Người khoác áo mới cho dưa hấu Tết

Tại Hậu Giang, mấy năm gần đây, chị Nguyễn Thị Thúy Kiều, ở thành phố Vị Thanh đã bén duyên với việc khoác áo mới cho dưa hấu trưng tết. Đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, sáng tạo và cũng mang đến nguồn cảm hứng độc đáo cho cả người thực hiện lẫn khách hàng qua từng họa tiết, câu chữ.

Không còn là mặt hàng mới nhưng dưa hấu khắc chữ thư pháp, hình linh vật vẫn thu hút khách mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đó có thể là mẫu được khắc sẵn, có thể là khách tự đặt hàng để người thợ làm theo ý thích.

Tại Hậu Giang, mấy năm gần đây, chị Nguyễn Thị Thúy Kiều, ở thành phố Vị Thanh đã bén duyên với việc khoác áo mới cho dưa hấu trưng tết. Đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ, sáng tạo và cũng mang đến nguồn cảm hứng độc đáo cho cả người thực hiện lẫn khách hàng qua từng họa tiết, câu chữ.

Các sản phẩm dưa hấu trưng tết độc đáo của chị Nguyễn Thị Thúy Kiều, ở thành phố Vị Thanh

PV: Em thấy ở đây mình cũng có rất là nhiều mẫu luôn. Chị có thể chia sẻ tổng cộng mình có bao nhiêu mẫu không?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Nói chung, mẫu thường thì chị không có cố định, tùy theo mỗi trái dưa cũng như ý tưởng của mình lúc đó, mình có sáng tạo ra. Gần như không có cặp nào giống cặp nào hết với tùy theo khách nữa. Khách thích chữ gì hoặc là thích hoa gì thì mình sẽ sáng tạo cho khách, có khắc tay, có khắc máy. Khắc máy thì cái nét sắc sảo, nhanh hơn.

Tuy nhiên, khắc tay vẫn là sáng tạo và là lựa chọn của nhiều người. Tại vì khắc tay thì nó phù hợp với dạng trái, thỏa sức sáng tạo, bộc lộ được tính cách của người khắc cũng như là  tâm tư của người mua nữa. Còn khắc máy thì được một điều đó là nó rất là sắc nét, nó đẹp, nó nhanh nữa. Cái hàng, cái lượng nó nhiều, có thể khắc hàng loạt nữa.

PV: Để khắc thành một hình thì mất khoảng bao nhiêu thời gian và trải qua những công đoạn nào vậy?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Tùy mẫu, tùy khách nữa. Đầu tiên, mình phải lựa dưa chất lượng, dưa ít có sử dụng thuốc. Bởi mình ôm, mình khắc trái dưa suốt nên cần làm sạch dưa. Sau đó, nhìn mẫu trái, sáng tạo ra hình, chữ cho trái dưa rồi mình thực hiện.

PV: Dụng cụ của mình để khắc lên dưa chỉ là một ếng nhỏ thôi. Chị có thể chia sẻ rõ hơn không chị?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Lúc trước, chị cũng sử dụng các loại công cụ chuyên dụng, nói chung là sử dụng vỏ lon bia và một số những cái bỏ đi mình tận dụng lại luôn thấy vừa bảo vệ môi trường mà nó cũng dễ sử dụng.

PV: Để khắc được một trái dưa thì thường dưa hấu mà mình chọn để mình khắc chữ, khắc thư pháp hoặc là mình vẽ lên nó thì giống dưa mình chọn là giống dưa gì vậy?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Thường là chọn những giống dưa da có màu đen truyền thống. Thứ nhất là mình thấy cái nét gì đó nó truyền thống, mình khắc thêm nét hiện đại để nâng giá trị truyền thống lên. Mình ở đây khắc chủ yếu để nâng giá trị cho những vườn dưa thôi. Mình phải chọn những giống dưa phải chất lượng, phải chưng được lâu.

