Mùi chiếu

Những chiếc chiếu Cà Mau, Long Cang, Cái Chanh, Long Định, Tà Niên… một thời đã trở thành thứ “gia tài lớn” mà bất kỳ gia đình nào cũng ao ước. Và thật thiếu sót, nếu không kể về chiếc chiếu Định Yên của xứ Lấp Vò, Đồng Tháp.

“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm

Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu

Chiếu này tôi chẳng bán đâu

Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…”

Câu ca trong bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu đã đi vào lòng của biết bao thế hệ con người vùng sông nước Cửu Long. Từ thế kỷ XVII, khi lưu dân từ ền Trung, ền Bắc đến khai cơ lập nghiệp ở vùng đất phương Nam, trong hành trang văn hóa của mình, họ mang theo nghề dệt chiếu. Để rồi, cùng với thời gian, viết nên những tên ấp, tên làng, những thế hệ nối tiếp nhau đã dựng nên những làng nghề dệt chiếu nổi danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh.

Những chiếc chiếu Cà Mau, Long Cang, Cái Chanh, Long Định, Tà Niên… một thời đã trở thành thứ “gia tài lớn” mà bất kỳ gia đình nào cũng ao ước. Và thật thiếu sót, nếu không kể về chiếc chiếu Định Yên của xứ Lấp Vò, Đồng Tháp.

Sắc màu ở Làng Chiếu Định Yên. Ảnh: Thám hiểm Mekong

"Định Yên có vựa chiếu to

Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm".

Men theo câu ca dao mộc mạc nhưng tràn đầy lòng tự hào ấy, chúng tôi tìm về với làng chiếu Định Yên nằm nép mình bên bờ sông Hậu. Trên con đường dẫn vào làng chiếu Định Yên, dễ dàng bắt gặp nào lác, nào chiếu được người dân phơi dọc bên đường. Những cọng lác xanh, đỏ, tím, vàng căng mình uống nắng, sẵn sàng bước vào cuộc lột xác làm đẹp cho đời:

Ông Trần Hữu Liêm cho biết: "Từ đời ông cố, ông nội tới đời tôi là mấy chục năm rồi. Hồi xưa, cắt rồi về, lựa chẻ, phơi. Bây giờ khỏe cái là tiểu thủ công nghiệp, người ta mần, chẻ sẵn là mình mua về thôi. Ở ngoài chợ chiếu nè, dưới Trà Vinh đồ đó chở lên. Hồi tôi còn con trai, tôi biết dệt năm 19 tuổi. Còn mấy người người ta dệt sớm nữa. Chiếu tay nó dễ lắm. Hồi xưa, dệt tay tối ngày có 4 lá chiếu. Giờ mấy đứa nó giỏi nó làm chừng 17, 18 lá chiếu mỏng".

Theo những người dân cố cựu của vùng đất này, năm xưa, ông bà họ từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ, lưu dân ền Trung di cư vào phương Nam lập nghiệp đã mang theo nghề dệt chiếu gia truyền để làm kế sinh nhai. Châu thổ Cửu Long với nhiều bãi bồi ven sông, vô cùng thuận lợi cho cây lác phát triển. Từ xóm làng heo hút, nhờ nghề chiếu ăn nên làm ra mà làng Định Yên sớm được hình thành.

Người ta cũng không nhớ chính xác xóm nghề ra đời từ bao giờ, nhưng lấy dấu mốc thời điểm xây dựng đình làng năm 1910, được triều đình công nhận và sắc phong, thì nơi đây đã có làng chiếu sung túc. Từ những năm 1920, nghề dệt chiếu phát triển đến mức nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn từ các nơi khác chở đến.

Theo tài liệu ghi chép lại, thời hoàng kim của làng chiếu Định Yên, quanh năm suốt tháng, con sông Định Yên lúc nào cũng rôm rả tiếng xuồng ghe của các thương lái buôn lác từ Vĩnh Long, Trà Vinh.. cặp bến tấp nập, đậu san sát nhau. Chợ lác này chủ yếu cung cấp lác cho làng chiếu Định Yên - nơi phần lớn người dân theo nghề chiếu tập trung chủ yếu ở 2 xã Định Yên và Định An. Cũng từ đây, cái chợ “độc nhất vô nhị” mà nghe qua ai cũng phải rùng mình “chợ ma” ra đời.

Ông Trần Văn Ớt – người đã có 20 năm lấy nghiệp mua bán lác làm kế sinh nhai, cho biết: Hồi đó, thợ chiếu bất kể giờ nào, hễ dệt xong vài đôi là lại tranh thủ vác ra chợ bán. Có những lúc về đêm, họ cũng mang chiếu đến bán, cầm theo chiếc đèn dầu tù mù. Trong bóng đêm, những người bán chiếu tay cầm đuốc, đầu đội bó chiếu to tướng.

