Nông cụ sản xuất lúa gạo qua các thời kỳ

Từ lâu nhiều người xem hạt gạo là “hạt ngọc”, bởi nó được gieo trồng, nâng niu từ bàn tay cần cù của hàng triệu người nông dân tay lấm, chân bùn. Lúa - gạo nước ta đã trải qua một hành trình dài, từ thuở sơ khai tiêu dùng trong nước đến xuất ngoại khẳng định chất lượng.

Trong cuộc hành trình ấy, những nông cụ là vật dụng gắn bó mật thiết với người nông dân. Có loại nông cụ đơn giản nhưng cũng có loại phức tạp, nhiều chất xám.

Với những ai sinh ra và lớn lên ở ền Tây Nam Bộ thì hình ảnh về những nông cụ xưa như: cái cày, bồ đập lúa, cây gặt lúa, máy suốt lúa…là một phần ký ức không thể nào quên về một thời gian khó. Theo lời kể của những người cố cựu, ngày xưa cha, ông ta làm ra hạt lúa, hạt gạo là cả một hành trình gian nan bởi hầu như chỉ dùng sức người, trâu, bò kéo, chứ chưa có cơ giới hóa như bây giờ.  

Nhớ lại ngày trước, mỗi lần mùa cắt lúa đến là cả xóm đều chộn rộn, nào lo công cắt, sân bãi đạp lúa, phơi lúa rồi bồ,... đựng lúa. Tình làng, nghĩa xóm cũng đong đầy, tới mùa gặt mọi người đi cắt lúa vần công. Cắt lúa ở ruộng gia đình này xong sẽ cùng nhau đến cắt lúa ở ruộng gia đình khác, mỗi người mỗi việc tất cả đều luôn tay. Đàn ông lo những việc nặng như gom lúa, bó lúa, đạp lúa, đập lúa... Phụ nữ lo cắt lúa, gánh lúa, giê, phơi... Trẻ em thì chăn giữ trâu bò, đưa cơm ra ruộng...

Lúa hồi ấy nông dân cấy, sạ là giống lúa mùa, từ gieo cấy đến khi lúa chín kéo dài 6 tháng, mỗi năm chỉ làm một vụ. Mùa thu hoạch đến, dưới cánh đồng lúa chín vàng ươm, những bà, những chị với cái lưỡi hái trong tay soàn soạt lia nhanh, từng bó lúa nặng bông được các bà, các chị trải đầy mặt ruộng.

Chiếc máy suốt lúa - nông cụ gắn bó mật thiết với người nông dân ền Tây

Cắt xong, những bó bông lúa được thu gom lại, vát về nhà chất thành đống, khi đêm xuống, trăng lên, lúa được rải ra sân cho trâu đạp. Trên cái sân gạch rộng, người dắt trâu đạp lúa, người giũ rạ, người gom lúa... Cứ thế trâu với người mải ết công việc, lúa đạp xong, các bà, các chị đợi gió lên đem giê cho sạch rơm rạ, hạt lép, khi gió yếu mọi người thường kẹp chiếc chiếu lại giữa 2 chân để làm quạt giê lúa. Lúa sạch rồi mang ra sân phơi, phơi đủ nắng cho vào bồ để cất. 

Ông Phan Văn Đức, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: "Xưa không có máy móc đập bằng tay, cái này đập đồn đóp còn cái đó thì đập lúa rời, lúa rời cắt dài hơn. Đi gom gom rồi vô quất, cũng đập. Bồ đây, cái cà lan lúa kế bên đây, còn cái này phải gom dài dài, ví dụ đầu này đổi, đầu kia đổi khoảng nữa công rồi lôi bồ này đi nữa"

Những năm sau đó, khi khoa học tiến bộ, giống lúa mới ngắn ngày ra đời, một năm gieo sạ được mấy vụ. Chuyện thu hoạch lúa không còn vất vả như hồi xưa. Cảnh gánh lúa về nhà cho trâu đạp, hoặc cánh đàn ông đứng phơi mình dưới nắng đập từng bó lúa, cũng hiếm mà thay vào đó đã có máy tuốt, suốt lúa, hiệu quả công việc nâng lên gắp nhiều lần.