PV: Năm nay mình sử dụng giống dưa gì chị?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Năm nay, giống mình chọn là giống Lộc Phát. Lộc phát này thì hạt lép, vỏ đen. Thường chị sẽ lấy nơi rõ được nguồn gốc, cũng gắn bó với những HTX trồng dưa hấu. Trong đó, có HTX dưa hấu ở Vĩnh Thuận Tây, sản xuất dưa hấu theo VietGap, có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước, có phân tích mẫu, v.v..có truy xuất ngồn gốc, chịu trách nhiệm sản phẩm của mình luôn. Ví dụ như sản phẩm mình có vấn đề gì thì HTX sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm với người tiêu dùng.

PV: Thường một cặp dưa để mình khắc họa tiết lên đó thì mình mất bao nhiêu thời gian?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Nói chung là tùy theo cái mẫu mình chọn. Khắc chữ không thì cũng mau nhưng mà đặt tâm tư nhiều hơn có khi hoa, có khi họa tiết mất cũng khoảng tầm hơn 1 tiếng.

PV: Trong các họa tiết, mình khắc và mình dán thì cái nào khó và mất nhiều thời gian nhất chị?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Thường mẫu dán cũng mang tính tiện lợi và thật ra cũng đẹp, cũng bảo vệ được chất lượng của quả dưa hơn so với cái việc mà phun sơn hoặc có tác động lên trái dưa.

Nói chung, mẫu dán thì nó tiện, nó nhanh nhưng mà nhiều người vẫn thích mẫu khắc truyền thống. Mẫu truyền thống thì công phu, mất thời gian. Thí dụ như những cái mẫu hoa mai, rồng phượng thì đôi khi là hơn 2 tiếng mới hoàn thành một cặp.

PV: Năm nay, mình phấn đấu đưa ra thị trường khoảng bao nhiêu cặp?

Chị Nguyễn Thị Thúy Kiều: Mỗi năm chắc khoảng từ 40-50 cặp thôi chứ làm nhiều không có kịp. Tại vì đa số thời gian mình dành cho công việc chính còn cái việc mà cùng với bà con nông dân mình.

Thường thường là sau khi được nghỉ Tết thì lúc đó mới tập trung thời gian để ra ngoài đồng cùng nông dân, ra ngoài lô cùng nông dân để giới thiệu sản phẩm dưa cho nên thời gian mình cũng không có nhiều để hỗ trợ nhiều cho bà con.

PV: Giá mỗi sản phẩm khi khắc lên đó thì mỗ cặp giá như thế nào chị?

Giá trung bình cũng có nhiều loại từ 250-550 ngàn đồng. Tùy theo kích cỡ trái và mẫu nữa.

PV: Cám ơn chị Kiều đã dành thời gian chia sẻ với Mekong FM. Chúc chị năm mới an khang và thịnh vượng .

Tuy giá bán cao, nhưng dưa hấu tạo hình vẫn hút khách trong những ngày qua. Ảnh: Lao động

"Khắc tay đẹp hơn, tự nhiên. Cái này đẹp, cũng tùy theo người khắc nữa. Chứ đâu phải mỗi người khắc".

"Hồi xưa, không ai vẽ hết. Hồi xưa bán dưa hấu trái nào lớn đều, đẹp, tròn là mình mua rồi. Thường trái lớn hơi đắc chút nhưng mình vẫn chọn trái lớn, còn bây giờ chọn những trái họa tiết đẹp mình chọn nó thôi. Mình ra mình nói ý thích của mình là người ta vẽ tại chỗ".

Ngày Tết của bà con ền Tây nói chung và Hậu Giang nói riêng không thể thiếu mâm ngũ quả và cặp dưa hấu to, tròn, đẹp bày lên bàn thờ tổ tiên. Là cán bộ của Trung tâm khuyến nông và dịch vụ Nông nghiệp tỉnh, ngoài giờ làm thì những ngày này chị Nguyễn Thị Thúy Kiều ở thành phố Vị Thanh lại bận rộn với công việc “khoác áo mới” cho dưa hấu trưng tết. Với chị, đây vừa là đam mê vừa giúp chị kết nối, tìm đầu ra cho bà con nông dân.

