Quán cơm "ôm" những mảnh đời cơ cực

Ở trung tâm thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gần đây có thêm một quán ăn “0 đồng” san sẻ vất vả với những người có hoàn cảnh khó khăn. Với phương châm “ai có đến biếu, ai thiếu đến cho” đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của người dân trong thành phố.

Nơi này không chỉ đơn thuần là quán ăn mà còn là nơi hội tụ những con người làm thiện nguyện, mang tấm lòng thơm thảo giúp ích cho đời. Để hiểu rõ hơn về bếp ăn “0 đồng” này phóng viên chuyên mục đã có cuộc trò chuyện với Bà Nguyễn Thúy Hằng – Trưởng ban Điều hành bếp ăn.

 

Ở trung tâm thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gần đây có thêm một quán ăn “0 đồng” san sẻ vất vả với những người có hoàn cảnh khó khăn.

PV: Xin chào bà Nguyễn Thúy Hằng, cơ duyên nào đã thôi thúc bản thân bà bắt đầu với công việc thiện nguyện?

Bà Nguyễn Thúy Hằng: Tôi làm thiện nguyện gần 13 năm rồi. Lúc xưa mình cũng nghèo, khó khăn và trong những lúc khó khăn ấy mình có nguyện là khi bản thân mình khỏe, khá giả hơn mình sẽ giúp mọi người trong khả năng của mình, thế nên mình đã làm đến bây giờ.

PV: Gia đình và bạn bè đã có ý kiến như thế nào khi mà mình bắt đầu thực hiện công việc này?

Bà Nguyễn Thúy Hằng: Ngày đầu làm công việc thiện nguyện mình đã gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình mình không ủng hộ, bạn bè thì một số ủng hộ, một số không vì công việc thiện nguyện này rất nhạy cảm.

Lúc đầu thì chỉ hoạt động cá nhân và công việc cũng không lan tỏa nhiều đến cộng đồng. Sau đó tôi mới vận động mọi người trên trang Facebook cá nhân, tuy nhiên vẫn còn nhiều người hoài nghi, không tin tưởng nên mọi người rất e dè, rụt rè.

Khó khăn là thế nhưng tôi vẫn kiên trì thực hiện công việc từ thiện này bằng tâm của mình, dần dần sức lan tỏa của tôi nhiều hơn và giờ tôi đã giúp được nhiều người hơn.

PV: Đến nay mọi người đã ủng hộ và đồng hành cùng bà ra sao?

Bà Nguyễn Thúy Hằng:  Từ khi mở quán “0 đồng” đến nay đã hơn 1,5 năm thì tôi nhận được rất nhiều tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân góp sức, góp gạo, gia vị…để ủng hộ bếp cơm, đặc biệt là các tình nguyện viên của bếp cơm rất nhiệt tình, luôn chung sức để cùng tôi nấu những bữa cơm, cùng chí hướng tạo thành một ngôi nhà đầy tình yêu thương để chia sẻ khó khăn với những người nghèo.

Đến thời điểm này tôi rất vui vì mình đã đúng đắn khi thành lập bếp cơm “0 đồng” này.


PV: “0 đồng” ở đây là ễn phí hay sao?

Bà Nguyễn Thúy Hằng: Đúng rồi, “0 đồng” tức là ễn phí, tiêu chí của tôi là “ai có đến biếu, ai thiếu thì cho”. Ai có lòng, có tâm, có sức đều có thể đến chứ không phân biệt giàu nghèo gì hết, chỉ cần có lòng thôi. Rất nhiều cô chú buôn bán vé số, hoàn cảnh khó khăn nhưng cũng ủng hộ bếp ăn này, các cô chú ấy cho một chai nước tương, một 1kg muối, gạo…dù ít hay nhiều nhưng những hành động của cô chú ấy tôi thấy rất ấm lòng.

PV: Thời gian qua chính quyền địa phương đã đồng hành cùng quán ăn “0 đồng” như thế nào?