Điều lạ là ở đây người mua chỉ ngồi một chỗ, đợi người bán đội chiếu trên đầu đến chào hàng. Hoặc khi thấy ngọn đuốc bập bùng, người mua ở dưới ghe mới lên bờ, xem chiếu và mua. Từ đó nhiều người quen gọi là “chợ ma” – chợ họp lúc nửa đêm, cũng có người gọi nó là “chợ âm phủ”. Nghe có vẻ “không giống ai”, ấy vậy mà, “chợ ma” đã từng vang bóng một thời, tạo nên sức sống mãnh liệt của làng nghề dệt chiếu, là nét văn hóa độc đáo riêng có của làng chiếu Định Yên mà không nơi nào có được:  

"Làm nghề này cũng được 19 - 20 năm rồi. Không phải cơ duyên gì, nhưng hồi đó ông già ông đi nghề này rồi thành ra lớn lên cũng đi theo nghề luôn. Mấy cái này mua ở Vũng Liêm người ta trồng, người ta cắt rồi phơi khô sẵn. Mình lại đó mình mua rồi mình bỏ lại thành từng bó như thế này. Như ghe này thì chở từ 10 đến 11 tấn. Nếu như bán đất thì mình bán 4-5 ngày còn nếu như ý chợ thì mình bán 7-8 ngày, 8-9 ngày mới hết", ông Ớt chia sẻ.

Cũng như ông Ớt, gia đình ông Nguyễn Văn Trị đã ngót nghét 30 năm sống lênh đênh trên sông nước xứ người. Quê ở ệt Vũng Liêm (Vĩnh Long), cứ năm hôm mười bữa, ông Trị và vợ lại đem lác lên Định Yên để bán. Mỗi chuyến đi lời đâu chưa đến 2 triệu đồng. Vậy mà, không đi thì lại nhớ, nằm nhà cứ bứt rứt tay chân, phải nổ máy ghe chạy về chợ chiếu, bán hết lại về. Cứ thế cuộc đời thương hồ mải ết theo ông từ khi còn là một đứa trẻ cho đến tận bây giờ:

"Ở bến lác này nếu nói thâm niên tôi cũng khoảng 30 năm trở nên. Ở bến lác trong chùa thì hầu như như “chợ ma”. không phải như ngày nay ở đây thoải mái như vậy. Hồi đó khổ lắm, không phải ghe tập trung như vậy đâu, ghe chạy tùm lum hết, sau này mới thành lập bến lác chợ chiếu này ghe mới tập trung đậu bến mua bán thoải mái hơn. Tôi sống nghề lác này thấy cũng thoải mái về gia đình kinh tế. Làng nghề này tôi yêu thích, nên tụi tôi mới gắn bó được nhiều năm từ đời cha cho đến đời con", ông Trị nói.

Ghe mua bán lát. Ảnh: Thám hiểm Mekong

Hơn một thế kỷ trôi qua, người dân Định Yên không chỉ cần mẫn dệt từng đôi chiếu mà còn kiên trì dệt nên tên đất, tên làng. Nghề dệt chiếu đã nuôi sống biết bao gia đình, có của ăn của để, con cái được học hành đến nơi đến chốn nên với mỗi người dân nơi đây, dệt chiếu không chỉ vì ếng cơm manh áo mà còn vì trách nhiệm.

Lớn lên cùng mùi lác mới, được ru ngủ bằng thứ âm thanh lách cách từ khung dệt của cha, với chị Trần Thị Kim Hoàng, nghề làm chiếu thấm sâu vào máu chị lúc nào không hay: "Mình nhìn theo ở nhà, ông bà dệt rồi mình biết. Đầu tiên, mình mua lác về mình lựa, mình phải giũ cho ba cái lác gãy nó ra hết rồi mới phơi rồi nhuộm. Nhuộm xong rồi mai mới đem ra phơi. Phơi rồi về buộc lại đàng hoàng rồi mới nhúng cho ướt lại rồi mới dệt. Mình máng lên sào cho nó thẳng cọng lác vậy đó".

Chị Kim Hoàng kể, ở xứ này từ người già cho đến người trẻ, kể cả những em mới chín, mười tuổi cũng biết dệt chiếu. Đàn ông thì phụ trách những công đoạn lựa chọn nguyên liệu như chặt cây bố, cây lác, phơi phóng và tước sợi, phụ nữ thì đảm đương việc nhuộm màu, dệt chiếu. Ngày này qua ngày khác, nhịp sống nơi đây vẫn cứ như vậy, tuy có phần thầm lặng, đơn điệu, nhưng họ vẫn chuyên tâm, cần mẫn và gắn bó với công việc này.

