Nhớ khói cà ràng

Về miền Tây, người ta sẽ bắt gặp một góc nhỏ là chái bếp được dựng riêng bên hông nhà để chất củi, kê bếp nấu cơm, treo xoong nồi, rổ rá…

 Nhớ gian chái bếp của bà

Cà ràng nhóm lửa nấu từng bữa cơm

Khi ngó vào chái bếp thân thương ấy, những người con xa quê trở về sẽ bất giác nhớ đến hình ảnh những người bà, người mẹ tần tảo nhóm lửa bếp cà ràng để thổi từng nồi cơm, kho từng con cá… Chiếc bếp cà ràng thân thuộc, đơn sơ ấy tuy nhỏ bé nhưng lại chính là vật chứa đựng biết bao kỷ niệm tuổi thơ của những người con lớn lên từ vùng đất ền Tây giản dị, thân thương này.

Bếp cà ràng tiện lợi và dễ sử dụng nên dù ở nhà sàn, nhà trệt hay lênh đênh trên ghe xuồng thì chiếc cà ràng vẫn được bà con “cưng” mà mang theo khắp chốn. Và cứ thế, chiếc cà ràng dân giã đã đi theo người dân ền sông nước từ lúc nhỏ cho đến lúc lớn, từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia như một biểu tượng về ký ức tuổi thơ.

Mỗi người thợ có thể làm trên 20 chiếc cà ràng mỗi ngày. Ảnh Huỳnh Nhi - Báo Lao Động

Không biết chiếc cà ràng đã xuất hiện chính xác ra sao và như thế nào mà chỉ biết ở vùng đất ền Tây Nam Bộ thì nó đã trở thành một vật không thể thiếu từ bao đời nay. Duy chỉ biết cà ràng là sự sáng tạo độc đáo của cư dân sống trên vùng đất này từ ngàn xưa bởi người ta đã tìm được những mảnh vỡ của nó ở một số địa phương như: Gò Tháp (Đồng Tháp), Ba Thê (An Giang) – theo kết quả của khảo sát di tích Óc Eo.

Khi nghiên cứu về cà ràng, nhiều người cho rằng tên bếp xuất phát từ việc đọc trại từ “Karan” của tiếng Khmer. Còn theo cụ Vương Hồng Sển - nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam bảo rằng: người ta thường nói nguyên câu “Cà ràng ông táo” là cái lò bằng đất hầm do ngày xưa người Xiêm chế tạo rồi người Khmer sau bắt chước làm theo. Có thể khẳng định người Khmer đã tìm tòi học làm bếp cà ràng là bởi vì người xưa thường biết đến loại đất dùng để làm ra cà ràng được lấy từ vùng Châu Lăng - Xà Tón (thuộc Tri Tôn, An Giang), nơi có làng gốm lâu đời của người Khmer.

Đây là loại đất này dẻo quánh, trộn mịn, độ nhào nặn nhẹ, khi thành phẩm không bị vỡ. Dựa trên tích này mà từ đó đến nay, người ta vẫn hay truyền tai nhau cái tên “cà ràng” xuất phát từ tiếng Khmer là "kran" hay "karan", lâu dần đọc trại thành cà ràng là vậy: "Bây giờ người ta vẫn còn lưu luyến cà ràng bởi vì nó là dấu ấn thời khẩn hoang. Hồi trước kia lưu dân của mình ở ền ngoài vô đây mà chiếc áo rách. Tay xách cổ quay chèo/ thương con nhớ vợ phận nghèo phải ra đi. Thành ra không có đem gì theo bây giờ phải muốn nấu nướng phải kê 3 cục đá (3 cục đất) lại nấu. Từ từ hình thành chiếc cà ràng như mình nói. Như vậy dấu ấn đó là dấu ấn từ ngay từ thời khẩn hoang từ thời điểm mới vô đây"

Chiếc cà ràng mộc mạc, đơn sơ ấy được nung bằng đất và được nặn nên từ chính những bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của những người thợ lành nghề. Những người con vùng phù sa sông nước đã mày mò tạo hình chiếc cà ràng đặc biệt, không giống bất cứ một chiếc bếp nào khác. Nhìn dáng lò hệt số 8 ngược, thân được đắp cao để cản gió và giữ tro bụi không bay lan ra ngoài.

Theo học giả Vương Hồng Sển êu tả: "Cà ràng hình thù như con số 8 để nằm, một đầu là ba ông Táo lú đầu lên cao để đội nồi ơ siêu trách, còn một đầu kia nắn cái bụng chang bang dài dài vừa vặn với cây củi chụm, bụng này chứa được tro nhiều không rơi rớt ra ngoài, lại ấm cúng che kín gió, mau chín mau sôi". Nhờ sở hữu mình thân hình ngồ ngộ, hay hay vậy đó nên cà ràng lại rất dễ, không kén chọn, củi nào cũng bắt lửa rất ngọt mà than cháy đằm âm ỉ. Có cà ràng những bữa cơm cũng trở nên ấm nóng, thơm mùi khói lửa bếp than hồng hơn và mang đậm hương vị quê nhà, tình thân không đâu trộn lẫn được.

