Hành lang đường sắt không phải để... cho vui

Sau đoạn clip viral trên MXH, PV VOV Giao thông có mặt tại ngõ 104 đường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nơi xảy ra vụ ô tô đỗ sát đường sắt và bị tàu hỏa hất văng, biến dạng. Nhiều người đặt câu hỏi về việc chấp hành quy định hành lang an toàn đường sắt từ sự việc này.

Đỗ sát đường sắt, ô tô con bị tàu hỏa đâm ngày 05/6

Xin chào 2 cô chú ạ!

Xin chào tất cả các quý vị! Tôi là Văn Hoàn, sinh sống ở Cổ Nhuế khu vực đường sắt này trên 30 năm nay rồi, tôi năm nay gần 70 tuổi

Cô tên là Xuyến ở ngõ 104 đường tàu Cổ Nhuế.

Nơi xảy ra vụ việc hôm 5/6

Cô, chú là người sinh sống lâu năm ở khu vực đường tàu Cổ Nhuế, cô, chú đã chứng kiến vụ việc nào giống như vụ xảy ra hôm 5/6 vừa rồi ạ?

Chú Hoàn: Chú ở đây chú chứng kiến rất nhiều vụ việc, xe đỗ gần đường sắt thì cũng không phải lần đầu tiên mà nó cũng mấy lần rồi trước đấy đã xảy ra có xe mà á…xe tải cũng đỗ mà nó lại rất hay dính ở đoạn đấy, không hiểu nó như thế nào, chỗ đấy là mấy xe rồi, hai, ba năm nay là tới 3 xe bị rồi, 2 xe con và 1 xe tải chở gạch lát, chỉ cách đấy quãng độ dăm mười mét thôi, cứ khoảng ấy.

Cô Xuyến: Nói là cái xe đấy đỗ sát vào với đường ray quá, thế mà người ta đỗ xe để đi ra chợ mua đồ, đến lúc nghe tiếng tàu thì giật mình lên cũng chạy lại nhưng cũng không kịp.

Đỗ xe ô tô ở đấy là sai quy định, cho nên người ta không để ý thì nó xảy ra các vụ việc như thế. Nhưng mà riêng ở chỗ đườg tàu này là chỉ cần những người vô ý như thế thì nó mới lên những chuyện ấy.

Ông Văn Hoàn - Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết bản thân đã chứng kiến rất nhiều vụ việc vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại đây

Vâng, sau những vụ việc xảy ra, theo chú Hoàn và cô Xuyến vì sao mà vẫn có người đỗ xe tại khu vực đường tàu này ạ, cháu cũng thấy ở phía gác chắn cũng có biển cảnh báo trong đó có nội dung cấm các loại phương tiện đi đỗ trong khổ giới hạn an toàn chạy tàu rồi ạ? Mời chú Hoàn!

Chú Hoàn: Thực sự mà nói thì hình như không học dừng xe, đỗ xe hoặc đi lại tức là an toàn đường sắt không nắm được. Chứ còn chính ra mà nói những người dân ở đây thì hầu như chúng tôi ít khi có chuyện như thế xảy ra lắm.

Theo tôi câu chuyện này xuất phát từ cái là anh không hiểu về luật đã, trong luật anh không hiểu về luật, chứ còn một cái tài sản, một đống “kếch xù” thế mà hiểu luật thì không ai dại gì mà để vào chỗ rất rủi do. Chứ người ta đã biết về luật, biết về cái an toàn của hành lang đường sắt thì anh phải tránh ra, đấy là cái tối thiểu.

Để hạn chế sự việc như vừa rồi, chú Hoàn, cô Xuyến và những người hàng xóm của mình thường hay làm gì?

Chú Hoàn: Chúng tôi thường thường ở đây vẫn nhắc nhở, nhiều khi người ta nghe thì cám ơn, có người lại có thái độ không hợp tác tỏ ý “việc của người ta”, không có ý thức nên để nơi rất nguy hiểm.