Người dân quê tin rằng trong đám cưới nhất định phải có đôi chiếu. Đó vừa là vật thân quen vừa là vật thiêng liêng của một cuộc hôn nhân. Người ta coi trọng người dệt chiếu cưới - phải là người đủ vợ đủ chồng, con cái đề huề và sung túc thì mới “dệt duyên” lâu bền cho đôi vợ chồng trẻ được “nương theo”. Vậy nên, dù nhiều người không còn theo nghiệp chiếu, không phải dệt chiếu để mưu sinh như thuở trước, nhưng lâu lâu, hễ có ai “đặt hàng” dệt đôi chiếu bông cho ngày cưới, họ lại chẻ lác, căng đai.

Là một trong những người thợ hiếm hoi còn giữ nghề dệt chiếu bằng tay, ông Huỳnh Văn Chiến, nhớ đau đáu cái không khí, cái âm thanh của con chùi, cây dệt. Tuy nghề có cực, thu nhập có bấp bênh nhưng chưa bao giờ ông Chiến có ý định bỏ nghề: "Dệt bằng tay không hà. Dệt sòng sòng thì được 3 chiếc, còn mắc công chuyện thì dệt 2 chiếc hà, đâu có dệt nhiều được, dệt tay lâu lắm. Mình giữ nghề truyền thống dệt hoài, với lại già rồi, mần mướn, mần thuế gì nổi".

Dệt chiếu thủ công đòi hỏi kỹ thuật cao cần hai người kết hợp. Ảnh: vietnamplus

Theo ông Chiến, để làm được chiếu đòi hỏi người thợ phải lựa các sợi lác đều, không to quá cũng không được nhuyễn quá. Những sợi lác mang đi phơi nắng từ 30 phút đến một tiếng trước khi nhuộm đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng… trong nước sôi. Sau đó, lác tiếp tục được mang phơi nắng thêm một buổi rồi mới mang vào dệt. Thế mới thấy, để làm ra một chiếc chiếu Định Yên là bao mồ hôi và nước mắt của thợ nghề.

Chiếu lác Định Yên phong phú với nhiều chủng loại, mẫu mã và kích thước khác nhau, như: Chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc,...  Chiếu được dệt theo chiều dài thống nhất 2 thước, chiều ngang 8 tất đến 1 thước 6. Riêng chiếu cổ (hay còn gọi là chiếu lãy chữ) thường có khổ 5 tất – 1 thước rưỡi.

Loại này in hoa văn khi dệt phải lãy chữ cho khéo. Đây là loại chiếu dùng trải trên bàn thờ hay đặt giữa bộ ván ngựa để dọn mâm cỗ cúng kiến ông bà, tổ tiên trong ngày giỗ, cưới hỏi, tết. Những năm giữa thế kỉ XX, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên ghe thương hồ chở bán khắp các tỉnh ĐBSCL, lên đến tận Nam Vang (Campuchia):

"Tuy rằng nó không giàu có hơn ai nhưng nghề này nuôi sống gia đình ổn định một thời gian dài tới giờ. Mình vẫn còn giữ được từ đó mình phải có ý nghĩ cố gắng làm sao để giữ vững làng nghề này".

"Nếu như dệt tay lúc trước thì dệt một ngày được 2-3 chiếc chiếu. Dệt máy bây giờ dệt được mười mấy chiếc. Thu nhập thì cao hơn gấp 4 lần. Ví dụ như dệt tay lúc trước một ngày ba bốn chục ngàn bây giờ được 120 - 130 ngàn".

Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thế nhưng, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, xóm nghề đang dần dà mai một. Mỗi ngày trôi qua, nghề như càng tụt sâu vào quá khứ, để rồi mỗi khi nhắc đến, trong mắt những người yêu nghề luôn chất chứa nỗi niềm trăn trở. Và trong dòng chảy của thị trường, khi nhu cầu xã hội ngày càng cao, đời chiếu cũng chìm nổi thăng trầm.

Những ngày này, đi dọc ệt sông Hậu ngang làng chiếu Định Yên, đâu đó, người ta vẫn còn nghe vang vang tiếng lạch cạch của cây dệt, con chùi từ nhà của chú Ba, cô Năm, dì Bảy ráo riết để kịp đơn hàng chiều 30 Tết, nghe đâu đó thứ mùi hương thoang thoảng của lác mới, của đôi chiếu vừa phơi.

Thế mới thấy, dệt chiếu đâu chỉ dệt nên những câu chuyện của gia đình, chòm xóm, mà các thế hệ thợ nghề nối tiếp nhau đã dệt nên những ký ức khó phai cho những ai đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh chiếu quê nhà…