Ngược xuôi lu, kiệu

Cặp lu chứa nước từ bao đời đã gắn bó với đời sống của người dân miệt vườn Nam Bộ. Về miền Tây hồi đó, hầu như bất cứ nhà nào cũng đều có một dãy lu, dãy kiệu đặt bên hiên nhà, sau chái bếp, trên cái sàn lãng.

 Ngó ra đằng sau thấy hai lu nước

Ngó ra đằng trước thấy bộ kỷ trà

Anh đi đâu anh ghé lại nhà

Nhà nghèo em chịu ruột rà để anh.

Ông bà xưa quan niệm rằng, những dãy lu, kiệu này là biểu tượng của kinh tế gia đình. Hồi đó, nhà nào mà có hàng kiệu dài ngoài hiên thì được coi là khá giả lắm.

Đi qua những thăng trầm dâu bể từ thời khẩn hoang lập ấp, cái lu, cặp kiệu giờ đã khô nước và ngủ im dưới những căn nhà mái ngói, tường vôi. Những chuyến ghe của cánh thương hồ chở lu, kiệu ngược xuôi trên khắp những nhánh sông ệt đồng vì thế cũng trở nên hiếm hoi, thưa vắng. 

Ảnh nh họa: nongnghiep.vn

Khoảng 40 năm trước, khi ghe xuồng vẫn còn là phương tiện đi lại chính của người dân ệt sông nước Cửu Long, cánh thương hồ được dịp ăn nên làm ra. Mỗi người một thân phận, một cá tính. Cái họ có chung là máu hồ hải phiêu bồng, là gạo chợ nước sông.

Người bán lá dừa khô; kẻ bán xàng, nia, thúng, rổ. Và cũng có những người bán dạo những thứ đồ cồng kềnh như lu, kiệu. Họ lòn lách vào tận những vùng sâu vùng xa, những con kinh, con khém nhỏ rồi chọn đại một bến mà neo ghe năm bữa nửa tháng. Lu, kiệu vì thế cũng được dịp ngược xuôi tứ xứ.

Không ai biết lu, kiệu có tự bao giờ, thậm chí nhiều nơi chỉ gọi chúng bằng một cái tên duy nhất. Theo các lão niên, lu là cái to tròn, mập mạp bằng xi măng xám xịt, còn kiệu là cái dáng cao ráo, thon gọn, được vẽ hoa văn hình rồng đẹp mắt, sang trọng.

Ở quê, lu thường đặt ngay cái sàn lãng, bến sông, đợi con nước hết ròng thì lớn mà gánh đổ đầy dùng cho việc sinh hoạt, tắm giặt; còn kiệu được đặt thành hàng dài bên hiên nhà, đựng nước mưa dành để uống. Lu, kiệu hồi đó quý đến mức những cặp vợ chồng trẻ khi “ra riêng” thường được ba má tặng cho cặp lu làm của. Nhìn vào hàng lu kiệu mà người ta biết gia cảnh của gia chủ thế nào.

Theo tài liệu ghi lại, nghề sản xuất lu, kiệu ở xã Hòa Lợi (Bến Tre) có từ trước năm 1975. Về làng lu Hòa Lợi, không ai không biết đến ông Đỗ Văn Đây – người đã đi tiên phong trong việc phổ biến nghề đúc lu trong xóm ấp. Theo lời ông kể, hồi xưa, người ta quý lu chứa nước lắm. Mỗi chiếc lu đổi được từ 1 giạ rưỡi đến 2 giạ lúa. Hồi đó, người ta không phải mua và trả tiền như bây giờ mà phải chờ đến vụ lúa rồi đổi ngang. Điều này đã phản ảnh sắc nét về một khía cạnh trong đời sống, văn hóa của người dân địa phương.

