Hoài niệm đèn măng xông

Ông Đặng Văn An ngụ TP. Long Xuyên, An Giang, người được mệnh danh là ông vua đèn măng-xông cổ ở Miền Tây, đã sửa chữa, sưu tầm và bán ra gần 100.000 chiếc đèn măng-xông suốt mấy chục năm nay.

Hồi xưa, chưa có điện như bây giờ, đại đa số phải dùng đèn dầu nên nhà ai có đèn măng xông phải nói là quý giá. Trong xóm, nhà nào sở hữu chiếc đèn măng xông cũng được coi là sở hữu “báu vật ánh sáng”, thu hút đám con nít trong vùng mỗi tối vui chơi.

Nhắc đến đèn Măng Xông, một vật dụng quen thuộc gắn liền với thời thơ ấu của những người thuộc thế hệ 8x trở về trước.

Ông Trần Văn Lộc, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: "Đèn đốt bằng dầu sáng lắm, bơm cái mình mở dầu xuống cục gù, sáng lắm. Đèn điện mới có hồi tiếp thu, xóm nhà có 1-2 cây, có cây đèn là uy tín lắm".

Ông Đặng Văn An ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang được nhiều người gọi vui là ông Trùm Đèn Măng Xông của ền Tây… Ông Hai An cũng là người hiếm hoi đeo đuổi nghề mua bán, “chẩn trị” nhiều mặt hàng “quá đát”, đặc biệt là đèn măng-xông. Theo ông An, đèn măng-xông trước đây là “vua” của các loại đèn.

Để theo đuổi nghề này, bắt buộc phải học hỏi, tìm hiểu, sưu tầm về các loại đèn để bổ trợ nhau. Đặc biệt, phải có mạng lưới “cộng tác viên” rộng khắp các ền và người mua bán, sửa chữa chấp nhận số tiền thỏa đáng”.

Ông Đặng Văn An ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, chia sẻ: "Chú đam mê lắm, hồi trẻ lận, hồi trẻ trong quê không có đèn, trong khi thấy 4 gốc 4 cây đèn, chiếu sáng lên để người ta làm tiệc đám cưới dễ dàng từ đó ham mê. 1 cây đèn từ tối đến sáng đốt khoảng 1 xị dầu, soi ếch, soi cá, đám tiệc là cần nó hết, từ đó đam mê sử dụng, bây giờ cũng bán nhưng tiết nhưng cũng để dành ngắm thỏa niềm đam mê".

Ông Đặng Văn An với đèn măng-xông. Ảnh: Báo An Giang

40 năm qua, đã có hơn 50.000 chiếc măng-xông cổ quý qua tay ông. Nhiều đèn bị hư, bình chứa dầu bị lủng, mất ron hay bể kiếng... Vậy mà qua tay ông lại sáng rực rỡ như ngày đầu.

Theo ông An, một cây đèn măng - xông hồi xưa chừng 1 chỉ vàng, ông cũng ráng mua. Đèn phế liệu ông cũng mua luôn để lấy phụ tùng sang qua cái đèn khác. Do đó, ông An cũng không nhớ rõ có đã bỏ ra bao nhiêu tiền để sưu tầm về. Để theo đuổi nghề, theo ông quan trọng nhất là phải giữ cái đam mê, bởi “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Ông Đặng Văn An cho biết: "Miền Tây mấy vựa phế liệu có chú gom lại hết như ở Rạch Giá, Tri Tôn, Hà Tiên, Châu Đốc, Tân Châu, có mối mang sẵn có đèn là chú gom về, không cho sót, gom lại ngắm cho mát mắt…"

Cái tên măng-xông hay măng-sông thực chất là tên phiên âm từ một từ tiếng Pháp là Manchon. Nó là một loại đèn sử dụng các loại nhiên liệu như xăng hoặc dầu hỏa để có thể thắp sáng.

Vì tỏa ra ánh sáng mạnh nên nó thường được treo lên xà nhà hoặc đặt ngay trên bàn làm việc, bàn sinh hoạt chung để chiếu sáng. Nó là một trong những phát nh vĩ đại nhất của con người trong lịch sử ngành hải đăng.

Đèn măng xông được cho rằng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ 19 trên những con tàu viễn du chạy bằng động cơ hơi nước ngoài biển cả. Việc đi biển dài ngày khiến cho nhu cầu của những ngọn hải đăng với ánh sáng mạnh cùng với đó là những phao tiêu có độ sáng bền bỉ ngày càng tăng, và đèn măng xông ra đời vào thời điểm đó như một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của đèn măng xông là đốt nhiên liệu trong đèn cho đến khi bốc hơi bằng những tuýp nhỏ đặt trên lớp vỉ đặc biệt. Loại đèn này phát sáng mạnh hơn đến sáu lần các loại đèn khác hiện có ở thời điểm đó. Nó cũng tiêu thụ lượng nhiên liệu ít ỏi hơn nhiều so với các loại đèn tương tự.

Đến thế kỷ 21, những chiếc đèn cổ xưa đã không còn giá trị chiếu sáng nhiều như trước do sự xuất hiện của những loại đèn hiện đại công nghệ mới với cường độ chiếu sáng cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chúng lại mang một giá trị lịch sử – sưu tầm rất lớn đối với những người hoài niệm quá khứ, đam mê vẻ đẹp của những chiếc đèn cổ.

Những kỷ niệm xưa cũ thời còn khó khăn như hiện về mỗi khi nhìn ngắm những chiếc đèn trong bộ sưu tập chính là những gì mà người sưu tầm đèn măng-xông tìm kiếm. Các hành động chỉnh dây, thay dầu như là một thú vui tiêu khiển của họ hằng ngày. Những chiếc đèn cổ của các thương hiệu nổi tiếng như Aida, Petromax, Coleman…đang có giá trị rất cao ở thời điểm hiện tại.

Ông Đặng Văn An nói thêm: "Chú bán ròng rã 20 năm, 20 mấy năm, tính ra mấy chục ngàn cây đèn, thành ra bây giờ thấy ít rồi chú mới giữ lại một mớ làm kỷ niệm chứ đem lên thành phố là bán hết. Ra chợ Lớn, Chợ Kim Biên là hết liền, tại muốn giữ lại làm kỷ niệm cho cuộc đời mình…"

Niềm đam mê với loại “đèn vua” này như trở nên bất tận với những “người cũ” đang sống trong thế giới hiện đại. Và mỗi chiếc đèn đều có giá trị riêng không có gì sánh được vì chúng có thể thắp lại những xúc cảm đẹp mang hơi thở của thời gian.