Người dân ền Tây còn sáng tạo hơn nữa khi biến tấu chiếc cà ràng sao cho phù hợp với điều kiện của từng vùng. Ví như An Giang, Đồng Tháp Mười là vùng nằm ở thượng nguồn, mùa nước nổi về nhiều nên chiếc cà ràng vùng này thường có chiều dài hơn và thấp hơn để tránh gió. Còn ở xứ ệt vườn Cà Mau, Bạc Liêu thì cà ràng thường ngắn lại, cao ráo và đặc biệt là có "ệng" vừa để cho thông gió, củi dễ cháy, vừa có tác dụng hốt tro khi cà ràng đầy tro. Chính vì vậy mà lò cà ràng có rất nhiều loại, chia theo tỷ lệ kích cỡ và tên gọi như: lò thượng, lò trung, lò hạ, lò mọi, lò kiểu, lò than, lò ống khói... và mỗi loại lò lại có cách làm khác nhau.

Tiếng đập lò "thình thịch, thình thịch” vốn thân quen đối với những người thợ làm nghề tại những xóm cà ràng ở Hòn Đất (Kiên Giang) và Tri Tôn (An Giang). Cứ sau khâu chọn đất sét sao cho đủ độ mềm, dẻo và mịn thì người thợ tiến hành đất trộn với trấu để tạo độ kết dính. Công đoạn nắn lò lại tùy vào sự khéo tay của từng thợ. Nắn xong xuôi thì thợ dùng một ếng ván vỗ để bo đường, nắn chỉnh, chà cho bề mặt bếp thật láng. Trong khi người lớn chăm chút cho từng chiếc bếp thì đám trẻ tại làng cà ràng rộn ràng ôm rơm chất đầy sân nhà để chuẩn bị cho khâu mà chúng thích nhất, đó là công đoạn nung lò. Sau hơn một buổi, những chiếc bếp đỏ rực màu đất nung được ra lò.

Ông Trần Văn Thưng - Phó Trưởng ấp Mỹ Hòa Hạ, xã Phú Thọ, đây được xem là “cái nôi” của làng nghề với khoảng 40 cơ sở - chia sẻ: "Nói chung là ở địa phương mình cũng có xài, rồi chở đi tứ xứ hết trơn á. Tháng nắng thì nhiều hơn bởi vì làm cái lò nó mau khô, còn những tháng mưa đem ra phơi không được. Đất để sản xuất lò càng ngày càng mắc, đất này ở Kiên Giang lấy về chứ mình ở đây đâu có. Giá bán ra cũng nhích nhích, mọi lần cái lò kia khoảng 30 ngàn, bây giờ tăng lên 31 32 ngàn, giá đất lên thì giá lò lên thôi. Nói chung là mấy tháng nắng thì nó cũng đỡ, có tiền vô tiền ra, còn mấy tháng mưa thì hơi mệt mệt hơn"

Dù ngày nay có nhiều loại bếp phục vụ nấu nướng, nhưng một số tỉnh ở ền Tây, chiếc cà ràng vẫn được ưa chuộng trong căn bếp của nhiều gia đình. Ảnh: Huỳnh Nhi - Báo Lao Động

Ngoài loại đất được chọn lựa kỹ từ vùng Kiên Giang, thời tiết cũng là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng bếp. Ngày nay, khi cuộc sống dần trở nên hiện đại, những chiếc bếp cà ràng đơn sơ dần được thay thế bởi những chiếc bếp gas hay bếp điện. Giờ đây, chiếc bếp cà ràng không còn thông dụng như trước nữa nhưng trong mỗi gia đình xứ ệt vườn vẫn thấp thoáng hình bóng chiếc cà ràng quen thuộc. Bởi lẽ, khi nhà xôm đám, xôm tiệc hay bất chợt phải đi đò, đi ghe lâu ngày, người dân ền Tây vẫn sẽ nhớ đến chiếc cà ràng mộc mạc. Vì trước hết, nó có thể nung đốt thoải mái mà không lo chuyện lửa có thể bắt sang làm cháy ghe, vì tro than nằm gọn trong bếp.

