Out trình

Từ out trình được dùng để ghi nhận khả năng, trình độ của một ai đó, hay một nhóm nào đó, vượt trội hơn với những người còn lại. Thậm chí, là không cùng đẳng cấp. Từ này cũng dùng để chỉ chiến thắng.

"Hát như O sen thì out trình rồi. Biến hoá khôn lường ai chơi lại được!"

"Hôm nay HLV Maroc out trình rồi. Mời Tây Bán Nhà về nước mới ghê chứ!"

Ảnh nh họa Internet

Out trình hay out chình là gì mà nửa Tây nửa Ta nhưng lại được dùng rất phổ biến, đặc biệt là trên mạng xã hội và cộng đồng GenZ.

Out là một từ tiếng Anh có nghĩa là ngoài hay vượt. Trình là một từ tiếng Việt, là viết tắt của “trình độ”. Khi ghép lại, out trình có nghĩa là trình độ, khả năng vượt cao hơn mặt bằng chung, không có đối thủ. Từ out trình được dùng để ghi nhận khả năng, trình độ của một ai đó, hay một nhóm nào đó, vượt trội hơn với những người còn lại. Thậm chí, là không cùng đẳng cấp. Từ này cũng dùng để chỉ chiến thắng.

Từ out trình được dùng phổ biến đầu tiên là trong cộng đồng game thủ, đặc biệt là trong game Liên nh huyền thoại. Các game thủ dùng từ này tỏ ý tôn trọng nhau, tôn trọng những người có lối đánh hay, chiến thuật đỉnh cao, kỹ thuật điêu luyện.

Out trình cũng được sử dụng rộng rãi trong thể thao, nhất là trong bóng đá. Khi một trận bóng có tỷ số quá chênh lệch, thường là 3 bàn trở lên, thì đội chiến thắng out trình so với đối thủ. Một cầu thủ nào đó chơi tốt trong trận đấu hay trong sự nghiệp, cũng có thể được khen tặng là out trình.

Huấn luyện viên, trước các chiến thắng oanh liệt của đội bóng do mình dẫn dắt cũng được gọi là out trình.

Mở rộng ra nữa, bất kỳ sự kiện nào có tính chất tranh đấu, ganh đua, thì từ out trình cũng có thể được sử dụng để mô tả về người chơi, về sản phẩm của họ, ví dụ như một bài hát, hoặc về chính trận đấu của họ.

Ví dụ như trong các cuộc thi âm nhạc, trong màn đối kháng – battle, cả hai đối thủ đều quá nặng ký thì bản thân họ cũng out trình mà trận đấu đó cũng được coi là một trận đấu out trình so với các màn biểu diễn còn lại.

Out trình có thể được coi là một số ít trong số các từ được GenZ dùng phổ biến nhưng lại không mang yếu tố tiêu cực, hài hước hay giễu nhại. Đây là một từ hoàn toàn tích cực, mà ý nghĩa tôn trọng, khuyến khích, thậm chí là tự hào. Kiểu như sau các chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trên đấu trường quốc tế hiện nay, giới trẻ có thể vênh vang nói “Tuyển Việt Nam out trình Đông Nam Á rồi”!

Đó là một sự tự hào không hề nhẹ!