Ông Đỗ Văn Đây kể: "Tôi gắn bó nghề này từ năm 1962 tới ngày nay. Bây giờ ở đây người ta không còn xài cái này nữa, tại vì nó đầy đủ hết rồi bây giờ người ta chuyển qua chỗ sử dụng nước ống. Một đôi nước là 2 thùng thiếc. Cái này bây giờ mần cho đi các vùng hẻo lánh, vùng xa, không có ai làm cái này. Cho đi hết họ chở đi. Hồi đó làm lu lớn làm cho người dân nghèo, mần cũng được mấy ngàn cái 4 - 5.000 gì đó. Làm cho các xã các huyện lân cận đều hết".

Ở Hòa Lợi, nhiều hộ dân ban ngày đi làm đồng, tối về tranh thủ làm lu. Cũng có hộ vừa làm lu, vừa mua sắm ghe rồi chở đi bán dạo khắp nơi. Cái đặc biệt của lu Hòa Lợi là “trăm chiếc như một”.

Ông Nguyễn Thanh Điền, ngụ xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, cho biết: "Hòa Lợi là một trong những xã mỗi một năm có mùa nước ngọt và mùa mưa nước mặn. Từ cơ sở đó mà người dân mới tạo điều kiện tích lũy chứa nước, trữ nước ngọt để phục vụ cho sản xuất sinh hoạt. Qua đó tìm cũng mày mò tìm ra làm được cái lu để chứa nước cho sinh hoạt. Đây cũng là biện pháp để giữ nước ngọt hữu hiệu trong thời điểm đó. Nói chung người dân cũng còn khó khăn. Ngoài ra, cũng đào các ao hồ gần nhà tạo điều kiện để họ dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt. Từ khi có làng nghề đến bây giờ thì việc giải quyết lao động cho địa phương rất nhiều. Tại vì đây là nghề đặc trưng. Ban ngày mình làm việc khác, tối về mình có thể làm lu này. Thống kê ấp này cũng giải quyết được 400 -500 lao động tại địa phương để họ có thu nhập mà không cần phải rời khỏi địa phương".

Ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, nơi có hàng triệu người sử dụng lu, kiệu nhưng số làng nghề như Hòa Lợi không nhiều, chủ yếu là lu, kiệu được chở về từ ệt Lái Thiêu, Đồng Nai, Chợ Lớn… Với lợi thế mạng lưới sông ngòi chằng chịt, lu, kiệu sản xuất ở ền Đông Nam Bộ cứ thuận thế xuôi dòng mà đến với bà con ền sông nước.

GS. TS Vũ Gia Hiền – chuyên gia văn hóa lý giải: "Lu chứa nước chính là văn hóa đặc trưng của ền Tây. Mặc dù, là công cụ quan trọng của ền Tây nhưng mà họ không có mỏ đất, mà không có mỏ gốm như vậy thì ền Đông Nam Bộ là nơi đất nguyên thủy có mỏ gốm và nó phát triển trở thành nơi sản xuất gốm cho ền Tây. Trước kia đường của chúng ta là qua sông, mà qua sông thì chở bằng xe tải rất là khó khăn. Một phần nữa chưa có đường, nơi ở xa đất bị nước lên, nước xuống thường xuyên, nên chở bằng ghe, bằng thuyền chính là phương tiện tốt nhất để đem lu nước lên đúng nơi người dùng".

Những năm 70, 80 của thế kỉ trước, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nghề làm lu phát triển nhanh chóng, quy mô sản xuất mở rộng, số lượng làm ra ngày càng nhiều. Nghề vận chuyển, buôn bán lu bằng ghe xuồng cũng được thời làm ăn ngon lành. Vợ chồng anh Văn Thành Đẹp và chị Lê Thị Hoa cũng trở nên đầy đủ nhờ nghề này:

"Ban đầu thì ông già làm sau đó mới truyền nghề lại cho tụi tôi làm bây giờ cũng có nghề làm cũng ổn định. Hai vợ chồng làm một ngày thu nhập cũng được 200.000 đồng".

"Nếu như làm ruộng thì cũng ít một nơi năm làm một lần, còn làm lưu này thì cũng là công việc chính trong nghề. Đầu tiên thì ra riêng cha cũng cho một công ruộng rồi làm lu lần lần cũng có tiền thêm".

