Khói thuốc giữa ngã tư

Khi chạy xe ngoài đường, ngoài ô nhiễm tiếng ồn bởi còi xe, khó thở vì bầu không khí đặc quánh mùi xăng dầu, người tham gia giao thông còn bị tra tấn bởi một yếu tố khác, nguy hiểm và lặng lẽ hơn – Đó là khói thuốc lá.

Những người vừa lái xe vừa phì phèo hút thuốc đã không phải là hình ảnh quá xa lạ ở những ngã tư. Bạn sẽ ứng xử thế nào khi người lái xe phía trước hay bên cạnh phả thẳng khói hút hay tàn thuốc vào mình?

Âm thầm chịu đựng, vọt ga đi chỗ khác, hay lên tiếng yêu cầu người đó dừng hành vi lại? Mời các bạn cùng VOV Giao thông trò chuyện với chị Nguyễn Kim Chi, một phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

PV: Chào chị, chị có nhận thấy, hình ảnh khói thuốc lá ở ngã tư đang ngày một phổ biến?

Chị Nguyễn Kim Chi: Hiện tại tôi thấy rất nhiều người hút thuốc lá nơi công cộng. Có những người vừa lái xe vừa hút thuốc. Điều đấy không được văn mình cho lắm. Ảnh hưởng rất nhiều người đằng sau, đặc biệt là người già và trẻ em.

dVí dụ như tôi là người không hút thuốc, tôi ngửi thấy mùi đấy là rất ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông của tôi.

PV: Chị đã từng ở vào tình thế chịu ảnh hưởng của khói thuốc của một người đi đường bên cạnh?

Chị Nguyễn Kim Chi: Có một trường hợp tôi đang đỗ đèn đỏ, ngay sau người đấy. Lúc dừng lại, người ta châm ngay một điếu thuốc. Cái mùi thuốc lá nó rất nồng nặc, ảnh hưởng tới việc kể cả đeo khẩu trang, tôi vẫn khó chịu. Tôi có lên nhắc nhở là anh có thể dập tạm điếu thuốc để không ảnh hưởng đến người đằng sau.

Thì lúc đó, có quá nhiều người hút, nên anh đấy không ý thức được, hút thuốc lá nơi công cộng ảnh hưởng đến rất nhiều người, nên anh đấy vẫn tiếp tục  hút. Tôi thấy điều đấy không được văn nh.

Nhiều người không ý thức được việc phì phèo khói thuốc khi lái xe trên đường ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh - Ảnh nh họa

PV: Chị nhắc 1 lần đúng không?

Chị Nguyễn Kim Chi: Tôi nhắc một lần, nhưng anh đấy vẫn tiếp tục hút. Tôi mới đi lên và né sang một bên để không ảnh hưởng tới mình. Ở sau thì có rất nhiều người khó chịu khi bị khói thuốc lá bay ra đằng sau như vậy.

PV: Tôi rất đồng cảm với chị và những người trong hoàn cảnh đó. Tôi cũng từng chở con gái trên phố Kim Ngưu, hôm đó là một buổi rất tắc đường ở nút giao cầu Lạc Trung. Phải dừng xe độ khoảng vào phút. Có một anh chạy xe ôm đang hút thuốc. Khi con gái tôi lên tiếng là bố ơi sao lại có mùi khói thuốc, tôi bảo ngay rằng, anh ơi anh dập thuốc đi. Ở đây có cả trẻ con. Có vẻ như anh này ý thức tốt hơn anh mà chị gặp, đã dập ngay điếu thuốc đi.

Có thể chúng ta không lên tiếng, thực trạng nó vẫn vậy. Nhưng nếu chúng ta lên tiếng thì ít nhiều có thể tác động với họ.

Chị Nguyễn Kim Chi: Mọi người nên cùng nhau tham gia vào việc lên tiếng, nhắc nhở và hành động. Khói thuốc lá đã khó chịu rồi, cái tàn thuốc lá nó rơi ra sau còn khó chịu rất nhiều. Ví dụ khi tham gia giao thông, tàn thuốc rơi vào mắt, mình không nhìn thấy, rất dễ tai nạn. Chưa kể tàn thuốc còn dễ bắt cháy, gây hỏa hoạn, rất nguy hiểm cho người đi đường.

PV: Người thân của chị có hút thuốc không? Họ hút như thế nào?

Chị Nguyễn Kim Chi: Trong gia đình, có chồng tôi hút, nhưng không nhiều. Và anh ấy ý thức được trong nhà có con nhỏ, anh ấy sẽ hút ở nơi khác, vào thời điểm khác, chứ không hút trước mặt vợ và con, hoặc hút xong thì bế con. Anh ấy ý thức được.

PV: Thực tế, việc xử phạt nguội có thể gửi hình ảnh người vi phạm giao thông gửi cho CSGT thì có thể xử phạt được. Nhưng tôi cũng chưa thấy điều tương tự với người hút thuốc lá nơi công cộng, mặc dù đây là hành vi bị cấm và bị xử phạt vi phạm hành chính. Chị có mong muốn điều gì để hạn chế điều này?

Chị Nguyễn Kim Chi: Tôi thấy đa số đàn ông Việt Nam hút thuốc, thậm chí phụ nữ cũng hút. Nước ta chưa có nhiều nơi dành riêng cho việc hút thuốc, nên họ vẫn hút bừa bãi. Tôi thấy, chúng ta cần có nhiều nơi hút thuốc ở nơi công cộng.

Thứ hai, chúng ta xử phạt, đánh mạnh vào kinh tế, để họ ý thức được là trước khi châm điếu thuốc lên cần phải đi đâu và thời điểm nào.

PV: Cảm ơn chị đã chia sẻ với VOV Giao thông 

Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Nghị định 155/2016 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) có quy định cấm hút thuốc lá trên các phương tiện công cộng như xe ô tô, tàu bay, trường học và nhiều nơi công cộng khác.

Tuy nhiên, việc hút thuốc trên phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô lại không bị cấm. Do đó, hình ảnh lái xe phì phèo điếu thuốc vẫn phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe của những người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em. Mùi khói thuốc có thể gián tiếp khiến an toàn giao thông bị ảnh hưởng.

Trong thời gian các quy định pháp luật sửa đổi theo kịp thực tiễn, các bạn thính giả, những người tham gia giao thông hoàn toàn có thể tác động tới thực trạng này, thông qua việc cùng nhau lên tiếng nhắc nhở, khuyến cáo để hạn chế hành vi kém văn nh ấy, hạn chế khói thuốc ở các ngã tư.