Lối xưa, tàu đò Miệt Thứ

Cách đây mấy thập kỉ, khi nhắc đến Miệt Thứ, nhiều người liên tưởng đến vùng đất khó khăn, xa xôi, cách trở, người thưa nhà vắng, nước mặn đồng khô...

Hồi ấy, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đường sá chưa thuận tiện nên hễ đi đâu xa xa, người ta lại trông cậy vào những chuyến đò. Không ít người chọn chạy đò, đi đò như cái duyên, cái nghiệp của mình. 

Nhắc đến những chuyến đò, không thể không nhắc đến những chuyến đò xuôi ngược nơi vùng ệt thứ. Sở dĩ gọi là “ệt thứ” vì theo người dân ở đây; “ệt” là để chỉ vùng quê xa xôi, hẻo lánh; còn “thứ” là gọi theo thứ tự các con rạch. Sách Đại Nam Nhất Thống chí viết: “…

Từ con rạch thứ nhất tới rạch thứ 10 xếp đặt thành hàng đều nhau, nước từ ruộng chằm chảy thông ra biển, sinh ra rất nhiều cá tôm”.

Một góc chợ nổi Miệt thứ  (Ảnh: CAND)

Miệt thứ là tên chung chỉ vùng đất thuộc địa bàn các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang) nằm cặp sông Cái Lớn, chạy ra vịnh Rạch Giá rồi quặt trái xuống tới huyện U Minh (Cà Mau). Giồng đất cổ này dài chừng 30km, rộng 15km tính từ biển vào có dân cư phân bố đều theo các xóm giềng. Trong ký ức của nhiều người nơi đây là một ền đất xa xôi cuối trời tổ quốc, cách trở đò ngang.

Kể về vùng đất này, nhà văn Sơn Nam trong tác phẩm ghi chép về vùng đất Kiên Giang viết: “Đó là vùng "Lâm Sác", vùng Thập Câu, giới bình dân gọi nôm na đó là Miệt Thứ, là ven U Minh. Thập Câu là mười con rạch mang tên là rạch thứ Nhứt, rạch Thứ Hai... rạch thứ Mười chảy song song từ vùng đất thấp U Minh Thượng ra biển, gọi là “thập” nhưng trong thực tế hơn mười con rạch. Người địa phương lần hồi khai thác và khám phá thêm, thí dụ như rạch thứ chín rưỡi hoặc rạch Xẻo Vẹt, Xẻo Ngát, Chà Và giả, Chà Và thiệt, ….

Nhiều năm về trước, khi đường sá chưa phát triển thì khi ai về làm ăn hay lấy chồng ệt thứ là người ta rầu thúi ruột. Bởi lẽ hồi ấy, để di chuyển ở đây, người ta phải mòn mỏi cảnh lụy phà, lụy đò dọc, đò ngang....

Nối nghiệp gia đình, ông Võ Văn Út Ba, ngụ huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, đã có thâm niên gần 30 năm mưu sinh theo từng chuyến đò dọc kể: "Người ta đứng đón cách 50-70 m, thấy quắc lại, hồi xưa chạy 3-4h khuya người ta đốt đuốc, ngoắc mình. Còn sau này chạy 5h sáng, hừng hừng thấy rồi. Hàng hóa mới điện thoại, còn khách hàng người ta đón mình ghé lại rước người ta đi thôi. Hồi xưa chạy bữa cũng kiếm 500-600 ngàn, cũng ngon lắm, vàng rẻ, mua được trên 1 chỉ, biết vàng lên mua vàng cũng lời"

Theo lời ông Út Ba, ngày trước di chuyển bằng đò là chủ yếu. Với con đò gỗ dài hơn chục mét, ngang khoảng hai mét. Chủ đò lúc đó thường kiêm luôn tài công. Đò chạy dọc theo tuyến cố định như xe buýt bây giờ, cứ canh gần tới bến thì ông Ba bớp kèn, để cho khách có nhu cầu biết. Ngoài đón khách ở các bến quen thuộc, dọc đường thấy ai đứng trên bờ kêu thì ghé vào rước.

Miệt thứ ngày nay (Ảnh: Báo Nhân dân)

Trên tuyến Kiên Giang đi Hậu Giang của ông chạy đều đặn mỗi ngày, chạy 5 ngày rồi đổi tài người khác chạy, cứ thế luân phiên nhau. Ông Út Ba, kể tiếp: "Trước đây, HTX bây giờ HTX không còn kể đò nữa, bỏ đò rồi, còn xe thôi. Hồi đó, đò nằm chung với xe luôn. Cũng như 3 chiếc mình gom lại mình bàn, tôi chạy 5 ngày, cưng chạy 5 ngày, chạy giáp giáp vậy đó. Chia nhau để sống thôi. Năm 80-90 mấy, thịnh hành, lộ làng chưa có. Đò này, chở 50-70 khách"

Trên những chuyến đò, người lớn bàn chuyện làm ăn, chuyện con cái học hành. Trong ký ức của những bậc cao niên, đôi khi muốn đi từ tỉnh này qua tỉnh khác, người ta phải đi qua tới 4 hoặc 5 chặng mới tới.

Hơn 20 năm gắn với sông nước và những chuyến đò khách ệt vùng ệt thứ, ông Trung Bá Nam quê Kiên Giang kể lại: thời hưng thịnh, ngoài chở khách, những chuyến đò của ông cũng nhận lấy hàng cho các tiệm, cửa hàng tạp hóa ở trên tuyến đường của mình đi qua.

Ông Nam say sưa kể: "Mấy năm mà chưa có cao tốc, lúc đó, khách đông lắm, lộ làng không có người ta đâu có đi xe được đâu. Hồi đó ngày nào mình cũng chạy hết trơn, vé 1 người từ dưới lên đây thì 20 ngàn, rồi từ từ dầu lên, lên được 30 ngàn, bể đường không chở khách được, bây giờ chở đồ không"

Theo lời ông Nam, hơn chục năm trước, những chuyến đò dọc rất nhộn nhịp và đông vui. Người ta thích đi đò không chỉ vì có thú vui ngắm cảnh làng quê sông nước, mà còn vì những tháng ngày đó, đò nhỏ chạy sông nhỏ, tốc độ cũng rất chậm nên hầu hết đều an toàn, không có cảnh chen lấn, hợp với những ai mắc chứng say xe.

Trãi qua bao thăng trầm, chuyện dòng sông, bến nước, con đò chưa là hoài niệm mà là những thay đổi cho phù hợp với thời gian. Không chỉ đường về ệt Thứ mà nhiều vùng ở ền Tây đã không còn trắc trở, cũng chẳng phải chốn ‘khỉ ho cò gáy’, khoảng cách xa xôi đã được rút ngắn.

Ngày nay, đường bộ phát triển, những chuyến đò khách bắt đầu lùi vào dĩ vãng, khép lại sứ mệnh lịch sử vận chuyển hành khách một thời gian khó. Thế nhưng, hình ảnh những chuyến đò ệt thứ ngang dọc một thời nơi ền sông nước vẫn sẽ mãi là những ký ức đẹp của những ai từng gắn bó và xuôi dòng con nước sông quê.