Chúng tôi ở đây còn biết kể cả xe máy nhiều lúc chúng tôi còn dắt xe vào cho người ta cơ. Còn những lúc như thế này này nhiều khi còn có ban đêm đổ phế thải rồi các thứ lấp vào đường tàu, chúng tôi gần đường tàu sáng dậy còn hót đi, đấy là năm trước đây, bây giờ hiện tượng đấy thì ít rồi.

Cô Xuyến: Nói chung ở đây thì người ta cứ đi vô tình là đỗ sát đường tàu, mới lại chở khách đến đây người ta đỗ trả khách chẳng hạn, hoặc đợi khách cũng thường thường đỗ sát đường tàu.

Được cái dân ở đây người ta thấy thế thì người ta cảnh báo cho mà biết, có những người thì người ta coi thường, người ta ngồi trên xe bảo có tàu đâu bao giờ tàu đến người ta chạy. Thường thường các cô cứ phải bảo là đỗ vào cửa nhà các cô này chứ không phải là cấm, những người ta cũng nghĩ là người ta tránh cửa nhà mình ra cho mình khỏi nói người ta, những người ta lại không nghĩ là mình đỗ sát đường tàu, ảnh hưởng đến tàu.

Đường tàu đi ngang qua đường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Vâng, chưa kể là ngõ 104 Cổ Nhuế này cũng không phải quá rộng, chỉ cần một xe ô tô đỗ lại cũng khiến cho các phương tiện khác di chuyển qua đây hết sức vất vả.

Cô Xuyến: Bây giờ ở cái đường này nó cũng chật, người ta chỉ có tránh người đi lại thôi, thế nhưng mà đường này nó quá nhỏ mà lại còn đỗ tiếp một cái ô tô nữa, nên lúc mà cái ô tô nó đâm đến thì chỉ còn một cái khe, người đi phải lách.

Đấy, còn đường nữa đâu mà đi. Cái này cũng về ý thức tham gia giao thông. Mà anh bị như thế thì lúc bấy giờ anh mới cảnh tỉnh ra là bây giờ anh tham gia giao thông anh không để ý thì anh thiệt thòi nhiều.

Để giảm thiểu sự cố như hôm 5/6, chú Hoàn và cô Xuyến có đề xuất gì ạ?

Chú Hoàn: Cái chính bây giờ là người tham gia giao thông, kể cả người đi bộ, là anh ít nhiều phải hiểu được luật về đường sắt này, kể cả các cháu học sinh nữa. Đường sắt là cái đường độc đạo của người ta thế nên lúc nào mình cũng phải có chủ động.

Người ta chạy bất kỳ một giờ nào là quyền của người ta, mình phải tránh mọi nơi, mọi lúc bất kể vị trí nào, kể cả khu vực có dân, không có dân, không có ai cũng phải tránh ra.

Chúng tôi đây thì mong muốn từ lâu rồi, chúng tôi yêu cầu rất nhiều về chuyện, đầu tiên là hành lang an toàn, rào chắn và thoát nước này. Tôi là người thường xuyên đi họp, yêu cầu rất nhiều nhưng không được.

Cô Xuyến: Cô chỉ mong là mỗi người tham gia giao thông ở đường này là phải có ý thức, những người dân ở đây hoặc những người ở đâu đến đây chỉ đỗ cho người trên xe xuống xong rồi giải tán chứ đừng đỗ xe ở hành lang đường tàu này.

Cô chỉ muốn là những xe đỗ ở hành lang đường tàu này giải tán hết, để cho đường thông thoáng, đi lại cho dễ dàng.

Một lần nữa rất cảm ơn 2 cô, chú đã tham gia cuộc trò chuyện hôm nay!

Biển có nội dung cấm các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường sắt

Theo quy định tại điều 18, Luật Giao thông đường bộ 2008, việc dừng đỗ xe phải đảm bảo an toàn cho bản thân và an toàn cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông, nghiêm cấm việc dừng đỗ xe “trong phạm vi an toàn của đường sắt”.

Vụ việc vừa qua xảy ra tại ngõ 104 Cổ Nhuế (Hà Nội) tuy không gây thiệt hại về người nhưng là một lời cảnh báo, nếu không tuân thủ các quy tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông sẽ để lại hậu quả nặng nề.