đến các sạp rau nhỏ, đều thấy sự xuất hiện của mã vạch này. Sự phổ biến của phương thức thanh toán không tiền mặt là nh chứng cho những thay đổi, thích nghi nhanh chóng của người dân trong xã hội không ngừng biến chuyển.

Nếu dạo bộ trong một khu chợ truyền thống, sẽ thấy một dọc cửa hàng bán thịt đều treo mã QR thành hàng ngay trước mặt tiền, mã này còn lẩn khuất trong quầy đồ khô, còn chủ hàng cá, sạp rau thường dán mã trên tường, treo trên cột, đeo ở cổ, thậm chí là gói trong túi, khi khách cần là có ngay.

Chị Bình đều đặn mang rau từ ven sông lên cổng chợ Phú Gia bày bán được 7 năm nay. Những ngày gần đây, chị cập nhật một hình thức thanh toán mới cho khách hàng khi đặt một mã QR của con gái, ép plastic cẩn thận ở góc quầy:  

"Hỏi nhiều chị phải đi nhờ lúc đông khách thì phiền. Lúc tối họ đưa 500 nghìn không có tiền trả lại đành cho chịu. Lúc mình cho họ nợ lúc mình mất nên mượn con cái này".

PV: Từ khi mượn mã này chị thấy tiện hơn không?

- Tiện chứ. Người ta không mang tiền hoặc vội chụp cái chuyển khoản luôn thì nhanh hơn. Có lúc 10 nghìn, 20 nghìn vì bán này cho sinh viên là chủ yếu.

Hình ảnh không còn xa lạ ở chợ truyền thống

Chỉ khoảng 3 năm trước, các bà, các chị đi chợ sớm không thể quên mang theo vật bất ly thân là túi đựng tiền hoặc giản tiện hơn là cầm một nắm tiền mặt ra chợ. Còn giờ đây, không ít người tự tin đi mua sắm với chỉ một chiếc điện thoại thông nh:

"Không có tiền mặt trong người luôn. Nhiều lúc nhỡ không có đành chuyển khoản, cũng tiện mà. Đa số đi là mình chuyển".

"Nhiều lúc đi chợ không có tiền lẻ mua ít hành rau cũng bất tiện nhưng giờ hầu như sạp hàng nào cũng sử dụng mã QR nên mình không còn e ngại khi ra đường không mang tiền mặt nữa. Chỉ cần một cái điện thoại là đủ".

Những ngày gần đây, chị Bình cập nhật một hình thức thanh toán mới cho khách hàng khi đặt một mã QR ở góc sạp bán rau

Mã vạch hình vuông len lỏi trong các sạp hàng chợ truyền thống. Một biểu tượng của công nghệ đến những người bán hàng dân dã nhất cũng đã quen thuộc. So với trước đây, thói quen thanh toán không tiền mặt đã và đang phủ sóng khắp nơi.

Không chỉ giới trẻ ưa chuộng, các cô chú lớn tuổi, buôn bán nhỏ lẻ cũng đang dần chuyển đổi. Đối với những người bán hàng, giao dịch không tiền mặt với mã QR giúp giữ chân từng khách hàng khi tiết kiệm thời gian đổi tiền, đếm tiền và tập trung cho việc đáp ứng nhu cầu của từng người sao cho tốt nhất.

Mã QR len lỏi trong các sạp hàng ở chợ truyền thống

Đến từng sạp rau cũng có mã QR khiến mỗi người mua dù không có nhiều tiền mặt trong người cũng tự tin khi ra đường bởi việc thanh toán giờ đây rất nhanh chóng, dễ dàng với chỉ một chiếc điện thoại. Nếu lỡ quên ví hoặc không có tiền lẻ thì vẫn có thể mua được thứ mình cần khi ra ch

Nhiều người lao động trên phố sẽ không hiểu rõ những khái niệm như chuyển đổi số ở tầm vĩ mô nhưng sự phổ biến rộng rãi và thuận tiện, dễ tiếp cận của mã QR là thứ họ có thể hiểu, chấp nhận và tìm cách thay đổi để tồn tại dù còn nhiều loay hoay hoặc sai sót. Từ những sạp rau treo mã QR đến những “chợ thông nh 4.0” phủ sóng khắp nơi đã không còn xa.

Giờ đây không ít người tự tin đi mua sắm với chỉ một chiếc điện thoại thông nh

Bộ hành qua phố để quan sát thấy những đổi thay từng ngày của cuộc sống. Từ sự xuất hiện ngày càng phổ biến của một mã vạch nhỏ, ẩn sâu dưới biểu tượng công nghệ ấy là dòng chảy lớn đang không ngừng biến chuyển.

Giống như bao lần đứng trước khó khăn hoặc thử thách, phẩm chất dễ thích nghi của người Việt khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn dù có phải bỏ thói quen cũ hoặc tiếp nhận những điều hoàn toàn mới lạ như công nghệ kỹ thuật.