Phở treo Hà Nội

Trong số phát sóng gần đây, VOV Giao thông đã kể câu chuyện về “Phở xe điện” với một anh chủ quán bưng bê phở bằng chiếc xe điện rảnh tay vừa thuận tiện, vừa mang tới niềm vui cho mỗi thực khách.

Khi đi bộ qua con phố nhỏ của thành phố này sẽ thấy nhiều câu chuyện thú vị về phở. Lần đầu tiên ở Hà Nội xuất hiện tấm biển có đề “Phở treo”, một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng.

"Bây giờ đưa số cho bạn ấy thay đã.

- Tôi sẽ tự treo số lên à? Được thôi…

Tôi sẽ treo 2 bát phở vì đây là một ý tưởng hay. Tôi ăn một phần và có thể trả tiền cho ai đó khó khăn hơn. Lần đầu tôi thấy điều này ở Việt Nam.

"Tôi là Nguyễn Cát Lệ, chủ quán ở đây. Cửa hàng này của nhà tôi đã bán được 53 năm. Tôi làm từ thiện được 13 năm còn chương trình phở treo mới được một tháng thôi. Phở treo chính thức là của khách hàng. Mình làm cái treo ra để mọi người biết rằng phở này có người trả tiền. Người cho tiền cũng biết suất cơm của mình được treo lên như thế.

Một du khách người Hà Lan để lại hai phần ăn ễn phí. Anh tự tay treo số lên tấm biển

PV: Bên nhà chị có thêm số lượng ễn phí ban đầu đúng không?

- Đúng vậy con số là 30 suất trong khả năng của mình. Có ngày thâm vào 30 bát khoảng 5 bát, hôm thì không. Muốn làm hơn kêu gọi cộng đồng, khách hàng hỗ trợ. Đông lắm xung quanh đây rất nhiều cụ nhặt rác, bán tăm, lược quanh hồ. Có dân du lịch họ dễ kiếm sống. Có hay không có hình thức này không có gì thay đổi cả, chỉ là tôi muốn gieo cho người khác cùng làm với mình. Người đến ăn cũng thoải mái hơn.

Tấm biển 'Phở treo' mới xuất hiện một tháng nay trên phố Bảo Khánh

Tấm biển đề số lượng bát phở ễn phí trong ngày thay đổi liên tục, cả ở phần những người hảo tâm đã để lại và cả ở phần khách đã tới ăn. Khách đến ăn phở treo ở mọi độ tuổi, không phân biệt ngành nghề nhưng ưu tiên người già, neo đơn, người bán hàng rong, người khuyết tật và trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Ngoạt đạp xe đi bán những chiếc vỏ chai, bìa các tông nhặt được cả sáng và vui vẻ khi hôm nay đã dành dụm được một phần tiền vì được ai đó mời ăn phở treo, mà ngày thường ít có cơ hội thưởng thức:

"Cô vào ăn được 2 hôm, từ lần đầu tiên có phở treo. Thấy cô ấy nhiệt tình và tốt. Trước khó khăn cứ mua mì về các con 3 đứa 3 gói mì, cô ăn cơm nguội với nước mì của chúng nó. Giờ chỉ còn 2 ông bà già, có đồng tiền bóp chắt. Mình là người lao động, chỗ nào rẻ ít tiền thì ăn".

Phở treo lần đầu xuất hiện ở Hà Nội đã giúp những người lao động thấy thoải mái, yên tâm hơn khi nhận lòng tốt từ người xa lạ

Hành động trả tiền trước để mời ai đó ăn cơm, phở, cà phê… được xem như cách từ thiện ẩn danh, chia sẻ gánh nặng cuộc sống với người khó khăn. Phở treo lần đầu xuất hiện ở Hà Nội đã giúp những người lao động thấy thoải mái, yên tâm hơn khi nhận lòng tốt từ người xa lạ.

Chị Lệ, chủ quán phở đã làm công việc thiện nguyện nhiều năm và cũng đã tặng phở ễn phí nhiều năm nhưng nay, với chỉ một tấm biển treo ngoài phố, để có chỗ cho những người muốn thầm lặng gửi đi tấm lòng hảo tâm.

Có thể đây không phải là một mô hình mới, nhưng khác với cơm treo hay cà phê treo, phở treo Hà Nội thân thương như chính tên gọi của nó, khi một món ngon nức tiếng gắn với sự sẻ chia ấm áp.

Chị Lệ, chủ quán phở đã làm công việc thiện nguyện nhiều năm và cũng đã tặng phở ễn phí nhiều năm nhưng nay làm 'Phở treo' lần đầu

Mỗi quán phở kinh doanh đều hướng tới sự độc đáo trong hương vị, dịch vụ để thu hút thêm nhiều thực khách. Nhưng có lẽ, với riêng quán phở treo như thế này lại không mong mình trở thành duy nhất mà muốn nhân rộng hơn nữa một mô hình nhiều ý nghĩa.

Em thấy hình thức này nó rất văn nh hướng đến điều tích cực cho mọi người. Em hay qua thấy nhiều người ủng họ. Nhiều người nhắn tin cho chủ cửa hàng cảm ơn vì dành phần ăn cho người khó khăn.