Nhớ lại một thời gắn bó với máy suốt lúa, ông Phan Văn Thành, thành phố Cần Thơ, bộc bạch: "Ngày xưa không có đi cày nhưng mà chạy lúa mướn cho ông chủ. Hồi xưa suốt lúa cho ông chủ. Chạy thì mỗi lần dân người ta vác lúa đi vô thì mình đứng ở trên mình cho ăn. Mình đút bó lúa này vô rồi nó sẽ phúng rơm ra đó đó. Rồi có người ở đó hứng lúa, cái lúa lép thì nó ra bên kia. Cho nên ngày xưa đi làm ruộng cực lắm. Khi mà mình suốt xong rồi một khoảng xa vậy đó ếng ruộng đó cái mình xúm lại kéo, kéo tới. Có người khiêng nữa. Có người rã ra rồi khiêng từ từng món vậy đó. Sau này mới có bánh, trước đó thì khiêng, gỡ nắp này ra rồi khiêng cái bông trục. Sau này mới có hộp số đề, 3 bánh, ở đằng trước lái. Cái máy này nếu mà chịu cho ăn một ngày thì nó tới mấy chục công của mình lận. Hồi đó là cái thùng thống nhất là cao lắm, nó 2 cầu, người ta sẽ làm vô lăng lái ở đằng trước này nữa nè. Bây giờ người ta làm máy liên hợp không hà, máy cơ giới hóa hết rồi. Bây giờ không còn nữa. Thỉnh thoảng có 1-2 trường hợp là lúa người ta bị nước ngập không cắt được thì sẽ còn nhưng hiếm lắm".

Từ những máy tuốt lúa đời đầu, nhiều nông dân tự sáng tạo ra những máy suốt lúa thế hệ mới. Những cải tiến cơ bản là thùng suốt lớn hơn, máy chạy bằng động cơ dầu có công suất lớn, máy chạy được trên đường lộ như xe tải nhỏ, đặc biệt là răng trên bông trục là những thanh sắt dẹp và được gắn nghiêng chứ không phải là những thanh sắt tròn gắn đứng như trong máy suốt chạy xăng.

Từ máy suốt lúa nông dân thường gọi “máy nhai” được áp dụng vì lúa bó sau khi gặt được đẩy toàn bộ vào thùng suốt và đầu ra là hạt lúa đã được quạt sạch ra theo sàng lắc và rơm được phóng ra xa. Đây là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ suốt lúa.

Ảnh nh họa: Nongnghiep

Với ông Trương Văn Tốt ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thì đó là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời ông: "Cái này cũng kỷ niệm hồi xưa còn lại. 40 mấy 50 năm nay, kêu bằng thùng suốt lúa. Cái thùng này là dễ rồi, thùng kia mới khó kêu bị vì cái gì mới đầu tiên khó kiếm. Vùng Hậu Giang mình ít khiêng, vùng Sóc Trăng mới có khiêng nhiều rồi sau đó mở rộng ra vì Sóc Trăng và Hậu Giang giáp nhau hà. Thành ra thùng này trên Sóc Trăng nhiều hơn dưới mình. Vùng Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ lại ít. Còn thùng khiêng nhiều. Vùng mình đóng đẩy nhưng cũng không thua thùng này.

Thùng này nếu có lúa chạy một ngày chắc cũng cỡ 5 công. Thùng nhỏ vậy chứ chạy lẹ lắm, chú có xài chú biết. Vụ Đông Xuân thì họ ngố từng đống, từng đống, nhất là Hậu Giang và Vĩnh Long. Mình đẩy tới đó cái mình suốt, suốt rồi cái mình đẩy đống khác. Mỗi công 1 đống. Một người đằng trước dẫn, ba người ở sau đẩy. Cỡ 3-4 người, tùy theo ít nhiều. 3 người thì 2 người đẩy, 1 người ở đằng trước cũng được hay là 4-5 người cũng được, nó nhẹ".

Từ thuở sơ khai đến thời công nghiệp hóa, cây lúa vẫn gắn bó như máu thịt với người dân ền Tây. Và cũng từ đó, theo hành trình của cây lúa, những nông cụ dần được cải tiến để phù hợp hơn với cuộc sống, giảm tải công việc cho người nông dân. Dẫu vậy, ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những nông cụ xưa cũng là cách để người trẻ quý trọng công sức của bậc tiền nhân làm ra hạt gạo, từ đó, quyết tâm và dốc sức xây dựng quê hương.