Nhớ tiếng xe ngựa ngày Giáp Tết

Ở miền Tây Nam Bộ, một thời, xe ngựa là phương tiện đi lại bình dân và phổ biến, từ thành thị đến nông thôn, nơi đâu người ta cũng thấy bóng dáng của xe ngựa.

Giờ đây, xe ngựa với sứ mệnh như một phương tiện giao thông chính đã đi vào dĩ vãng nhưng trong tiềm thức của những người con ền Tây sông nước vẫn luôn hiển hiện hình ảnh chiếc xe ngựa với âm thanh lốc cốc, lộc cộc một thời, nhất là những ngày giáp tết khi cái chộn rộn, nô nức của những phiên chợ cuối năm tất tả ngược xuôi đang đến rất gần…

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, xe ngựa là loại phương tiện đi lại bình dân và phổ biến ở vùng Sài Gòn-Gia Định vào nửa sau thế kỉ XVIII, vốn là loại xe do một ngựa kéo, kiểu cỗ xe “song mã” sang trọng của Pháp, được chế tác lại cho phù hợp với điều kiện địa hình Nam Bộ. Xe ngựa xuất hiện tại Sài Gòn lúc bấy giờ vào năm 1920, sau đó mới xuất hiện khắp Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng năm 1930.

Tại một số tỉnh ền Tây như An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre cũng từng có xe ngựa “loại sang” kiểu dáng Pháp, có mui, có đèn để chuyên chở khách. Nhưng loại xe này đã vắng bóng dần từ sau năm 1980. Những chiếc xe ngựa còn sót lại hiện nay đa phần là loại xe thô sơ, “mui trần”, hoạt động chủ yếu ở khu vực Bảy Núi (An Giang).

Ảnh nh họa: Báo Ấp Bắc

Theo các bậc cao niên, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào Khmer ở Bảy Núi, xe ngựa còn là nét văn hóa đặc trưng duy nhất vùng này có được. Ngựa hoang được thuần dưỡng ở Bảy Núi (thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang) từ rất lâu đời.

Trước đây, xe ngựa có bánh gỗ, đi trên đường núi lắc lư. Sau chuyển sang dùng bánh hơi nên xe đi êm hơn. Khác với xe ngựa Bình Dương và Đà Lạt có thùng cây, có mui và chỗ dựa chắc chắn, xe ngựa Bảy Núi rất đơn giản, chỉ đóng mui trần, bánh cây, không tay vịn… vừa gọn nhẹ, vừa cơ động, phù hợp với điều kiện địa hình đồi núi của vùng Thất Sơn.

Nghề đánh xe ngựa được bà con ở đây gọi là nghề bo ngựa. Người đánh xe ngựa chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer, nhiều em từ 14 – 15 tuổi đã có thể đánh xe phụ giúp gia đình. Một con ngựa có thể chở từ 500 – 800 kg hàng hóa cùng 2 – 3 người trên xe; trung bình mỗi ngày kéo xe tiền công cũng được khoảng 150.000 – 200.000 đồng.

Những mùa cao điểm như lễ hội vía Bà hoặc các dịp lễ tết thì mỗi ngày đánh xe cũng kiếm được từ 300.000 – 500.000 đồng. Ngoài ra một số tour trải nghiệm cũng mướn xe đi một vòng núi khoảng 30 phút với giá mỗi chuyến 200.000 – 300.000 đồng.

"Lúc trước đường gồ ghề, ở đây hiếm xe máy lắm, rồi nghề bo ngựa gắn bó với người dân ở đây lâu lắm rồi, từ thời ông cha tôi đã làm nghề, nên hồi đó đến giờ là người ta không có bỏ nghề bo ngựa".

"Ngày ngựa chạy mệt thì trưa về mình tắm rửa cho ngựa, cho ăn cỏ. Đến chiều tối thì tui cho ngựa ăn chuối hột trộn với cám".

Người trong nghề kể, mỗi con ngựa trưởng thành có giá từ 13 – 15 triệu đồng. Đóng thêm chiếc xe gỗ cũng khoảng 3 – 4 triệu. Thức ăn của ngựa chủ yếu là cỏ, ven đường Bảy Núi vẫn còn nhiều trảng cỏ bỏ không, chỉ cần thả ngựa cho ăn là được. Tính ra đánh xe khoảng nửa năm là có thể thu hồi được vốn. Xe ngựa có đặc tính cơ động, tiện lợi cho việc kéo xe ở đường núi như vùng Thất Sơn, có thể len lỏi vào nhiều vùng xa, chưa có lộ kiên cố; lại vừa gọn nhẹ, tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản và các mặt hàng nhu yếu phẩm. Cứ 5 – 6 giờ sáng, gần 50 chiếc xe ngựa tập trung tại bến xe Vĩnh Trung, ai muốn thuê chở hàng hóa thì đến đó tìm và chọn xe.

