Mê làm việc thiện, lan tỏa yêu thương

Đến xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang hỏi thăm về chàng trai mê làm thiện nguyện Nguyễn Văn Tiến thì hầu như ai cũng biết. Bởi anh chính là người đứng ra vận động bà con, mạnh thường quân cùng chung tay cất nhà tình thương, chuyển viện miễn phí, nấu cơm 0 đồng,…cho những bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Càng mê thiện nguyện, anh Tiến nhận thấy cuộc sống càng ý nghĩa và muốn giúp đỡ, san sẻ nhiều hơn với những mảnh đời khó khăn. 

 

Từ năm 2022 đến nay, anh Tiến đã vận động vật liệu để xây mới, sửa chữa cho 12 tuyến đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chào anh Tiến, trước đây anh có công việc ổn định ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó anh xuất gia một thời gian. Cách đây vài năm, anh lại trở về quê gắn bó với công việc thiện nguyện. Vì sao anh lại có quyết định này?

Lúc trước mình ở trên Sài Gòn, từng ở thiền viện tu tập gần cả chục năm. Trong thời gian ở đó, mình cũng có làm hoạt động từ thiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hàng thán, mình hay làm hoạt động từ thiện lúc còn ở trên chùa.

Sau này nghỉ ở chùa thì về quê hương, xứ sở nhà vẫn duy trì hoạt động tiếp thiện nguyện, công tác xã hội, cũng nhờ những mạnh thường quân cũ hồi đó giờ.

Nói chung tâm nguyện từ lúc đi tục học giáo lý bên nhà Phật, cũng theo lời của Bác Hồ dạy thì cũng luôn luôn đoàn kết, xây dựng đất nước, nông thôn cho bà con để cho mọi người ấm no, hạnh phúc.

Hiện tại, anh Tiến và bà con ở đây có những hoạt động thiện nguyện nào?

Bao gồm cái chính là bếp ăn từ thiện phục vụ hàng ngày cho học sinh và quý bà con. Kế nữa là xe chuyển bệnh cấp cứu để giúp bà con trong lúc đau ốm, bệnh tật, thời gian là 24/24. Kế nữa là giậm vá lộ. Lộ xá ở ấp này, ấp kia hoặc các xã lân cận cứ hư hao này kia đó, vận động quý bà con ra sức, vận động mạnh thường quân trong ngoài nước, để sửa chữa ổ gà này kia, nhất là mùa mưa nắng để cho bà con, học sinh đi lại được an toàn.

Thứ tư là xây dựng nhà tình thương. Bởi tôi đi một số nơi thấy nhà tranh vách đất, mưa dột thấy cơ cực quá nên vận động mạnh thường quân cất mỗi căn khoảng chừng 50 triệu - 60 triệu. Nếu căn sửa chữa cũ thành mới thì một căn tầm 30 triệu. Mỗi năm trung bình khoảng cỡ 2-3 căn vậy đó.

Khi nghe tin con trai về quê và làm thiện nguyện với bà con địa phương, gia đình của anh nghĩ như thế nào?

Ban đầu gia đình thấy việc làm này có ý nghĩa nên cũng đồng hành và ủng hộ. Gia đình cha mẹ cũng nấu bếp ăn từ thiện nấu trong tổ từ thiện của thành phố Ngã Bảy, Bệnh viện Đa khoa nữa.

Cha mẹ cũng đồng hành, làm từ thiện chung luôn.

Bếp ăn thiện nguyện của mình hoạt động như thế nào anh Tiến?

Trung bình khoảng từ sáng đến trưa là 120-130 suất vậy đó.  Phục vụ sáng với trưa. 5 giờ rưỡi sáng tới 11 giờ trưa. Từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần. Sáng cỡ 3 giờ là lại đây nhóm lửa để nấu cháo, nước súp này kia.

Tại sáng ra, mọi người hay ăn cháo, súp, mì hay nui gì đó. Trưa thì học sinh tan ra, cấp 1, cấp 2 vô đây ăn cơm rồi những bà con bán vé số, làm hồ vô đây xin cơm hộp về ăn, có người ăn tại chỗ cũng có.

Lúc nãy anh Tiến có nhắc tới hoạt động giậm vá đường nông thôn nữa. Cụ thể ra sao vậy anh Tiến?

Vật liệu xây dựng thì mỗi khi đi vá lộ ấp nào, đoạn đường là nguyên đoạn đó khoảng 1 cây số hoặc 1 cây mấy số vậy đó. Chụp hình những cái nơi hư hao, ở gà này kia rồi gửi cho những mạnh thường quân cũng thân quen hồi đó giờ rồi người ta ủng hộ, gửi tiền xuống. Khi làm xong cũng báo cho Ủy ban.

Ủy ban cũng vận động những bà con trên đoạn đường mình làm rồi họ bỏ công sức ra. Vật liệu thì bên từ thiện vận động, đôi khi lâu lâu, Ủy ban cũng vận động được nguồn xi măng tiếp bên tổ vá lộ từ thiện cũng nhẹ được phần đó, chỉ lo phần cát đá. Có những công trình làm một cây mấy số làm 2 hoặc 3 ngày mới xong. Có chỗ nào làm ít thì làm trong ngày. Số lượng trăm mấy, hai trăm bao xi măng một tuyến đường không chừng.