Mặt khác, bếp cà ràng dễ nhóm và dễ đốt vì có thể đặt củi vào bếp ở khắp bốn bên, và lại không kén một loại củi nào mà dân đi ghe có thể quơ được đâu đó trên bờ, nơi ghe vừa tấp vô. Thêm nữa, nó có thể di dời dễ dàng, khi người ta ngồi ăn uống ở bất kỳ nơi nào đó trên ghe thì cái bếp cà ràng đều có thể mang đặt ngay bên cạnh... Hay đối với đám, tiệc cần nhiều bếp nấu nồi lớn hay cần đun lâu thì chiếc cà ràng rất tiện dụng và hữu hiệu.

Hơn cả thế, việc lưu giữ chiếc cà ràng trong chái bếp của mỗi nhà như thể lưu giữ một phần ký ức tuổi thơ về quê nhà yêu dấu, về hình ảnh tần tảo của mẹ, cặm cụi của bà. Cũng vì thế mà bà con làng cà ràng vẫn ráng bám đất giữ nghề vì họ hiểu vắng bóng chiếc cà ràng sẽ như thiếu vắng một khoảng trời ký ức tuổi thơ của những người con vùng sông nước dẫu nghề nung bếp cà ràng đang ngày càng khó khăn để tiêu thụ.

Ông Trần Chí Đính – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thọ, cho biết: "Làng nghề này trên 40 năm rồi, khoảng ba mươi mấy hộ đang làm. Dịp cuối năm thì lượng tiêu thụ càng ngày càng mạnh, tại vì nó đi các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa ở Kiên Giang. Theo giá thị trường từng năm nó cũng bình bình vì số lượng bây giờ người ta sử dụng gas nhiều. Tương đối ổn định cuộc sống chứ không có khá giả gì nhiều, ngoài làng nghề thì kinh tế chính còn có nông nghiệp và trồng cây ăn trái"

Níu giữ cà ràng không chỉ bởi nghề làm cà ràng là nghề lâu đời, mà còn để níu giữ từng khoảnh khắc thơ ấu đã trôi qua. Sớm khuya chiếc cà ràng vẫn bập bùng ánh lửa đỏ rực. Dù cơm sôi hay cá mặn, rau đắng hay thịt khìa thì bếp vẫn kiên trì cháy, thổi hơi ấm, hương khói bếp đặc trưng vương vấn vào từng bữa cơm gia đình. Càng thương cà ràng càng nhớ mỗi chiều má thổi cơm, nhớ mỗi đêm trốn tía hì hục dụi củ khoai nướng vào tro bếp.

Còn đối với Hoàng Sa - sinh viên ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, trong một phần ký ức còn sót lại của cậu về chiếc cà ràng chính là bóng dáng thân yêu của ngoại mỗi sớm mai: "Từ nhỏ khi mà em đủ nhận thức thì cái bếp cà ràng đã xuất hiện trong cuộc sống của em rồi, gắn bó với em từ nhỏ. Sáng, buổi nào em dậy sớm thì em cũng thấy đầu tiên là bà của em nấu nước để châm trà. Hình ảnh đó ấm áp lắm. Nó còn tạo được không khí gia đình. Bình thường nhà em có tiệc gì đó mà nấu đồ nướng thì sẽ lấy bếp đó ra sử dụng. Mọi người ngồi xung quanh vừa nướng, nướng xong ăn liền thì nó tạo cảm giác ấm cúng lắm. Bếp đó bằng than củi nên nó sẽ thơm mùi đặc trưng hơn bếp bây giờ. Muốn mua thì phải vô trực tiếp trong lò, chứ giờ ngoài chợ người ta bán không nhiều. Tại vì giờ lò người ta sản xuất ra cũng ít hơn cho nên tìm rất là khó"

Hoàng Sa không khỏi tỏ ra tiếc nuối khi hương khói từ bếp cà ràng vẫn luôn vương vấn rất nhiều kỷ niệm quê nhà nhưng nay lại dần thiếu vắng. Đối với nhiều người con đất ền Tây, cà ràng còn là còn là dấu ấn về những chiều má kêu ra đồng gọi tía về ăn cơm; những ngày có cô, dì tấp nập, rôm rả cười vui phụ nấu đám; hay đêm Giao thừa cả gia đình nhỏ ngồi canh nồi bánh tét rồi tán gẫu, háo hức với niềm vui sum họp, chờ năm mới đến.

Và còn, còn rất nhiều những kí ức sót lại về chiếc cà ràng thân thương nơi xứ ệt vườn mà người ta vẫn chưa có dịp kể hết. Dẫu rằng cuộc sống có hiện đại hơn nhưng chiếc bếp cà ràng vẫn mãi còn đó trong tiềm thức, tâm hồn của mỗi người con đất phù sa như một nh chứng về một thời kí ức đẹp nhất được sưởi ấm bởi khói lửa của bếp để giờ thốt lên “Sao mà nhớ thương hương khói cà ràng quá”.