Nữ giám đốc chân đất truyền cảm hứng làm giàu từ nông nghiệp tuần hoàn

Có sẵn máu nông dân và tính ham học hỏi nên từ chỗ làm kinh tế nhỏ lẻ hộ gia đình, chị Nguyễn Kim Toàn, ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn cải tiến trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn và lấn sân kinh doanh khi tham gia thành lập HTX.

Hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng lắm ngọt ngào của chị Kim Toàn sẽ được Cảm hứng Mekong chia sẻ tới các bạn. 

 

Chị Kim Toàn hiện nuôi khoảng 130 thùng ong lấy mật trong vườn nhà. Ảnh: Thanh Phê

PV: Chào chị Toàn, được biết trước đây, mình nuôi heo, nhưng vì sao chị lại quyết định chuyển hướng sang làm kinh tế vườn và thành lập HTX như hiện tại?

Em nuôi heo năm 2015, do giá cả thị trường không ổn định với bị dịch bệnh cho nên em mới tập trung qua vườn thì được mấy chú ở bên UBND xã Đại Thành cùng Hội Phụ nữ của xã Đại Thành vô vận động em tham gia HTX nông nghiệp Sơn Phú. Em suy nghĩ là khi mà tham gia HTX thì tạo đầu ra nông sản cho bà con. Giá cả ổn định hơn. Đầu ra thì mình kết nối với thương lái thì nó cũng dễ dàng hơn là mình ở tại vườn nên từ đó, em mới tham gia vô HTX.

PV: Một trong những sản phẩm chủ lực của HTX hiện nay là mật ong hoa thiên nhiên. Chị có thể chia sẻ rõ hơn về sản phẩm này?

Từ đầu do nhà em làm vườn nhiều với trong gia đình thì hàng năm,ưa uống mật ong cho nên là mình làm vườn có hoa trái, với có lúc em thấy em mua mật ong không đảm bảo chất lượng như là mật ong có bị đường nên là em suy nghĩ em bàn với ông xã là giờ mình xem lại.

Thứ nhất là mình nuôi ong để cho cây đạt hiệu quả cao, đậu trái say, trái nó tròn đẹp. Thứ hai là mình có cái lượng mật. Trước mắt là mình tính uống trong gia đình chứ chưa dám tính tới nguồn kinh tế nhưng mà khi nuôi thấy cái hiệu quả kinh tế rất là cao, mật đảm bảo chất lượng cho nên em mới mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình.

Lúc đầu em nuôi 10 thùng ong. Cuối năm 2021, đầu năm 2022, là em nuôi 10 thùng ong. Khoảng 2 tháng thì em tăng khoảng 18 thùng, rồi em tăng dần 25 thùng, nhưng mà hiện tại em là 130 thùng. Dự định là năm sau, em tăng lên khoảng 500 thùng.

PV: Theo chị,sản phẩm mật ong của HTX mình có những thế mạnh nào so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường?

Mật ong của hoa thiên nhiên ở địa phương của em có mùi thơm, rất thơm mà mình nếm vô ệng mình á là thấy nó phao cái lưỡi. Hiện nay, em tận dụng những loại cây ăn trái mà có hoa nhưng là sầu riêng, chôm chôm, nhãn. Nói ngay hoa thiên nhiên của địa phương thì tạo nên nguồn mật chất lượng và hiệu quả.

PV: Bước sang lĩnh vực mới, em nghĩ là chị phải cố gắng, học hỏi nhiều, đúng không?

Hỏi thăm những mô hình của anh em bạn bè với mình, coi lại trên mạng cách nuôi, với mua những sản phẩm ở đâu, bằng mọi cách cố gắng. Bắt đầu nuôi ong thì thành công ngay lúc mình vô cái thời vụ có hoa.

Rồi từ từ qua đợt hoa, mình mới mần mò tập làm chúa rồi mình mới xem lại mấy cái cầu ong gồm có những gì, những gì rồi mình học hỏi những kinh nghiệm của anh chị đi trước rồi xem lại trên mạng xã hội.

PV: Cảm ơn chị với những chia sẻ vừa rồi.

Mật ong thiên nhiên đóng chai đã đạt OCOP, là một trong những sản phẩm của HTX nông nghiệp Sơn Phú. Ảnh: Báo Hậu Giang

Chúng tôi đến HTX Sơn Phú ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang khi chị Nguyễn Kim Toàn, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX đang loay hoay với công việc tại quán ăn cạnh văn phòng của HTX. Chia sẻ với chúng tôi, chị Toàn cho hay, quán ăn nhỏ này chị mở cách đây không lâu, chị em nhân viên cũng là thành viên của HTX. Bên cạnh làm kinh tế vườn thì đây là nguồn thu nhập của mọi người.

Theo lời chị Toàn, trước khi có cơ ngơi như hiện tại, chị cũng trầy trật đủ thứ nhưng chính tinh thần dám nghĩ, dám làm và không khuất phục khó khăn, chị đã thành công. Cách đây khoảng 9 năm, chị Toàn chọn nuôi heo để làm kinh tế. Thế nhưng do nhiều năm liền ảnh hưởng dịch bệnh, thị trường không ổn định, giá cả đầu ra bấp bênh nên đến năm 2021, chị Toàn rã bầy heo và dồn lực cho kinh tế vườn.

