Một thời xe lôi đạp

Mang trong mình hơi thở và nhịp sống của người dân vùng đất châu thổ Cửu Long từ hàng chục thập kỷ trước, chiếc xe lôi đạp được xem là một trong những phương tiện thuộc hàng “xe vua” được nhiều người dân miền Tây ưa chuộng.

Hình ảnh chiếc xe lôi đạp một thời rong ruổi khắp các thị trấn, xóm thôn, khi thì chở các bà ra chợ, chở học trò đến trường, lắm lúc lại chở vài món hàng lỉnh kỉnh đã trở nên thân thuộc với mảnh đất và con người phương Nam.

Xe lôi đạp - một phần ký ức, một nét văn hóa đặc trưng của người dân ền Tây Nam Bộ ngày ấy.  

Những chiếc xe lôi đã trở thành một phần ký ức của người ền Tây

Trước khi xe lôi đạp có mặt và trở thành phương tiện giao thông phổ biến của vùng lục tỉnh Nam Kỳ, vào đầu thế kỷ 20, người dân vẫn chỉ biết tới xuồng, ghe đi lại trên sông nước bởi vùng châu thổ Cửu Long vốn là vùng nhiều sông ngòi, kinh rạch, đường sá, lộ làng lúc bấy giờ dường như vẫn còn là điều xa xỉ.

Theo dòng thời gian, những phương tiện khác cũng dần ra đời như xe kéo bánh gỗ, xe kiếng, xe lôi kéo... và đến khoảng năm 1930 thì xe lôi đạp xuất hiện, nó được xem là kiểu xe văn nh, thay thế cho những phương tiện di chuyển ngày trước. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, xe lôi là đặc sản riêng của người ền Tây, từ những chiếc xe lôi bộ vốn đã lùi vào quá khứ, phát triển thành xe lôi đạp, rồi cải tiến lên xe lôi máy.

Xe lôi đạp là sự kết hợp giữa xe đạp và xe kéo. Phía trước là xe đạp, phía sau là cái thùng của xe kéo, nó có thể chở cùng lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh. Do không phải là dòng xe được sản xuất công nghiệp nên hình dáng và thiết kế của mỗi chiếc xe cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng nhờ tính tiện dụng của nó mà ngay từ khi xuất hiện, loại xe này đã chiếm được “cảm tình” và lập tức phổ biến rộng rãi ở khắp vùng Tây Nam Bộ trong khoảng nửa cuối thập niên 80 đến nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.

Khi đó, xăng dầu vẫn còn rất hiếm, Sài Gòn có xe xích lô thì ền Tây là xe lôi đạp. Từ phố thị phồn hoa hay những vùng nông thôn hẻo lánh, từ già trẻ, lớn bé, ai cũng dễ dàng thích nghi và ưu tiên lựa chọn xe lôi đạp là phương tiện đi lại chủ yếu. Cũng nhờ vậy mà nghề chạy xe lôi đạp đã có một thời “ăn nên làm ra”. 

Ông Phan Văn Tài, một phu xe đã có thâm niên hơn 30 năm ở Long Xuyên cho biết, lúc trước, sáng nào cũng vậy, đúng 4 giờ là ông có mặt ở chợ Mỹ Long, đạp vòng vòng kiếm mối. Khi thì chở trái cây, khi thì rau, củ, quả. Đến hơn 6 giờ thì chở mấy cháu học sinh đi học.

Nhờ vậy mà ông Tài nuôi được 2 đứa con, đứa nào cũng học thành tài, có công ăn việc làm ổn định: "Nói chung sống cũng được lắm. Nhờ chiếc xe mà hai đứa con của chú, một thằng học tới lớp 11, một đứa thì học hết 12 tốt nghiệp, hai đứa đứa nào cũng có công ăn chuyện mần hết. Nói chung ngày nào cũng chạy hết. Nếu mà sống nghề này mà chú ngưng chạy trong vòng 10 bữa nửa tháng là đi không được luôn.

Bởi vì cái cẳng của mình đạp như thế này quen rồi, mình mà ngưng là cái cẳng cứng nhắc, không có bước đi được. Ở đây chú thấy mỗi nhà một hộ hai ba chiếc xe lôi từ đời cha cho đến đời con chạy, một nhà hai ba chiếc xe lôi. Xe này nói chung là nếu như đi xa, xe đi qua cầu khỉ là đi được. Xe này bây giờ chỉ còn vùng An Giang là còn thôi".

