Một thời miệt thứ

Miệt Thứ - cái tên nghe quen mà lạ. Quen vì nó đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca, vọng cổ, hay những câu hát ru “ầu ơ ví dầu…” theo nhịp võng đưa nôi. Lạ ở chỗ khi nghe đến “Miệt Thứ” người ta thường nghĩ ngay đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh, hoang sơ, ít ai đặt chân đến.

Vùng đất Miệt Thứ xưa chính là hình ảnh đặc trưng tiêu biểu cho nền văn hóa đầm lầy phương Nam, là công cuộc khai hoang mở cõi về phía cuối nguồn Tổ quốc của ông cha ta, là hành trình chinh phục thiên nhiên của những người lập ấp, giữ làng.

“Muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh…” là những gì mà người ta thường nghĩ về Miệt Thứ.

Chợ nổi ở Miệt Thứ. Ảnh: CAND

"Ngày xưa toàn đi xuồng chèo, ai mà có máy cole là dữ lắm rồi đó, không có lộ gì hết, đi vô ruộng là đi đường mòn không à".

"Ngày xưa sản xuất lúa là dở lắm, đâu có kỹ thuật gì đâu, toàn để thiên nhiên không à, công chừng 5-10 giạ thôi, không nhiều"

"Ngày xưa nước mặn, một mùa làm có một vụ thôi, một công có mười mấy giạ, thậm chí đất mà mới khai hoang thì có 1-2 giạ, làm coi như là chạy đói không đó, mà ai cũng phải làm, làm cực lắm".

Miệt Thứ là tên chung chỉ vùng đất thuộc địa bàn các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang) nằm cặp sông Cái Lớn, chạy ra vịnh Rạch Giá rồi quặt trái xuống Cà Mau. Toàn bộ ệt thứ trải dài trên 30km kể từ sông Cái Lớn tới trung tâm huyện An Minh, rộng chừng 15km tính từ bờ biển vào đất liền.

Theo Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng - Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: “Vùng mà chúng ta hiện nay gọi là Miệt Thứ, tức là ở phía tả ngạn sông Cái Lớn đi ra tới biển, ngày xưa là rừng rậm hoang vu, bước chân con người tới đó khai phá trên 300 năm có lẻ. Lúc đó, chưa có tên Miệt Thứ, cũng chưa có tên gọi là U Minh. Khi tỉnh Hà Tiên được thành lập, tức là sau năm 1832, sách của triều Nguyễn có ghi về một vùng gọi là Lâm Tẩu, tức là vùng rừng ngập nước. Khi nói tới vùng đất này, người ta cũng nói tới Thập câu, tức là 10 con rạch. Từ “câu” tức là ngòi nước chảy ra ngoài biển”.

Nhà văn Sơn Nam trong tác phẩm ghi chép về vùng đất Kiên Giang cũng từng đề cập đến hai từ “Miệt thứ” này. Ông viết: “Đó là vùng "Lâm Sác", vùng Thập Câu, giới bình dân gọi nôm na đó là Miệt Thứ, là ven U Minh. Thập Câu là mười con rạch mang tên là rạch thứ Nhứt, rạch Thứ Hai... rạch thứ Mười chảy song song từ vùng đất thấp U Minh Thượng ra biển, gọi là “thập” nhưng trong thực tế hơn mười con rạch. Người địa phương lần hồi khai thác và khám phá thêm, thí dụ như rạch thứ chín rưỡi (giữa rạch thứ Chín và thứ Mười) hoặc rạch Xẻo Vẹt, Xẻo Ngát, Chà Và giả, Chà Và thiệt, rạch Ổ Heo, rạch Nằm Bếp, rạch Kim Quy...

Đây là vùng đất vào thời trước rất xa xôi, hiểm trở với nhiều thú dữ và bệnh tật, là nơi dừng chân cuối cùng của người dân Việt trên con đường Nam tiến, người dân chỉ đến khai thác vùng này từ sau năm 1870. Ở vùng Miệt Thứ, ruộng xấu năng suất kém, đất thấp nhiều muỗi mòng, nhưng được một cái ở Miệt Thứ những thức ăn như kỳ đà, rắn, lươn, cua, cá lóc, tôm, đuông chà là nhiều đến mức ê hề…”.