Thông thường xe ngựa vào các phum sóc chở nông sản, thốt nốt ra chợ bán, sau đó lại chở hàng nhu yếu phẩm về lại phum sóc. Đa số cái nghề chạy xe ngựa tuy không ai khá giả, nhưng nó đã giúp cho nhiều gia đình có thu nhập ổn định, nuôi con cái ăn học đầy đủ.

Ảnh nh họa

Hồi tưởng về những thời kỳ xe ngựa còn thịnh hành, ông Cao Hồng Thế, ngoài 70 tuổi, một người con ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang chia sẻ, lúc còn nhỏ, ông đã được ba cho đi xe ngựa lên vùng Bảy Núi để tham quan. Cảm giác khi ngồi trên xe ngựa ngắm cảnh ấn tượng đến lạ kỳ: "Lúc đó đi với ông già trên vùng Bảy Núi đó, rồi được xe ngựa từ chợ mà đi lên tới gần cửa khẩu Tịnh Biên. Cảm giác lần đầu tiên đi xe ngựa nó thú vị hơn đi xe bằng máy như vespa, da-su hồi đó đó. Mình lên xe ngựa ngồi thấy nó nhàn hơn, xe ngựa thoải mái lắm. Mà ngựa sải mình ngồi lên xe thấy nó nhàn lắm, nó sải cái móng nó xuống lộ kêu cộc cộc cộc nghe nó hay lắm kìa".

Một điều khá đặc biệt là ngựa Bảy Núi ít bệnh tật, những người bo ngựa cho biết thường những người trong nghề sẽ có những bài thuốc bí truyền giúp ngựa khỏe và đề kháng tốt. Mỗi năm ngựa để 1 lứa 1 con. Sau khi nuôi lớn chừng 1 năm là có thể bán được với giá từ 10 – 12 triệu đồng. Nói về cách chọn một chú ngựa khỏe để kéo xe thì anh Châu Văn Nô - người dân địa phương cho biết: "Chọn con ngựa bự quá thì cũng không tốt, nhỏ quá cũng không tốt, ngựa giống đẻ con ra thì mình để ý lựa con, cái đầu dài dài, cong cong, chân nó tròn tròn thì kéo vừa hay mà đua cũng giỏi nữa".

Vào những ngày lễ tết và hội hè, nhất là lễ hội vía Bà, vía Phật Thầy Tây An, du khách về núi Cấm sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc xe ngựa chất đầy trái cây, rau củ, gia súc và các sản vật núi rừng chạy lộc cộc trên đường. Xe ngựa ở đây vừa là một phương tiện vận chuyển, vừa là nét văn hóa của vùng bán sơn địa. Hình ảnh của người đánh xe ngựa bao giờ cũng thong dong, chậm rãi, không vội vàng như những tài xế chạy xe cơ động. Những hành khách ngồi nhàn hạ, họ râm ran nói chuyện đời, chuyện mùa màng. Và có lẽ, những đứa bé lớn lên ở vùng quê này, sẽ không thể nào quên được bức tranh ền quê sinh động ấy, nơi mỗi sáng, có tiếng xe ngựa lộc cộc, chở theo bao chuyến hàng từ phố thị về quê…

Không chỉ đi xe ngựa ở vùng Bảy Núi, chú Phạm Văn Lộc còn nhiều lần được đi xe ngựa ở TP. Cần Thơ. Khi xe chạy người cầm cương thường bóp còi bi bo lại còn gắn thêm chuông hoặc lục lạc lên cổ phát ra tiếng leng keng nghe rất vui tai. Hồi đó, xe cộ còn hạn chế, ở Cần Thơ, bãi xe ngựa vẫn còn xuất hiện nhiều nơi để phục vụ hành khách đi lại trong vùng. Chú Lộc kể lại: "Nhà chú ở Ô Môn đó, ở đó nó có hai chiếc xe ngựa, bị tình trạng lúc đó xe cộ cũng khó đi nữa. Rồi nó đậu ngoài lộ trước cửa nhà chú. Nó đậu đó để chở khách ra bến xe, ra bến đò Đu Đủ đồ đó. Chú với mấy thằng bạn bao nó chở đi vòng vòng để chơi".

Giờ đây, xe ngựa đã dần hiếm hoi, có chăng chỉ còn ở vùng Thất Sơn Bảy Núi, ở các khu du lịch để mang thêm chút trải nghiệm cũ xưa cho du khách. Nhưng với nhiều người, tiếng leng leng của chiếc xe ngựa năm nào vẫn còn đó, tiếng lộc cộc gõ nhịp đều rang trên con đường làng vẫn là thứ ru êm tuổi thơ của biết bao người con ệt vườn, ệt chợ. Chiếc xe ngựa chiều 30 tết với đầy ắp rau củ, thịt cá, đầy ắp tiếng cười trẻ con vẫn mãi là thứ hình ảnh đẹp trong ký ức một thời quá vãng…