Vào khoảng năm 2000 trở về trước, thời điểm mà nghề chạy xe lôi đạp là nghề thịnh hành nhất ở ền Tây Nam Bộ, phải có đến hàng trăm ngàn người theo nghề. Theo các cánh tài xế, cái vui nhất của nghề này là một chiếc xe có thể “cõng” được 4-5 người, dù có nặng cỡ nào, các bác tài cũng đạp khỏe.

Từ những người buôn gánh bán bưng cho đến các em nhỏ học sinh hay thậm chí một người phương xa lỡ đường cũng có thể là khách hàng của những người chạy xe lôi đạp. Dạo trước, dọc khắp các tỉnh ền Tây, từ Đồng Tháp, Long An, An Giang, Cần Thơ… ở đâu cũng có thể bắt gặp những chiếc xe lôi đạp ngược xuôi tấp nập.

Xe lôi chở khách. Ảnh tư liệu: vietnamnet

Ông Trần Thanh Xuyên, một phu xe ở thành phố Long Xuyên chua xót: Dân chạy xe lôi còng lưng kiếm bạc cắc nhưng hào sảng lắm. Dù là người chạy tự do hay có bến bãi trước những khách sạn lớn cũng ít khi tranh cãi giành khách. Ai đến đậu trước thì "lấy tài" trước: "Bình quân một ngày cũng kiếm được 50 ngàn, 70 ngàn, tôi chạy xe lôi được ba chục năm, bốn chục năm rồi. Nó thấp hơn lúc trước là tại vì xe bây giờ ra nhiều hơn trước, xe ôm, xe buýt… thành ra số lượng khách có nhu cầu xe lôi bị giảm bớt".

Theo cánh phu xe lâu năm kể lại, ngày trước, vía Bà vào tháng 4 âm lịch hằng năm là mùa “ăn nên làm ra” của dân đạp xe lôi từ già đến trẻ. Có thời điểm khu vực núi Sam (Châu Đốc) tập trung hàng trăm xe cùng lúc tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, vui mắt. Dân thập phương đổ về lúc tảng sáng hoặc chập choạng tối. Người chạy xe lôi cũng thức trắng đêm chở khách.

Còn giờ đây, vùng biên viễn Châu Đốc - nơi vốn được xem là “thủ phủ” của những chiếc xe lôi đạp một thời, cũng chỉ còn lát đát hơn chục chiếc và những người chạy xe lôi đạp đa phần đều có thâm niên trên 20 nắng gió bụi đường. Dân đạp xe lôi sống được với nghề đến bây giờ là nhờ mấy mối quen, chỉ cần khách “alô” một tiếng là được đưa đón tận nơi. Mỗi cuốc xe là mỗi câu chuyện mà người phu xế tâm tình cùng những người khách.

Chia sẻ về ba mươi năm làm nghề của mình, ông Võ Văn Ơn (55 tuổi, ngụ huyện Châu Phú) bộc bạch chuyện ăn ngày 2 bữa chỉ còn nghe văng vẳng như thời bao cấp. Nhưng đối với những người làm nghề xe lôi, vì kiếm sống đắp đổi qua ngày nên có người mỗi buổi sáng ra đường đạp xe với chiếc bao tử rỗng: "Xe lôi này tôi chạy trên 30 năm rồi. Xe này thì phải vất vả rồi bởi vì không phải mình ngồi một chỗ đâu. Quằng tới quằng lui kiếm khách là chạy, nên nó phải vất vả hơn so với đi làm nghề khác. Mình chạy có nề có nếp đàng hoàng, khách mà nếu có hỏi ân cần gì thì mình tiếp xúc với khách trả lời với khách cho nhã nhặn".

Những năm tháng “hoàng kim” của thời xe lôi đạp cũng chỉ còn là món quà của quá khứ, là một phần ký ức về cuộc sống nhiều thương khó của người dân ệt sông nước Cửu Long. Hình ảnh những phu xe đượm mồ hôi, gắng sức gồng mình trên những chiếc xe lôi đạp cũng đã dần đi vào dĩ vãng.

Thế nhưng, bằng cách nào đó giữa phố thị ồn ào, náo nhiệt, nơi những phương tiện hiện đại và mới mẻ trở nên phổ biến, những chiếc xe lôi đạp hiếm hoi còn lại vẫn bình lặng, rong ruổi khắp các nẻo đường, âm thầm góp nhặt sức sống qua từng vòng xe để vẫn tồn tại bền bỉ với thời gian.

Và đâu đó, giữa góc chợ nhỏ, những phu xe ngày nào vẫn cần mẫn với nghề, kiên nhẫn ngồi chờ tiếng gọi í ới “xe lôi” giữa trưa nắng chói chang.