Bà Nguyễn Thúy Hằng:  Chúng tôi được Hội Chữ Thập đỏ TP Rạch Giá tạo điều kiện để mở bếp cơm. Ngoài ra, còn hỗ trợ về mặt pháp lý, giúp đỡ về an ninh trật tự để công việc phát cơm mỗi ngày được suôn sẻ hơn.

PV: Những cô chú lớn tuổi trong bếp cơm “0 đồng” đóng vai trò gì ạ?

Bà Nguyễn Thúy Hằng: Những cô chú này thường có tuổi từ 60 - 70 tuổi và hiện đã nghỉ hưu hết rồi. Thế nên thời gian rảnh các cô chú đến bếp ăn này phụ giúp, 4 giờ sáng là các cô chú đã đến rồi. Chủ yếu các cô chú phụ giúp ở công việc sơ chế rau, củ, quả và dẹp dọn bếp…

Cô chú đến đây đều là làm thiện nguyện “0 đồng”, mỗi người đến đều muốn góp một chút sức nhỏ để giúp đỡ những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

PV: Bà mong muốn điều gì trong thời gian tới?

Bà Nguyễn Thúy Hằng: Tôi mong muốn bếp cơm ngày càng phát triển để phục vụ nhiều hơn những người khó khăn, đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu. Vì những người điều trị trong bệnh viện đó thường có thời gian rất dài và như vậy thì chi phí rất cao. Vậy nên những bữa cơm “0 đồng” như thế này sẽ giúp cho những bệnh nhân và người nhà của họ rất nhiều.

Rất mong sắp tới sẽ được các mạnh thường quân chung tay đồng hành cùng bếp, để bếp có nguồn kinh phí duy trì những bữa ăn lâu dài.

PV: Cảm ơn bà đã chia sẻ!

Mục đích mở thêm quán ăn “0 đồng” là để chia sẻ nhiều hơn những vất vả, khó khăn với mọi người trong cuộc sống, không phân biệt giàu nghèo, chỉ đơn giản là cho những ai cần.

“Những quán cơm “0 đồng” như thế này giúp chúng tôi rất nhiều trong cuộc sống, hỗ trợ bữa ăn ngon mỗi ngày.”

“Có quán cơm “0 đồng” chúng tôi đỡ khổ lắm”

“Quán này ăn ễn phí, cũng nhờ quán cơm này giúp dân nghèo đỡ khổ hơn. Chúng tôi rất cảm ơn.”

Đó là chia sẻ của những vị khách đến với quán cơm ễn phí hay còn gọi là “0 đồng” tại địa chỉ C11 - 40 đường 3 tháng 2, phường Vĩnh Bảo, tp Rạch Giá.

Bà Nguyễn Thúy Hằng - Trưởng ban Điều hành bếp ăn cho biết, đây là quán ăn “0 đồng” chi nhánh 2 của bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm thuộc Hội Chữ Thập đỏ, hoạt động vào những ngày từ thứ 3 đến thứ 5 mỗi tuần. Mục đích mở thêm quán ăn “0 đồng” là để chia sẻ nhiều hơn những vất vả, khó khăn với mọi người trong cuộc sống, không phân biệt giàu nghèo, chỉ đơn giản là cho những ai cần.

Hiện thành phố Rạch Giá có 2 quán cơm “0 đồng” phục vụ thức ăn chay ở đường 3 tháng 2 và đường Nguyễn Văn Trỗi. Trung bình mỗi ngày sẽ có gần 1500 suất cơm với đa dạng món, đầy đủ dinh dưỡng được đưa đến tận tay mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu tỉnh Kiên Giang.

Trung bình mỗi ngày sẽ có gần 1500 suất cơm với đa dạng món, đầy đủ dinh dưỡng được đưa đến tận tay mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu tỉnh Kiên Giang.