"Đầu tiên nó lên mạng thấy người ta làm ăn nó đứng ra làm luôn, nhỏ này dạng con ơi, chứ thanh niên ở đây cũng không ai dám, nó đi mần ăn, chú cũng lo, la nó dữ lắm, bớt làm vườn, chứ nó hở ra mua đất làm, thấy nuôi ông làm được kêu con giảm lại, làm vậy sống được con thấy tháng lấy 100 lít mật, lít bán lẻ 500 còn bỏ mối 400 mình tháng lấy 100 ngoài lít cũng chục triệu thôi".

"Nói ngay là vừa sản xuất, vừa cung cấp tuần hoàn mà vừa là chuỗi liên kết luôn, tạo được việc làm cho bà con người ta, tạo được đầu ra cho sản phẩm".

Từ chỗ làm kinh tế riêng lẻ “lời ăn lỗ chịu” thì nay, khi đóng vai trò “thuyền trưởng” của HTX, chị Toàn càng phải nỗ lực, học hỏi nhiều. Chị tận dụng thời gian rãnh để học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức từ bạn bè, internet đến những mô hình thành công ở các địa phương khác rồi chắc lọc áp dụng cho vườn nhà. Giờ đây mọi thứ trở nên khép kín và bày bản. Mọi thứ từ chi tiết nhỏ nhất đều được người phụ nữ này vận hành trơn tru.

Chị Toàn tâm sự: "Bây giờ đi vào khuôn khổ hết rồi. Vườn thì gắn hệ thống tưới. Có những xã viên thì em phân ra từng tổ: Tổ làm vườn, mua bán, nấu ăn, tổ đăng bán hàng qua mạng. Ăn uống thì có anh chị nấu món ăn riêng. Sáng em dậy sớm nấu nướng xong rồi em mới coi những cái công việc cần thiết thì em đi lại cái tổ đó. Một cái tổ nữa là đăng bán sản phẩm qua mạng".

Dẫn chúng tôi ra khu vườn chôm chôm rộng rãi đang kết trái của gia đình, nơi chị đặt thùng nuôi ong. Chị Toàn kể, mọi thứ đến với chị khá tình cờ, dự định ban đầu chỉ lấy mật sử dụng trong gia đình để an tâm về chất lượng. Nhưng sau đó, nhờ bầy ong mà vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao hơn. Mật làm ra cũng chất lượng, thơm ngon nên chị bàn với chồng mở rộng mô hình. Từ 10 thùng ong ban đầu, giờ chị đã phát triển lên 130 thùng. Mật ong của HTX đã đạt OCOP 3 sao cấp thành phố.

Theo chị Toàn, làm nông hay bất cứ ngành nghề nào thì đam mê chính là yếu tố quan trọng. Cái hay ở mô hình làm kinh tế của chị Toàn nói riêng và HTX Sơn Phú nói chung chính là sự khép kín. Vườn cây tưới tiêu thông nh bằng hệ thống điện lượng mặt trời. Dưới ao, chị nuôi các loại cá tự nhiên. Trong hệ thống nước tưới có làm thùng pha phân thuốc. Lá chôm chôm rụng được ủ làm phân hữu cơ để bón cho cây. Nuôi thêm ong để lấy mật hoa. Nhờ khai thác tốt các yếu tố của mô hình tuần hoàn mà mô hình chị mang về thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm. Với nhiều người, đây có thể là số tiền không lớn nhưng nếu đặt xuất phát điểm là nông dân, lại là phụ nữ thì đây là một thành quả đáng được ghi nhận.

Chị Toàn bày tỏ: "Như là em thấy đam mê rồi. Khi ra vườn gặp cái cây mà thấy nó xanh tốt, hiệu quả mà nó cho trái sai, trái đẹp thì mình thấy là mình vui rồi đó. Còn ra nuôi ong cũng vậy nữa, dở thấy con ong chúa nó đạt chất lượng, nó đẹp, đem lại lượng mật mình nó nhiều là mình vui, nhiều khi chích mình cũng không thấy đau. Quan trọng là sức khỏe mình nó tốt còn công việc mình làm được những việc gì thì mình cứ làm thường thường thì làm vườn. Làm vườn còn bây giờ thì nuôi ong lấy mật, mua bán nông sản".

Khác với các mô hình HTX khác phải ràng buộc về đầu ra và cung cấp cho mối, lái. HTX Sơn Phú với 60 thành viên của chị Toàn thì khá thoải mái trong việc chọn đầu ra sản phẩm. Nếu tìm được mối cho giá cao, họ được quyền bán cho thương lái ngoài HTX, ễn sao là có lợi nhất nông dân là chị Toàn đều đồng ý.

Chia sẻ về dự định sắp tới, chị Toàn cho hay, HTX sẽ phát triển sản phẩm mới khai thác từ mật ong của vườn nhà, hướng tới đăng ký sản phẩm OCOP nghệ ngâm mật ong. Cùng với đó là hợp tác với các HTX bạn để cùng nhau tạo đầu ra cho sản phẩm địa phương, tăng thu nhập cho bà con nông dân.