Huyền thoại kinh Thầy Cai

Trong số hàng ngàn con kinh lớn nhỏ được đào bằng tay của lưu dân Nam tiến phải kể đến kinh Thầy Cai, ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Chỉ có chiều dài 2km, nhưng con kinh này ôm trọn một Di sản có niên tuổi hơn 100 năm. đó là Làng nghề sản xuất Gạch – Gốm nổi tiếng nhất Tây Nam Bộ.

Dòng kinh êm đềm chở phù sa vun đắp cho đồng ruộng, cây trái và chứng kiến những giai đoạn hưng thịnh nối tiếp nhau ở vùng đất lành Vĩnh Long.

 

Kinh Thầy Cai nhìn từ trên cao với hệ thống log gạch san sát như một tiểu vương quốc với những tòa lâu đài cổ.

Cách trung tâm TP. Vĩnh Long 12km, kinh Thầy Cai bắt đầu từ điểm giao nhau giữa sông Cổ Chiên ( xã Mỹ Phước) và điểm cuối giao với chi lưu của sông Long Hồ (xã Nhơn Phú). Theo những lão nông tri điền nơi đây, cái tên Thầy Cai có nguồn gốc từ việc người vận động đào kinh là ông Cai tổng Huỳnh Đình Ngộ (1876-1946). Ông được bổ nhiệm làm cai tổng dưới thời Pháp thuộc nhưng lại có tấm lòng từ bi, bốc thuốc chữa bệnh cho dân chúng trong làng.

Là người luôn gắn bó, gần gũi với bà con nên khi nhận thấy việc sản xuất của người dân không đạt hiệu quả do nguồn nước không được lưu thông, ông đã vận động đào kinh dẫn nước vào nội đồng phục vụ làm nông, sinh hoạt. Đến nay vẫn không một ai biết con kinh này được đào năm mấy, nhưng căn cứ vào năm sinh và năm mất của Thầy Cai thì có thể đoán con kinh này được đào trước năm 1946.

Bà Nguyễn Thanh Liêng – con dâu út của Thầy Cai, sống tại xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít cho biết: “Con kênh hồi đó nhỏ, rộng chừng thước mấy hà, nhưng nó cạn lắm. Ghe xuồng vô không được thông thoáng. Nước vô thì bị phèn mặn nên không có làm ruộng được. Lúc đó ông làm việc, ông mới động viên dân chúng đào kênh, dẫn nước vô cho nó hạ phèn để làm đồng”.

Kinh Thầy Cai là nơi chứng kiến thời hưng thịnh nhất của làng nghề sản xuất gạch ngói tại Mang Thít khi mà hàng nghìn lao động tứ xứ đổ về đây làm công.

Ông Huỳnh Văn Tâm, cháu nội Thầy Cai, đang sống tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít cho biết, hiện nay hậu duệ của gia tộc Huỳnh Đình Ngộ vẫn sống trên mảnh đất hương hỏa nơi cuối kinh, trước cửa nhà là con kinh thẳng tắp chạy đổ ra sông Cổ Chiên. Ông Tâm được tổ tiên kể lại rằng, gia tộc Huỳnh Đình Ngộ bao đời nay rất tự hào với “quyết sách” đúng đắn của vị Cai Tổng nhân nghĩa.

Chính quyết định đào kinh của Thầy Cai đã đưa vùng đất bưng biền đầy phèn như Mang Thít ngày nay vươn mình phì nhiêu: “Trong thời điểm mở kinh này ở đây là lúa thất lắm, lúa chỉ 1 mùa mà có năm được năm không vì nước phèn nặng lắm. Từ khi đào kinh này nước vào nội đồng, xả hết phèn, rồi người dân biết bao đê nên giờ làm lúa được 3 vụ”.

Theo ghi chép của học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Vĩnh Long xưa và nay”, thì làng nghề làm gạch đã hình thành dọc bờ sông Cổ Chiên hàng trăm năm trước. Đến khoảng năm 1950, Vĩnh Long có 40 lò gạch hoạt động. Sau đó, những hộ dân làm gạch mở rộng sản xuất vào kinh Thầy Cai và những kênh rạch sâu bên trong nội đồng.

Kinh Thầy Cai cũng cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp hai bên con kinh, nhất là trồng lúa và trồng nhãn.

Cũng từ đó, kinh Thầy Cai trở thành địa danh gắn liền với làng nghề sản xuất gạch gốm ở Vĩnh Long, dọc con kinh  là san sát những lò gạch xây cao hình quả trứng, nhìn tựa như một tiểu vương quốc chìm đắm trong sương.

Giai đoạn huy hoàng nhất mà dòng kinh Thầy Cai được nhắc đến nhiều nhất là trước năm 2000, cái thời của nghề sản xuất gạch ngói ở Mang Thít “chạm đỉnh”, tàu bè lũ lượt nối đuôi nhau đậu san sát trên dòng kinh này để bổ hàng. Nơi mà hằng năm cung ứng cho thị trường 50 triệu sản phẩm gạch – gốm, doanh thu bình quân khoảng 700 tỷ đồng/ năm đã đưa kinh Thầy Cai trở thành “trung tâm” của lành nghề sản xuất gạch gốm.

