Kỷ nguyên bứt phá của thương mại điện tử (Bài 2)

Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 đang trên đà phát triển vượt bậc, chìa khoá nào để doanh nghiệp nắm bắt tốt cơ hội này để phát triển trong thời gian tới?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

Ảnh nh họa 

# Dù xuất khẩu của Việt Nam hạ nhiệt trong tháng 7, nhưng cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s vẫn nâng dự báo tăng trưởng của nước ta năm nay lên mức 8,5%. 

Còn Bộ Công Thương vừa yêu cầu các DN liên quan báo cáo vụ việc hơn 1,4 tấn mì tôm NK từ Việt Nam bị thu hồi và tiêu hủy tại Đài Loan. 

# Dự báo, lạm phát tại các thị trường XK như Mỹ, Eu sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các DN dệt may, da giày và đồ gỗ từ nay đến cuối năm. 

Đáng chú ý, từ hôm nay đến 26/8, tại TPHCM sẽ diễn ra sự kiện Khởi nghiệp Việt Nam ‘Vietnam Startup Day 2022’, với sự tham gia của hơn 500 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. 

# Với diễn biến lãi suất huy động tăng cao, theo VNDirect, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3-0,5% trong những tháng cuối năm nay. 

Với lĩnh vực BĐS, dự báo, thị trường cuối năm đối mặt với nhiều khó khăn nên sẽ 'ngủ đông', cùng với mức giá giảm từ 5-30% ở nhiều phân khúc. 

# Bộ Tài chính cho biết, không đồng ý ễn thuế môi trường với nhiên liệu bay, vì nếu ễn sẽ không đảm bảo đúng bản chất của sắc thuế này. 

Còn tính từ đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhiều nhất là từ Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. 

# Nhà Trắng vừa điều chỉnh dự báo GDP thực tế năm 2022 của Mỹ giảm mạnh xuống còn 1,4%, từ mức dự báo 3,8% hồi đầu năm. 

Cũng tại Mỹ, hàng loạt DN đang có xu hướng đưa công xưởng từ nước ngoài trở về Mỹ, qua đó tạo thêm được khoảng 350.000 vị trí việc làm từ đầu năm tới nay. 

# Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự báo, 25% dân số châu Á và Thái Bình Dương vươn lên tầng lớp trung lưu vào 2030. 

Và theo thống kê, bất ổn chính trị Nga-Ukraine đã khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ảnh nh họa

 Kỷ nguyên bứt phá của thương mại điện tử

Tính tới nửa đầu năm 2021, VN có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị. Hiện nay, các nhà kinh doanh sàn thương mại điện tử lớn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP.HCM.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ KH&ĐT cho biết, kinh tế VN đang từng bước chuyển mình hướng tới nền kinh tế số, trong đó, hoạt động thương mại xuyên biên giới đang trở thành nhân tố cốt lõi:         

"Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT VN càng ngày càng được mở rộng và đã trở thành hình thức kinh doanh phổ biến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, hàng hóa, dịch vụ công nghệ hiện đại."         

Để bán hàng thành công trên sàn TMĐT, ông Trịnh Khắc Toàn, GĐ Khu vực phía Bắc, Amazon Global Selling VN cho rằng, các nhà bán hàng cần định hướng chiến lược sản phẩm, định hướng đến khách hàng tiềm năng; đa dạng hình thức vận chuyển; lên kế hoạch đầu tư quảng cáo; hoạch định kế hoạch kinh doanh, và quan trọng nhất là phải xây dựng thương hiệu:         

"Việc đầu tư và nhân sự chuyên trách rất quan trọng cho phát triển thương hiệu sản phẩm để DN có thể thành công trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, cần phải đầu tư nhân sự chuyên trách. Tiếp theo, phải nghiên cứu và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và xây dựng thương hiệu".

Đồng thời, các DN nên kinh doanh đa sàn sẽ giúp tận dụng được hết cơ hội để phát huy tiềm năng của mình. Tiếp đến là phải hiểu thị trường, đối thủ, vận dụng điểm mạnh của mình tiếp cận các thị trường ngách. Bà Vũ Thị Thư, phụ trách kinh doanh sàn TMĐT Tiki cho biết, TMĐT sẽ là cơ hội lớn cho DN Việt Nam phát triển:         

"Tất cả các sàn TMĐT có một chiến lược phát triển bền bỉ và luôn luôn hỗ trợ các DN Việt, đặc biệt là các DN mới lên sàn, chỉ cần DN có niềm tin, có kế hoạch, có thể kết nối với tất cả các sàn TMĐT… để có thời gian phát triển sản phẩm của mình; tất cả những phần chiến lược này thì cũng phù hợp với cả những doanh nghiệp mà đã phát triển trên sàn".         

Còn ở góc độ pháp lý, LS Lê Trọng Thêm, GĐ Cty Luật LTT&Lawyers cho rằng, kinh doanh luôn có những rủi ro, đặc biệt là trong TMĐT khi mà người bán và người mua chưa bao giờ gặp nhau. Do đó, các DN cần xây dựng chính sách bán hàng đầy đủ, chi tiết và cụ thể, tìm hiểu và nắm bắt luật chơi trên các sàn TMĐT để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ thiệt hại về kinh tế:         

"DN cần nghe những hướng dẫn của các đơn vị cung cấp sàn TMĐT, giúp DN gia tăng được doanh số. Đồng thời, cần phải nắm luật chơi sàn TMĐT quốc tế đặt ra, nắm bắt luật pháp của bên bán và mua để tránh rủi ro. DN cũng nên tham gia vào những Hiệp hội, tăng cường sự kết nối với cơ quan quản lý nhà nước để tìm sự hỗ trợ trong việc giải quyết những bất đồng".

TMĐT đang trở thành xu thế kinh doanh trong thương mại toàn cầu. Đặc biệt, đây sẽ là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt cần hướng tới để loại bỏ bước trung gian, kiểm soát được mặt hàng, nhà phân phối, phản hồi từ khách hàng, định vị được thương hiệu… từ đó giúp giảm chi phí và bán hàng hiệu quả hơn.

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa VnEconomy

 

# Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa ra quyết định về việc hủy niêm yết gần 567,6 triệu cổ phiếu ROS do Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros phát hành. HOSE cho rằng FLC Faros đang vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin và quản trị công ty.

# Trở lại với phiên hôm nay, chỉ số đóng cửa sát mốc cao nhất trong ngày, tại 1.288,88 điểm tăng 11,72 điểm. Thanh khoản đạt 13,6 tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE, tăng nhẹ so với phiên trước.

# Theo SSI Reseach, khối ngoại kết thúc chuỗi 4 phiên bán ròng bằng 1 phiên mua ròng nhẹ +90,7 tỷ đồng trên HOSE. Trong khi đà tăng ở các nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ yếu hơn thị trường chung, cụ thể chỉ 0,85% trên chỉ số VNMidcap và 0,42% trên chỉ số VNSmallcap.