Theo chị Kiều, bí quyết để có sản phẩm ưng ý là chọn những trái dưa có lớp vỏ đẹp, cân đối cho hình khắc được nổi bật và điều quan trọng là dưa phải sạch, đạt chuẩn VietGap để trưng được lâu, khi ăn dưa ngọt, có màu đỏ đẹp. 

Nói về lý do đến với việc việc vẽ, viết thư pháp lên dưa hấu, chị Kiều, bộc bạch: "Trước hay trưng bày sản phẩm nông sản cái suy nghĩ ra thay vì mình viết chữ lên giấy thì mình viết chữ lên nông sản luôn, lúc đó làm khóm và các thứ thấy khắc chữ lên dưa hấu là đẹp nhất cho nên lúc đó chị mới khắc lên dưa hấu.

Sau đó những lần mình đi thăm rẩy dưa của nông dân thì mình thấy dưa trưng của mình nó rất quan trọng cái da. Sử dụng những trái mà da nó lỡ bị sâu cạp hoặc bị gì đó thì mình sẽ biến nó thành những tác phẩm tùy theo trái dưa như thế nào rồi mình sáng tạo ra, nói chung để nâng cao giá trị cho trái dưa".

Năm nay, ngoài khắc chữ và vẽ lên dưa hấu, chị Kiều còn tiến hành vẽ các họa tiết trang trí như: hình rồng, phượng, hoa mai, hoa cúc hoặc viết các chữ thư pháp, câu chúc ngày xuân, trang trí theo yêu cầu của khách hàng và dán chữ hay khắc laser lên dưa trưng với các mẫu độc đáo, bắt mắt mang ý nghĩa may mắn, cát tường cho gia chủ. Cách "làm đẹp" cho dưa hấu này chỉ tác động bên ngoài vỏ trái dưa nên chất lượng bên trong không bị ảnh hưởng do đó có thể chưng suốt dịp Tết và sau đó sẻ ra ăn bình thường.

Chị Kiều nói thêm: "Lúc trước thì chị không có dán, nhưng sau này nói chung cũng thấy mỗi cái đều có ưu, khuyết điểm nên mình cứ sử dụng những ưu điểm rồi khắc phục những khuyết điểm rồi kết hợp nhiều phương pháp, có sử dụng họa tiết dán, có khắc tay, luôn khắc máy. Như ý cát tường, phát tài phát lộc, những câu chúc ngày xuân, cung chúc tân xuân rồi câu đối, có những khách thích những câu đối thì mình sẽ khắc nhiều chữ trên trái dưa".

Để có sản phẩm đẹp, đòi hỏi người “trang trí” có tay nghề, kỹ thuật cao nên giá thành cũng khá đắt đỏ, dao động từ 250.000 - 550.000 đồng/cặp tùy theo mức độ phức tạp và độ lớn của dưa. Với kinh nghiệm nhiều năm khắc chữ thư pháp, tay nghề của chị Kiều điêu luyện nên được nhiều người biết đến và lựa chọn để đặtm nhờ vậy công việc này đã mang về cho chị Kiều thu nhập tốt vào những ngày cận Tết. Chính việc sáng tạo của những nông dân ền Tây, trong đó có chị Kiều đã khiến thị trường Tết năm nay thêm phần phong phú, đa dạng.

"Sức mình thì mình không thể làm nhiều nổi, khi có thời gian nghỉ tết mình cũng hay ra lô giúp nông dân bán dưa, rồi ai có yêu cầu thì mình khắc, rồi ở xung quanh có các bạn trẻ, những người có yêu thích làm đẹp dưa giống mình thì mình chia sẻ thôi. Nói chung mấy bạn trẻ giờ làm cũng nhanh lắm", chị Kiều cho biết.

Có thể thấy, trong số rất nhiều sản phẩm “độc lạ” của người ền Tây trong những ngày tết thì những sản phẩm dưa hấu thư pháp hay được trang trí bằng các họa tiết bắt mắt nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Do được vẽ thủ công hoàn toàn bằng tay nên mỗi sản phẩm đều có nét riêng.

Điều này cũng nh chứng được sự sáng tạo của con người là không ngừng nghỉ để thích nghi với sự phát triển của xã hội và mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong không gian tết của mỗi gia đình.