Kỷ nguyên bứt phá của thương mại điện tử (Bài 1)

Thương mại điện tử đã làm thay đổi rất lớn việc kinh doanh của DN và thói quen mua sắm người tiêu dùng. Bước chuyển mình của các doanh nghiệp Việt ra sao?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Là một trong những DN ảnh hưởng từ dịch bệnh, Công ty cổ phần Ong ền núi đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua mạng, hàng tuần đều thực hiện các buổi livestream bán hàng. Đồng thời, kết hợp nhiều kênh bao gồm các sàn thương mại điện tử, các kênh mạng xã hội, website… để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Bà Lưu Thị Đào, GĐ Công ty cho biết:

"Chúng tôi tham gia vào các buổi học tập về livestream, bán hàng…, cùng với đó chúng tôi tập huấn cho nhân viên, các hệ thống cửa hàng nhằm mà lan tỏa sản phẩm của doanh nghiệp cho nhiều khách hàng biết tới. Và đưa các sản phẩm của mình lên các sàn TMĐT Lazada, tiki, Shopee…  để được nhiều người biết và tiêu dùng nhiều hơn".

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 tác động, làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, tạo thói quen cho người dùng tham gia vào thương mại điện tử. Qua đó sẽ giúp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần đẩy nhanh phục hồi kinh tế:

"Trong suốt thời gian vừa qua vai trò của TMĐT đã nh chứng một điều là một công cụ để hỗ trợ phát triển kinh tế, Hiệp hội đã phối hợp với tất cả các địa phương để phát triển việc ứng dụng cũng như triển khai thương mại điện tử cho tất cả các ngành hàng, đó cũng chính là điều mà làm thay đổi cục diện thương mại điện tử trong thời gian sắp tới".

Cùng với những cơ hội, các hình thức gian lận trong mô hình TMĐT đang là một thách thức để phát triển. Ông Vũ Anh,Đại diện sàn TMĐT Vỏ Sò nêu một thực tế, hiện nay vấn nạn hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất nhức nhối, các sàn TMĐT thường chạy theo mục tiêu thu hút được nhiều người bán hàng, nên thường làm chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác nh hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng hàng hóa đưa lên sàn có nhiều mặt hàng giả, nhái: 

"Tôi cho rằng các sàn cũng nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc, hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng… để xác nh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa. các hoạt động này sẽ là hình thức góp phần làm giảm bớt, tiến tới xóa bỏ hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng trên sàn thương mại điện tử".

Nhận định thêm về những khó khăn và rào cản mà doanh nghiệp Việt gặp phải khi tham gia thương mại điện tử, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết:

"Bên cạnh những cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng, nhờ vào thương mại điện tử xuyên biên giới, vẫn tồn tại bất cập đối với doanh nghiệp Việt Nam như thiếu thông tin, chưa có sự chuẩn bị để đáp ứng được sở thích và tâm lý người tiêu dùng nước ngoài, chưa chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng, xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới..."

Tại nước ta, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Vậy chìa khoá nào để doanh nghiệp nắm bắt tốt cơ hội này để phát triển trong thời gian tới?

Tin tức trong nước và quốc tế

# Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng qua ước đạt hơn 35% kế hoạch và đạt 39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. 

Còn theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, nhiều tập đoàn toàn cầu đang quan tâm tới việc mở nhà máy lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, điểm nghẽn là cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn còn yếu. 

# Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện mỗi năm VN đưa được khoảng 100.000 lao động làm việc ở nước ngoài, nguồn kiều hối gửi về hơn 3 tỷ USD/năm. 

Với thị trường XNK, ước tính, xuất khẩu quý 4 sẽ chậm lại và tăng trưởng âm 3,5%, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khoảng 3,6%. 

# Các chuyên gia tài chính vừa cảnh báo người dân cần cẩn trọng với lời mời mua trái phiếu DN như một hình thức gửi tiết kiệm, với mức phí 2-3 triệu đồng. 

Ở lĩnh vực BĐS, theo Sở Xây dựng TPHCM, hiện các sở, ngành vẫn chậm trễ trong việc báo cáo về vướng mắc pháp lý của 116 dự án BĐS, nhà ở thương mại trên địa bàn TP.

# Hội chợ Triển lãm Thủy sản VietFish 2022 do Hiệp hội chế biến & XK thủy sản VN tổ chức vừa khai mạc vào sáng nay tại TPHCM. 

Và từ hôm nay đến 26/8 tại Hà Nội diễn ra “Hội chợ công nghiệp hỗ trợ 2022”, với hơn 250 gian hàng của các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài. 

# Trong bối cảnh giá năng lượng thiết lập kỷ lục mới, Thủ tướng Bỉ vừa cảnh báo châu Âu sẽ phải đối mặt với ‘10 mùa đông khó khăn’ do khí đốt không đáp ứng đủ nhu cầu. 

Tương tự, giá khí đốt tăng cao có thể sẽ khiến tỷ lệ lạm phát ở Anh đạt mức kỷ lục hơn 18% vào tháng 1 năm sau. 

# Theo Nikkei, trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển đang lao đao vì khối nợ khổng lồ và lạm phát cao, có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ tương tự những năm 1980.

Trong khi đó, XK của Trung Quốc tính từ đầu năm vẫn bùng nổ, bất chấp kinh tế toàn cầu đối mặt với lạm phát cao, lãi suất tăng và chiến sự ở Ukraine. 

Thị trường chứng khoán

# Chứng khoán Việt Nam nỗ lực kéo dài đà tăng điểm sang phiên thứ 2 liên tiếp. Bất chấp cung gia tăng ở vùng giá cao, thị trường vẫn hấp thụ lại tốt và có phiên tăng điểm trọn vẹn. Đóng cửa chỉ số VNIndex có thêm 6,35 điểm lên 1.277,16 điểm.

# Cung chốt lời gia tăng lại ở 2 nhóm tâm điểm phiên trước là Dầu khí và Chứng khoán. Nhờ nâng đỡ của giá dầu, một số cổ phiếu Dầu khí vẫn duy trì được đà tăng. Trong khi hầu hết cổ phiếu Chứng khoán đều đóng cửa trong sắc đỏ, mặc dù vậy áp lực bán cho thấy không quá mạnh.

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh trên HOSE vẫn duy trì ở mức 12,7 nghìn tỷ đồng. Động thái của khối ngoại vẫn duy trì bán ròng, ghi nhận -161 tỷ đồng trong phiên hôm nay.