Sinh thời, cố nhà văn Anh Động – người đã gắn bó một đời với vùng đất đất phương Nam đã từng lý giải: "Ông Trịnh Hoài Đức đi theo mé biển, lúc đó chưa có kinh do Pháp đào và đếm, lựa chọn những con rạch mấu chốt và đặt, gọi là Thập câu, ệt Thập câu, ền Thập câu,… ổng tả kỹ trong Gia Định Thành thông chí”.

Xuồng ba lá là phương tiện đi lại thuận lợi của người dân Miệt Thứ (Ảnh: Báo Cần Thơ)

Theo nhiều tư liệu còn ghi lại, ệt là một danh từ chung, có nghĩa là xứ, vùng, ền, cũng có thể ngầm hiểu là vùng xa xôi, hẻo lánh. Nói rộng hơn, ệt thứ là chỉ ệt dưới, để phân biệt với ệt trên, tức là ệt vườn vùng sông Tiền, sông Hậu.

Người ta cho rằng, điều dễ nhận ra văn hóa ệt thứ, đó chính là các con rạch  nằm đều nhau từ Thứ Hai đến Thứ Mười Một. Ngoài các con kênh đặt tên Thứ rồi lấy đó làm tên cụm dân cư kế bên, thì Miệt Thứ còn vô số các con kênh thủy lợi làm mới, nhỏ hơn gọi là xẻo. Từ xẻo tồn tại trong từ điển tiếng địa phương của riêng Miệt Thứ có nghĩa là con rạch nhỏ. Dân cư tập trung ở các xẻo này gọi là Xẻo Rô, Xẻo Nhàu...

Ngày nay, nhiều người xa xứ chắc có lẽ sẽ rất bất ngờ trước sự đổi thay của quê hương ệt thứ. Xe chạy bon bon trên quốc lộ 63 về thị trấn Thứ Ba, một bên là con kinh xáng Xẻo Rô gắn với nhiều giai thoại, một bên là những cánh đồng xanh mướt hút tầm mắt. Chính nhờ sức lao động, bàn tay và khối óc, những người nông dân Miệt Thứ đã biến những đầm lầy hoang sơ thành những cánh đồng cò bay thẳng cánh, góp phần không nhỏ vào sản lượng nông sản Kiên Giang trong những năm vừa qua.

Ðường đi Miệt Thứ bây giờ không còn quá cách trở. Từ thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành đã có cầu nối liền Miệt Thứ, theo quốc lộ 63 thẳng tắp xuống tận các huyện: U Minh, Vĩnh Thuận (Kiên Giang) và cả huyện Thới Bình (Cà Mau). Hai chiếc cầu lớn nối từ bờ Minh Lương băng qua hai con sông Cái Bé và Cái Lớn, rút ngắn thời gian đi lại, nhanh chóng hơn phà.

Không chỉ tuyến QL được thông suốt mà các con đường rẽ vào các thứ giờ đây cũng đã được bê tông hóa, nhựa hóa theo chuẩn Nông thôn mới, đường liên ấp 2,5 m, đường liên xã 3,5 m. Nhà tường kiên cố thi nhau mọc lên thay cho những căn nhà lá. Con phà Tắc Cậu giờ chỉ còn trong ký ức, khi sứ mệnh “đưa người như đưa sáo sang sông” đã hoàn thành năm 2014.

Ấy vậy mà, về Miệt thứ hôm nay, người ta vẫn thấy xuồng ghe nhộn nhịp trên những nhánh sông xẻ dọc, bà con vẫn chạy vỏ lãi, tắc ráng mỗi lần ra chợ giao thương - những thói quen cả chục năm trước dường như đã đi vào tiềm thức, trở thành nếp sống của cư dân ền ệt thứ bao đời nay.