Hơn 10 năm tất bật với công việc thiện nguyện, bà Nguyễn Thúy Hằng đã không ít lần cùng các mạnh thường quân chung tay xây dựng những ngôi nhà, cây cầu và đến nay là những quán cơm “0 đồng” giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Dù công việc kinh doanh bận bịu nhưng bà Hằng cố gắng sắp xếp và dành thời gian để đảm bảo bếp ăn “0 đồng” luôn hoạt động.

“Buổi trưa thì tôi về làm công việc gia đình, tùy ngày công việc có khi gấp đôi. Bởi công việc kinh doanh rất nhiều, tối về thì tính toán sổ sách nói chung là công việc rất bận nhưng mà cũng cố gắng sắp xếp để có những bữa ăn “0 đồng”. Vì bên quán chi nhánh 2 chỉ hoạt động 3 ngày, mà các cô chú thì đã quen với lịch như thế, nên cứ tới giờ là các cô chú đến, mình không thể ngừng được.

Trong bệnh viện cũng thế, tới giờ là các cô chú đến. Bữa nào mà quán nghỉ không nấu là thấy các cô chú đứng chờ. Thấy cảnh đó mình chịu không được nên là dù công việc bận như thế nào cũng phải làm để mọi người có bữa cơm.”

Bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm là ngôi nhà chung của những người có tấm lòng thơm thảo, thích giúp người, giúp đời.

Bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm không chỉ mang đến bữa cơm nóng “0 đồng” mà còn là ngôi nhà chung của những người có tấm lòng thơm thảo, thích giúp người, giúp đời. Đằng sau những bữa cơm ấy là sự chung tay góp sức của rất nhiều mạnh thường quân, người thì ủng hộ cho mặt bằng ễn phí, người đóng góp kinh phí và đặc biệt là công sức của những cô chú ở “tuổi xế chiều” hàng ngày đến bếp từ rất sớm phụ giúp các công việc nấu nướng.

“Tuổi mình cũng lớn và giờ cũng về hưu rồi, không còn bươn chải ngoài đời nữa thì giờ mình phục vụ được gì cho mọi người thì mình cứ làm thôi, cho an hưởng tuổi già.”

“Người ta ăn được là mình mừng cho người ta. Giờ tuổi mình sống được ngày nào giúp được gì cứ làm.”

Bà Nguyễn Thị Thảo - Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ thành phố Rạch Giá cho biết, sau hơn 10 năm thành lập bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm và qua nhiều người đảm nhiệm trọng trách “đầu tàu” công tác thiện nguyện. Đến nay, bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm đã thành công trong sự mong đợi của mọi người, giúp được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian tới Hội Chữ Thập đỏ sẽ tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm để gìn giữ và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái đến cộng đồng.

“Vừa qua, khi cô Hằng tiếp quản bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm đã phát triển rất nhiều, khi trước từ 400 phần cơm cho đến nay gần 1500 phần mỗi ngày. Món ăn cũng rất phong phú, trước đây chỉ có 2 món còn bây giờ 3-4 món mỗi ngày. Được rất nhiều người ủng hộ từ trong nước đến ngoài nước, từ đó những hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ nhiều hơn.

Hội Chữ Thập đỏ thấy chuyện gì giúp ích được cho người dân, có ích cho cộng đồng thì sẽ tiếp tục vận động khuyến khích thực hiện. Thời gian tới, sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho bếp ăn nhân đạo Thiện Tâm có nơi nấu ăn, hỗ trợ về những thủ tục pháp lý và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo cho người dân khi đến nhận những phần cơm.”

Ngày qua ngày, cứ thế những suất cơm nóng tiếp tục được trao đến tay người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ giảm bớt gánh nặng về chi phí và lo toan trong cuộc sống. Để duy trì và lan tỏa rộng hơn nữa hành động tốt đẹp này, trong thời gian tới rất cần sự chung sức, đồng hành của những tinh thần “lá lành đùm lá rách”, từ đó đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, xã hội.