Ông Lê Văn Lớn, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít tự hào, dòng kinh này đã chứng kiến một thời hưng thịnh chưa từng có ở xứ sở Vĩnh Long: “Năm 1990 đổ về trước là thời gian dòng kinh này chứng kiến nghề làm gạch ngói số lượng nhiều và có lời nhiều nhất. Các tỉnh ền Tây đều quy tụ về đây mua gạc, vì có nhiều và có đủ mặt hàng cho người ta mua. Thời đó hầm gạch bằng củi, ghe củi tứ xứ chở đây bán. Nhân công lao động cũng ở tứ xứ quy tụ về dòng kinh này làm công”.

Kinh Thầy Cai trở mình làm du lịch, đưa đón khách tham quan lò gạch

Đến năm 2005, thòi vàng son của nghề gạch ngói dần đi xuống vì làng nghề phải cạnh tranh với mặt hàng công nghiệp sắc xảo, cộng với nguyên liệu đất sét dần cạn kiệt và chi phí nung gạch cao đã khiến nhiều lò không có lời. Dòng kinh Thầy Cai cũng chứng kiến giai đoạn trầm lắng khi thưa vắng tàu bè “đưa đón” gạch.

Nhưng thay vào đó, dòng kinh này lại chứng kiến thời hưng thịnh của các sản phẩm nông sản được trồng hai bên mà nguồn nước được lấy từ kinh Thầy Cai. Ngoài lúa là chủ lực, nông dân lên liếp trồng nhãn Ido cho lợi nhuật 70 triệu/ năm. Lúa trồng được 3 vụ, mỗi vụ lợi nhuận 20 đồng. Nông sản tươi tốt quanh năm cũng nhờ nước kinh lấy từ sông cổ chiên và sông Long Hồ.

Ông Trương Hoàng Phương, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Long Hồ cho biết: “Con kinh Thầy Cai mang nước ngọt và phù sa quanh năm cho nội đồng nên rất thuận tiện cho sản xuất cây ăn trái cho bà con. Từ sông lớn nối sông nhỏ nên mang nước rất trong sạch, ghe thuyền lưu thông cũng nhan, kinh ngay thẳng nên ghe thuyền lưu thông rất an toàn”.

Những tưởng khi các lò gạch “hoang phế” sẽ ngủ giấc ngàn thu, kinh Thầy Cai buồn vì thiếu tàu bè. Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch ÐBSCL, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”. Trong đó, gốm đỏ là sản phẩm du lịch đặc thù không nơi nào có được.

Kinh Thầy Cai trở mình làm du lịch, đưa đón khách tham quan lò gạch

Kinh Thầy Cai lại được chứng kiến tàu bè chở khách du lịch xuôi ngược tìm về làng gạch năm xưa để trải nghiệm nghề làm gạch. Chính sự quyết tâm của các cấp, các ngành đã một lần nữa làm sống lại thời huy hoàng và tận dung tối đa lợi sống sông ngòi mà kinh Thầy Cai là một dòng kinh được ưu tiên hàng đầu:

"Mục tiêu của chúng ta là chuyển đôit sinh kế cho người dân sống ở đây, người đã tạo ra Di sản văn hóa nghề gạch gốm. Chúng tôi tham mưu với UBND tỉnh hỗ trợ tiền cho những người có lò gạch ở đây để họ giữ gìn Di sản văn hóa nghề làm gạch gốm, người đã từng sống và kiến tạo trên phần đất cha ông họ để lại".

"Con kinh vừa nước trong, lại vừa nước sạch, đã đem lại biết bao nhiêu giá trị cho con cháu đời sau được hưởng. Mình được như hôm nay cũng nhờ Thầy Cai đào kinh cho mình đó thôi".

"Chúng ta đã thông qua được đồ án quy hoạch chung của vùng sản xuất gạch gốm Mang Thít. Sau khi ban hành đồ án này chúng ta sẽ có quy hoạch chi tiết, sau đó mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các quy hoạch chi tiết, làm sao cho đa dạng về các dịch vụ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch trong thời gian tới".

Hình điểm cuối kinh Thầy Cai, con kinh này thẳng tắp đổ ra sông Cổ Chiên và sông Long Hồ.

Hiện nay, làng gốm kinh Thầy Cai có rất đông du khách khắp nơi đến tham quan di sản lò gạch và trải nghiệm nghề làm gốm có một không hai ở ÐBSCL. Kinh Thầy Cai có một làng nghề gạch, gốm đỏ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, được ví như  “vương quốc lò gạch” đồng bằng sông Cửu Long. Trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm, nay làng nghề ấy dần hình thành “Di sản đương đại Mang Thít”, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mỹ danh này nhờ vào một phần “quyết định” đào kinh của thầy Cai Tổng và những cánh tay lực lưỡng của quần chúng Nhân dân, nhờ có sự hợp sức này mới có một kinh Thầy Cai hữu ích như hôm nay.