Nhớ Tết Hà Nội một thời

Xưa nay người ta nói ăn Tết, có nghĩa lấy sự ăn làm đầu nhưng từ tết năm 1976 cho đến năm tết năm 1999, năm đổi mới thực sự đi vào đời sống xã hội, tết Hà Nội vẫn đơn giản dù các gia đình cố gắng xoay xở.

Tết năm 1966, lần đầu tiên từ khi sinh ra tôi không được ăn tết ở Hà Nội vì máy bay Mỹ đánh phá ền Bắc. Hàng vạn gia đình  phải rời thành phố sơ tán về các vùng quê tránh bom trong đó có anh em tôi.

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi háo hức chờ tết từng ngày nhưng tết năm này là cái một tết buồn, tôi không có bạn để đốt  pháo tép, tôi không có quần áo mới vì mẹ chỉ đủ tiền mua cho các em tôi.

Và năm đó, tôi cũng chẳng được ai mừng tuổi. Dù chủ nhà tôi sơ tán rất tốt đã cho gà, bánh chưng, su hào tuy nhiên cỗ tết năm đó thiếu nhiều món.

Trước khi ền Bắc có chiến tranh, dù cuộc sống bộn bề khó khăn song năm nào mẹ tôi cũng lo cho gia đình một cái tết theo kiểu truyền thống. Mẹ tôi bảo, cỗ tết dâng lên tổ tiên phải có sản vật của 3 vùng là ền núi, đồng bằng và biển vì thế cỗ Hà Nội mới có 4 bát 6 đĩa.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến (Ảnh: Hanoimoi)

Tùy theo điều kiện nhưng nhà nào cũng có  bát canh bóng thả. Canh bóng thả cầu kỳ nhất trong 4 bát, canh nấu bằng nước xương lợn ninh kỹ, ếng bóng thái hình bình hành  sao cho vừa vì  nhỏ thì mang tiếng nhỏ mọn, thái to thì sợ bị chê là “ăn thùng, uống chậu”.

Tôm nõn khô phải hồng, hạt sen cũng được chọn kỹ để loại bỏ hạt mốc và nấm hương phải thử trước vì nếu không thơm sẽ hỏng cả nồi canh.

Mất thời giờ nhất trong 6 đĩa là món cá trắm kho, con cá phải đen bóng như nhung nặng  từ 3 đến 4 cân, bỏ khúc đầu và đuôi kho lẫn với riềng, xả, ớt, và nước chè tươi. Phải thêm cả nước dừa và mỡ gà thì khúc cá có vị ngậy và không khô.

Tôi nhớ năm nào mẹ tôi cũng làm bát mọc vân ám, bà bảo món này sang nhất trong mâm cỗ tết của người Hà Nội.    

Cỗ tết năm 1966 dù đạm bạc nhưng lại rất ấm áp và cảm động khi được ăn chung với gia đình chủ nhà. Tết năm 1967, 1968 nhà tôi vẫn ăn tết ở nơi sơ tán và như bao gia đình khác, ăn tết trong tâm trạng lo lắng vì Mỹ đánh bom Hà Nội rất ác liệt.

Tháng 5/1968 Mỹ ngừng ném bom từ Thanh Hóa trở ra và ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Paris nên người Hà Nội kéo về thành phố. Tết năm 1970, 1971, 1972 không phải ăn tết nơi sơ tán  nhưng vật chất vẫn thiếu thốn. Một túi hàng tết mỗi thứ một tí là thử thách cho các bà nội trợ.

Trong điều  kiện vật chất có hạn, song mẹ tôi vẫn nấu bát canh măng, đĩa nem rán, đĩa gà luộc chặt da vàng ươm rắc lá chanh thái nhỏ, bát ến nấu lòng trên có vài cọng húng Láng thơm dịu. 

Xếp hàng mua đồ Tết (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Xưa nay người ta nói ăn tết, có nghĩa lấy sự ăn làm đầu nhưng từ tết năm 1976 cho đến năm tết năm 1999, năm đổi mới thực sự đi vào đời sống xã hội, tết Hà Nội vẫn đơn giản dù các gia đình cố gắng xoay xở.

Khi đất nước có chiến tranh, cuộc sống thiếu thốn là hiển nhiên, song năm 1975 đất nước thống  nhất mà vật chất chẳng dư dả. Khó khăn bủa vây thời hậu chiến, kinh tế chưa phục hồi vì bị Mỹ cấm vận, cơ chế quan liêu bao cấp không tạo ra cạnh tranh, lại thêm 2 cuộc chiến tranh biên giới nên cuộc sống càng khó khăn hơn với Hà Nội, nơi chủ yếu làm công ăn lương.

Cái tết trông cả vào túi hàng với tí bóng, tí ến, tí mì chính, một hai gói kẹo, bao thuốc lá, chai rượu mầu.

Dù vật chất không đầy đủ thế nhưng đúng ngày 23 tháng Chạp, chợ hoa Hàng Lược bắt đầu mở thì bận đến mấy, từ ngày 23 đến gần giao thừa cũng  phải ghé qua thăm thú và chọn mua loài hoa yêu thích.

Nhà tôi năm nào cũng có 3 lọ hoa, một cành đào thế long giao, một lọ hoa tạp gồm: thược dược, lay ơn, hoa bướm, cúc, đồng tiền đơn và một lọ hải đường, loại hoa mầu đỏ thẫm, hương thơm kín đáo. Lọ hoa hải đường trên ban thờ tổ tiên là nét riêng của người Hà Nội.

Và đêm giao thừa dù có bắn pháo hoa hay không thì nhiều người Hà Nội vẫn ra Hồ Gươm đón giao thừa. Nơi đây như chốn thiêng, nơi trời đất giao hòa trong thời khắc năm cũ chuyển sang năm mới.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) trong những ngày Tết đến (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Tôi đã ăn nhiều cái tết, năm đầy đủ, năm thiếu thốn nhưng tôi nhớ nhất tết năm 1973. Cuối tháng 12/1972 máy bay B52 đánh bom ác liệt, trong nội  thành là Giáp bát, Làng Tám, Tương Mai, Phương Liệt, đau đớn  nhất là phố Khâm Thiên, khu An Dương, Bệnh viện Bạch  Mai. Mỹ ngừng ném bom cũng là cận tết. 

Cảm xúc tết Hà Nội năm đó lẫn lộn, vui mừng  vì ền Bắc hòa  bình, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, căm hận,đau buồn bởi nhiều gia đình tan  nát, người chết bom, người bị thương, trẻ em vô tội  mồ côi cha mẹ.

Nhà tôi bị đổ sập vì bom B52 nhưng may mắn được bà con tỉnh Hòa Bình dựng cho căn nhà tranh mái lá, cái tết trong căn nhà lá còn mùi tre nứa thật ấm áp.

Tết Hà Nội hôm nay khác trước đó, đó cũng là sự tiếp biến văn hóa. Nhưng với nhiều người cái tết Hà Nội truyền thống vẫn mang lại cảm xúc hơn.