Ảnh nh họa nongnghiep

Ban đầu, những cái lu, kiệu chỉ ở mức giản đơn, nhưng dần dà, khi thị hiếu thay đổi, người thợ thủ công cũng khoát lên nó một bộ áo mới, đẹp hơn, tinh tế hơn, dù không cầu kỳ, tỉ mỉ như hoa văn, hình vẽ trên đồ gốm sứ, nhưng chất chứa trong đó là sự gần gũi, mộc mạc, đậm chất bình dân.

GS. TS Vũ Gia Hiền chia sẻ thêm: "Cái hoa văn, chú ý cái này. Trên cái lu, cái kiệu có những hình ảnh con cóc xung quanh. Điều đầu tiên là nó tiện, cái lu nặng như vậy thì bám vào chỗ nào để bê, vì vậy, nó có những hoa văn để tạo ra ma sát để người ta giữ, người ta vận chuyển không bị trơn trượt. Hoa văn mang tính phổ biến, đơn giản, chưa đạt đến tính nghệ thuật như là đồ sứ. Hoa văn mang tính ý tưởng cảm xúc của người. Mỗi lò gốm họ sẽ có những người có kĩ năng, kĩ thuật vẽ khác nhau, vì vậy, nó rất đa dạng về hoa văn đối với đồ gốm ở ền Tây".

Cứ độ tầm cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch, là vào mùa mưa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhà nhà, người người lại chộn rộn chà rửa chiếc lu cho sạch rêu bám, đặng có cái mà đựng nước xài dần. Bỏ qua những cơn mưa đầu mùa, đợi đến tầm tháng 7, tháng 8 sa mưa, người dân ệt vườn lại canh hứng đổ đầy. Người ta cho rằng, nước mưa mà để trong lu, kiệu càng lâu thì uống càng ngọt. Nhiều người còn “bày” nhau bỏ hẳn một trái bí đao vào trong đó. Lu, kiệu sau khi no nước sẽ được đậy lại, có nhà đậy bằng ván, có nhà chằm mấy ếng lá dừa nước rồi đậy kín cho khỏi lăng quăng, vậy là được.

Bà Nguyễn Thúy Phượng – ngụ Châu Thành, Bến Tre nhớ lại: "Kiệu đó hồi xưa đến giờ gắn bó với mình 40 năm, khi về nhà mới trong đây thì bể hết hai cái. Khiêng chở lên xe rồi nó cấn nhau nó bể. Bể rồi vá lại mà không có xài được, xi măng trám lại nó đâu có dính đâu. Tại vì cái đó nó trơn, mấy cái lu xi măng thì vá được chứ cái đó trơn đâu có vá được. Về bể ổng la um sùm chứ sao không tiếc. Tại vì mua đâu có cái đó nữa đâu mà không tiếc! Hồi xưa nó mỏng lét à, bóng dợn đẹp lắm!"

Đâu chỉ dùng để đựng nước, lu, kiệu được người ền quê “tận dụng” để trữ đủ thứ, nào đựng gạo, nước mắm, tương hột, nào để ủ “bao la” thứ mắm, từ mắm cá linh, cá sặc, đến mắm cá lóc, cá trèn… Các chuyên gia văn hóa cho rằng, thói quen dùng lu, kiệu của người Nam Bộ, nhất là vùng Tây Nam Bộ xuất phát từ điều kiện tự nhiên nơi đây, đặc biệt là mùa nước nổi. Khi đó, những chiếc lu chứa lúa gạo hay mắm muối của người dân được kê cao lên để đề phòng nước ngập.

Cuộc sống đổi thay, những hàng lu, kiệu dần nhường chỗ cho bồn inox, xi măng, cho nước máy sạch trơn về tới mọi nhà. Những chiếc ghe chở đầy lu, kiệu xuôi ngược ền Tây giờ cũng nằm chơ vơ nơi bãi bồi sông nước. Hàng lu, kiệu phía sau nhà, cái còn, cái mất, cái mẻ ệng, cái nứt lưng, nhưng cái vị mát lành của gáo nước mưa còn phảng phất mùi lá nhà vẫn là thứ khiến người ta hễ xa là nhớ, đi là thương…