Mong muốn của anh Tiến sắp tới trong hoạt động thiện nguyện là gì?

Tôi sẽ tiếp tục tâm nguyện để nhầm giúp đỡ cho bà con, cho xã hội một phần nào đó thì tốt phần đó. Cũng ráng cố gắng, hết sức, hết lòng với những ước nguyện vẫn duy trì hoạt động tiếp tục.

Bên cạnh đó, sẽ vận động những người có tâm nguyện góp sức gắn bó với mình để giúp cho bà con, cho xã hội, cho đồng bào, cho quê hương.

Cảm ơn anh Tiến với những chia sẻ vừa rồi.

Anh Nguyễn Văn Tiến (bìa phải) trộn hồ làm đường nông thôn tại xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy, Hậu Giang. Ảnh: Thanh niên

Trở lại câu chuyện cách đây khoảng 18 năm, sau khi tốt nghiệp trung cấp điện, anh Nguyễn Văn Tiến gắn bó với công việc chuyên về bảo trì thiết bị ở Bình Dương với thu nhập ổn định. Ngày chủ nhật rãnh rỗi, anh cùng vài người bạn lên chùa làm công quả.

Năm 2011, anh Tiến nghỉ việc, xuất gia, tu học tại một tu viện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 6 năm sau, bước ngoặt lại đến khi anh Tiến trở về quê nhà ở xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và bắt đầu với công việc nấu cơm, cháo từ thiện tại Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố Ngã Bảy.

Khi trung tâm chuyển về địa điểm khác, anh Tiến phối hợp địa phương xây dựng "bếp ăn chay 0 đồng" cạnh Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Tân Thành. Khuôn viên bếp ăn được trưng dụng từ trụ sở nhà văn hóa ấp.

Từ đó, những em học sinh, những cô chú bán vé số, anh chị thợ hồ có thêm những bữa cơm ấm lòng, hoàn toàn ễn phí. Nhận thấy việc làm của anh có ý nghĩa, nhiều bà con địa phương, mạnh thường quân dang tay cùng anh duy trì bếp ăn. Anh Tiến còn là tài xế chính của những chuyến xe cấp cứu chuyển bệnh ễn phí.

Anh Tiến chia sẻ: "Xe cấp cứu này thì cũng vận động mạnh thường quân để mở hoạt động giúp cho bà con cấp cứu kịp thời lúc đau bệnh nhọc nhằn, trở ngại khó khăn. Bên cạnh đó cũng có tài xế phụ nữa. Lúc nào mà bận công chuyện khó khăn thì cũng có anh bảo vệ bên trường học đối diện đây. Ảnh cũng phát tâm ủng hộ cũng mấy năm nay".

Bên cạnh bếp ăn, xe cấp cứu ễn phí, anh Tiến còn là người xong xáo trong hoạt động dặm vá những con đường xuống cấp. Anh nhẩm tính, đến nay, anh đã vận qđộng được hơn 4.000 bao xi măng, trên 200 m3 cát, đá để dặm vá các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Anh Tiến chia sẻ thêm: "Nói chung làm đường cũng lâu, nhiều lắm rồi, cũng mấy chục tuyến rồi đó. Làm từ năm hồi 2018 tới giờ của quê hương. Mỗi năm làm ở 2-3 chỗ, 3-4 chỗ. Hồi Tết tới giờ làm cỡ chừng 3 tiếng rồi. Nhà thì nói chung mỗi năm vận động khoảng chừng 2 căn. Có lúc thì được 3 căn không chừng. Phát thêm một số phần quà kèm theo để cho bà con ở địa phương nhà khoảng chừng vài chục phần vậy đó".

Anh Nguyễn Văn Tiến phục vụ “bếp ăn chay 0 đồng” cạnh Trường THCS Lê Hồng Phong. Ảnh: Thanh niên

Từ năm 2022 đến nay, anh Tiến đã vận động vật liệu để xây mới, sửa chữa cho 12 tuyến đường; góp phần cùng địa phương thực hiện 18 tuyến đường thắp sáng đường quê. Tổng kinh phí các công trình trên 1,5 tỉ đồng.

"Tấm gương đối với lòng thương người, tốt đối với địa phương. Cái này mình phải trân trọng để noi gương, nhân rộng mô hình này ra để thực hiện giúp cho bà con khó khăn trên địa bàn".

"Đối với anh Tiến làm rất là tốt. Đây là một cái gương điển hình của xã. Anh Tiến phải nói là một cái gương người tốt việc tốt. Không chỉ góp công, góp của, vận động tiền xây dựng nhà tình thương".  

Nhìn những cô cậu học trò, những cô chú bán vé số, thợ hồ no bụng sau khi ăn cơm tại bếp ăn 0 đồng, hay những bệnh nhân được chuyển bệnh bằng xe cấp cứu ễn phí dần bình phục, anh Tiến mừng trong bụng.

Đây chính là những động lực để anh nỗ lực hơn, duy trì công tác thiện nguyện càng lâu càng tốt cũng bởi “làm riết quen rồi”, còn sức là còn làm bởi với anh “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.