Nghề đánh chữ

Cách đây hàng chục năm, khi cần soạn thảo văn bản hay in ấn giấy tờ, người ta phải dựa vào chiếc máy đánh chữ cổ điển và những người thợ mưu sinh với nghề đánh máy thủ công. Một nghề “muôn năm cũ” với nhiều kỷ niệm không bao giờ quên với những ai đã từng trải qua những ngày tháng ấy.

Những tiếng gõ lọc cọc trên máy đánh chữ là những âm thanh quen thuộc gắn liền với một phố nghề độc nhất vô nhị ở đồng bằng sông nước ền Tây nhiều năm  trước.

Lách cách, lạch cạch... Đôi bàn tay chầm chậm trên từng phím sắt, mắt dõi theo những con chữ đen thẫm dần in lên mặt giấy trắng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, suốt mấy chục năm qua ông Võ Văn Ánh vẫn đều đặn ngồi tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành để đánh máy chữ thuê kiếm sống.

Thời hoàng kim của nghề, ông làm việc không ngơi tay, khi thì đánh máy các loại giấy tờ, đơn từ, lúc thì đánh máy thơ, truyện ngắn cho văn nghệ sĩ, viết thư thuê gửi đi nước ngoài,…

“Bộ đồ nghề” của ông Võ Văn Ánh chỉ vỏn vẹn 1 cái bàn và chiếc máy đánh chữ có tuổi đời trên 50 năm. Hồi đó, do hoàn cảnh khó khăn sau khi nghĩ công tác tại một đơn vị ở thành phố Cần Thơ, ông Ánh đã mua chiếc máy đánh chữ với giá 1 chỉ vàng, để làm thuê kiếm sống.

Theo lời kể của ông Ánh: Vào khoảng thập niên 70, nghề đánh máy thạo đơn có thể nuôi sống được cả gia đình lên đến chục nhân khẩu. Bởi theo ông, thời trước không có máy photocopy nên các văn bản sao y bản chính hay in ra nhiều bản cũng phải dùng máy cơ này.

Nhờ vậy, thu nhập lúc đó rất ổn định, cao hơn bây giờ gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hiện công nghệ phát triển nghề đánh máy như ông Ánh ngày đủ 2 bữa cơm đã là mừng.

 

Nghề đánh máy nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người đánh phải tỉ mỉ, cẩn thận và phải đắn đo cân nhắc kỹ trong từng câu văn.

Bởi nếu chỉ cần có một chút sai sót nhỏ trong dấu câu sẽ phải làm lại toàn bộ văn bản chứ không dễ dàng chỉnh sửa như soạn trên máy vi tính như bây giờ.

Các ngón tay của ông đánh máy điêu luyện như múa trên bàn phím. Những gọng kim loại đính con chữ trên đầu tựa chiếc búa nhỏ đua nhau dập vào cuộn giấy tạo thành chuỗi âm thanh tạch tạch. Vừa gõ, ông vừa kéo, đẩy cuộn giấy qua lại, trung bình mỗi đơn ông đánh chỉ mất 2 phút.

Ông Võ Văn Ánh, bộc bạch: "Thường xuyên mình nghiên cứu, những quyết định, thông tư của Thủ tướng ra để biết, mình áp dụng, lúc trước có thời gian chú học luật tại chức, sau này giữ sổ sách, cũng có nghiên cứu sau này mình lên mạng mình coi thêm, mình nhớ lại lập luận đồ vững chắc hơn.

Học luật thì nó dạy mình các bộ luật, luật lao động, hình sự, dân sự mình có học các điều, khi người ta đến cần làm thì mình nhớ lại làm cho người ta".

Theo ông Ánh, trước khi bắt đầu đánh văn bản, ông luôn hỏi kỹ thông tin khách hàng muốn nội dung gì, làm mục đích gì, nếu thấy hợp lý thì đưa vào, còn không thì ông góp ý, điều chỉnh cho phù hợp rồi chọn mẫu biểu theo quy định và cách trình bày phù hợp.

Đã 60 tuổi nhưng đôi tay ông khá nhanh nhẹn thực hiện thao tác trên bàn phím. Qúa trình gõ chữ ông cẩn thận lót thêm 1 tấm giấy than để nhân đôi sản phẩm để khách hàng phòng hờ khi cần. Khách của ông phần lớn là người nghèo, không biết chữ hay lớn tuổi. Khi gặp người nghèo, ông thường lấy giá rẻ, thậm chí là lấy ễn phí cho họ.

