Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

Đồng bằng trù phú, với những dòng sông chở nặng phù sa đã bồi đắp cho ền Tây những thửa ruộng, mảnh vườn tươi tốt, nuôi sống bao thế hệ. Thiên nhiên ưu đãi, những cư dân ĐBSCL quanh năm chân lấm tay bùn, do đó, trang phục của họ cũng mang đậm dấu ấn của nếp sống lao động.

Và chiếc áo bà ba cùng chiếc khăn rằn từng một thời là trang phục phổ biến của người dân nơi đây.

Áo bà ba cùng chiếc khăn rằn là trang phục đặc trưng của nông dân Nam Bộ

Có nhiều giả thuyết về sự ra đời và sự xuất hiện của áo bà ba ở ền Tây Nam Bộ. Có người cho rằng, chiếc Áo Bà ba xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 19, được cách tân từ áo của người dân đảo Penang (Malaysia) cho phù hợp với vóc dáng, nếp sinh hoạt của người Việt lúc bấy giờ.

Còn theo nhà văn Sơn Nam trong cuốn "Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam" thì: "Áo Bà ba được du nhập vào khoảng cuối thế kỷ 19, Bà-ba là người Hoa lai người Mã Lai ở Mã Lai hoặc Singapore. Vải đen được nhập cảng khá tốt, người Nam Bộ thích mặc kiểu áo vải đen của người Bà-ba nên gọi là Áo Bà ba".

Nói về sự ra đời của bộ quần áo này, soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng, chia sẻ: "Cái áo bà ba của Nam Bộ phát triển qua nhiều thời kỳ. Đầu tiên, trong công cuộc khẩn hoang thì những lớp người khẩn hoang kế thừa văn hóa trang phục của ền ngoài cho nên người ta mặc áo dài, quần cũng dài. Dần dần, văn hóa bản địa, nó mở ra để sao mà phù hợp trang phục, phù hợp với thời tiết, điều kiện lao động.

Từ đó, qua giao thoa văn hóa người Việt, Khmer, Hoa, sau đó có sự xuất hiện ra đời của chiếc áo bà ba. Chiếc áo bà ba dùng trong lao động đối với người nông dân thì hết sức phù hợp bởi vì nó ngắn. Người Nam thì người ta mặc áo bà ba, quần thì có thể là quần đùi nữa, gọi là quần xà lỏn, đi phát cỏ, đi cày này kia thì rất tiện lợi. Bị vì trước đây áo dài phết gối còn người phụ nữ thì mặc nguyên bộ vừa áo và vừa quần dài"

Áo bà ba không kén vải may. Vải may là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm... rất mau khô sau khi giặt. Chiếc áo được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc...

Trong biên khảo Văn nh ệt vườn, nhà văn Sơn Nam đã viết: “Kiểu áo bà ba là tiện lợi nhứt, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu. Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”.

Là một lão nông chính hiệu ở Hậu Giang, ông Trần Văn Lộc kể, từ hồi còn nhỏ xíu, ông đã thấy người lớn mặc áo bà ba. Từ đi ruộng, đi chợ đến đám tiệc, đi chơi, áo bà ba luôn được mọi người chọn mặc. Riêng lúc đi chơi, họ thường chọn vải sáng màu, tươi tắn: 

"Áo đen rồi khi nhưng mà đều đa số là áo bà ba nhiều. Hồi xưa hen, hồi ông mới có 5-10 tuổi gì đó rồi sao đó mới bận áo sơ vầy nè. Hồi cách đây chừng 40-50 năm mặc áo bà ba nhiều hơn áo đóng. Áo đóng là áo pijama, măng-sết đồ đó. Hồi đó đâu có nhiều, bận vải tám, mỗi người 2 bộ thay đổi vậy thôi. Hồi đó đâu có đồ nhiều"

Khăn rằn thường được cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước

Song hành cùng bộ quần áo bà ba thì không thể thiếu khăn rằn. Theo các bậc cao niên, chiếc khăn rằn ban đầu có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng, sau này được phát triển đa dạng màu sắc hơn. Từng cặp hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn. Các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn.

Soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng chia sẻ: "Đặc biệt áo bà ba phải là áo bà ba đen, phù hợp với nó không bị dơ, phù hợp với đất đai, đặc biệt đi với áo bà ba thì phải đi kèm với khăn rằn. Cái khăn rằn nó nhiều chức năng, vừa che cái đầu khỏi nắng, vừa lau mồ hôi, vừa đi tắm lau mình.v.v.. Phụ kiện áo bà ba rất là quan trọng. Nói về bộ đồ bà ba là đặc trưng của người Nam Bộ từ thời khẩn khoang"

Với chiếc khăn rằng, phụ nữ thì vắt gọn khăn trên đầu. Còn đàn ông thì cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước. Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng. Đôi khi hai đầu được buông xuôi xuống phía trước.

Theo dòng chảy thời gian, trang phục của người dân Nam Bộ có nhiều đổi thay phù hợp với điều kiện lao động sản xuất mới. Và chiếc áo bà ba cũng nhanh chóng bắt kịp với thời đại, biến tấu và song hành cùng nhịp sống nhà nông.

Soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng dẫn chứng: "Khi mà áo bà ba thoát ra khỏi môi trường lao động thì văn hóa nó biến đổi nhất là cái màu sắc. Người ta đi dự lễ hội cúng đình hoặc là người ta đi chợ thì người ta dùng áo bà ba cái màu tươi sáng hơn. Dần dần áo bà ba có loại vải nền bông hoa đẹp để đi đám cưới, đám giỗ, cúng đình. Áo bà ba chuyển từ môi trường lao động sang môi trường giải trí, sang môi trường tham gia lễ hội. Gần đây, áo bà ba được dùng trong môi trường văn hóa, nghệ thuật. Những tiết mục về nghệ thuật người ta hay mặc áo bà ba.

Vậy thì rõ ràng, chúng ta thấy cái áo bà ba nói gì nói nói tới người Nam Bộ thì đặc trưng là chiếc áo bà ba và trong quá trình nó phát triển thì có nhiều cái lúc nó được cải biên, được biến tấu về kiểu dáng, về màu sắc. Thí dụ như về cổ áo, có lúc thì cổ tròn, có lúc thì cổ thuyền, cổ lá sen, cổ trái tim, v.v nó làm cho chiếc áo bà ba ngày càng đa dạng, càng đẹp hơn. Đặc biệt là áo bà ba tôn vinh dáng vẻ, vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ"

Ngày nay, xã hội phát triển, đời sống cao hơn, nhu cầu mặc ấm đã được nâng lên thành mặc đẹp. Người nông dân có nhiều lựa chọn hơn trong trang phục của mình. Dẫu vậy, chiếc khăn rằn và áo bà ba không hề mất đi, cũng chẳng lỗi thời mà nó vẫn đang tồn tại, tạo thành nét đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước, là một nh chứng hùng hồn cho bản sắc văn hóa của người dân xứ này.