 

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống. Bao chuyện đời, chuyện người trong xã hội khiến ông càng muốn gắn bó hơn với nghề.

Ông Võ Văn Ánh, bày tỏ: "Khi làm nghề viết đơn đánh máy này thì thường thường những cái phức tạp, mâu thuẫn xã hội mình có trải nghiệm cho nên mình mỗi lần như vậy mình rút kinh nghiệm thêm trong lời văn, tình huống, để nhờ cơ quan công quyền giải quyết".

Dẫu biết thời kỳ công nghệ cao và cái “nghề cổ” dần đi vào quên lãng, thế nhưng những người thợ như ông Ánh vẫn bám trụ với nghề... Theo các bật cao niên, những năm trước 1975 là thời kì hoàng kim của nghề đánh máy chữ. Ngày ấy, tại ền Tây có rất nhiều người theo nghề và lập hẳn một tổ hợp chuyên đánh máy, thảo đơn. Bởi thời đó không có máy photocopy nên các văn bản sao y bản chính hay in ra nhiều bản cũng phải dùng máy cơ này.

Sau này khi có sự xuất hiện của chiếc máy vi tính hiện đại, người ta ít sử dụng máy đánh chữ thế là họ dần dần rời bỏ nghề để tìm kế khác sinh nhai. Đa phần người tìm đến với “nghề cổ” chủ yếu là những khách quen và cả những người thích cái cũ. 

"Hồi xưa cũng thấy người ta xài ở cơ quan nhà nước nhưng mà giờ thấy có ên chú, vòng vòng đây người ta xài máy vi tính hết rồi. Biết thì nghe nói thôi tại vì cũng mới về đây, chú làm cũng mấy chục năm rồi. Chú thì hiện tại không có ở đây, chú ở trong kìa nhà của chú. Có khách kiếm thì điện cái chú lại. Mà trời mưa trời gió gì chú cũng lại hết, người ta cần là chú lại. hay có nhiều người lại đây cái người ta đứng nhìn hoài, không đi, thấy nó cổ cổ sao á. Nhiều người thích".

Ngồi xem ông Ánh làm việc, ông Trần Văn Vinh tỏ ra thích thú với chiếc máy đánh chữ này. Nó vừa lạ vừa quen, vừa gợi lại ký ức của những ngày gian khó. Ông Vinh chia sẻ: "Thấy cũng không lạ gì, hồi đó thấy nhưng giờ ít rồi, thấy cũng vui vẻ, tiếp xúc với khách thấy cũng hài lòng".

Tuy là nghề để kiếm sống, nuôi cả gia đình nhưng điều đó không có nghĩa những người làm nghề đánh chữ thuê như ông Ánh kiếm tiền bằng mọi giá. Đứng trước những vụ việc, tranh chấp, kiện tụng, người đánh máy phải hiểu được toàn cục câu chuyện của cả hai bên, suy nghĩ thật kỹ, rồi sau đó mới chính thức ngồi thảo đơn, có lý trong mỗi lá đơn mà mình soạn thảo. Nhiều người nói vui, ông giống như Luật sư tư vấn cho người dân vậy.

Ông Võ Văn Ánh cho biết: "Nếu mình thấy trường hợp vợ chồng, cuộc sống mà cũng dễ phát sinh những mâu thuẫn, mình thấy không đáng thì mình khuyên người ta đừng ly hôn, thứ nhất mình đề cập đến vấn đề con cái nếu ly hôn con cái sẽ khổ, có những trường hợp sau khi mình khuyên người ta cám ơn về. Một đơn khiếu nại phải nói lên không đồng ý vấn đề gì, dẫn chứng rõ ràng, ví dụ bồi thường đất đai, nhà nước bồi thường không thỏa đáng thì mình cũng hỏi lý do sau, không thảo đáng chỗ nào…giải thích họ rõ ràng, họ không khiếu nại nữa".

Theo dòng chảy thời gian, khách càng ngày càng vắng, máy móc hiện đại lấn át những chiếc máy đánh chữ cơ cũ kỹ, thô sơ nhưng ông Ánh và nhiều người thợ vẫn yêu nghề, vẫn muốn gắn bó, còn khách thì còn làm. Với họ, đây không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh mà còn là niềm vui mỗi ngày.