Họ có mong muốn gì về cách ứng xử từ phía đơn vị vận hành? Mời quý vị cùng VOV Giao thông trò chuyện với anh Nguyễn Đức Trung, một kiến trúc sư đi làm hàng ngày từ Yên Nghĩa lên trung tâm Hà Nội.
Anh có thể chia sẻ lại khoảnh khắc 19h ngày 17/9, khi tàu dừng và không đi tiếp, mặc dù lộ trình còn 5 ga nữa mới về Yên Nghĩa?
Thực ra hôm đó không phải dừng đột ngột, mà cái bất ngờ ở đây là họ dừng ở điểm đó. Họ thông báo ngay tại điểm ga Phùng Khoang, rằng đây là địa điểm cuối cùng trong ngày.
Chúng tôi không biết, không có sự chuẩn bị trước. Khi cửa mở ra, nhiều người còn không biết là phải ra ngoài cơ.
Cảm xúc cá nhân của anh thì sao?
Thực tế, tất cả hệ thống này để phát sinh vấn đề không thể tránh khỏi. Nhưng để kiểm soát thì việc bảo trì luôn quan trọng, đảm bảo vận hành trong thời gian dài, đặc biệt là thời tiết ở Hà Nội thay đổi thất thường.
Còn về cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà ga khiến cho hành khách hơi sốc. Ví dụ ở Trung Quốc hay châu Âu, tất cả chuyến tàu ấy, tất nhiên người ta không đòi hỏi việc trả lại tiền vé cho người dân. Đáng ra họ có thể hỏi việc đó, nhưng đều hiểu rằng có phát sinh là điều có thể thông cảm. Nhưng họ cần có giải thích rõ ràng để người dân hiểu.
Trường hợp này, tôi không rõ là đột xuất không thể lường trước, hay họ biết trước về lộ trình hôm nay, điểm cuối là ga Phùng Khoang. Việc giải thích cho người dân không rõ ràng, chỉ bảo rằng tất cả người dân xuống tàu đi, đi xuống dưới bắt xe buýt để đi tiếp. Đấy là cách giải thích rất nực cười, trong khi đó là giờ cao điểm, ở dưới tắc đường.
Mọi người đang trong tình trạng chấp nhận việc đó. Nhưng thực tế, để vận hành hệ thống giao thông công cộng, nếu muốn thì cần có cách tiếp cận một cách hoàn chỉnh hơn.
Ý anh là việc phản hồi của hành khách?
Tất nhiên là có. Trước đây họ sẽ không hỏi đâu, sẽ theo chỉ dẫn thôi. Còn hiện tại sẽ có câu hỏi, phản ánh, nhưng khi nhận được câu trả lời thì nó hơi buồn cười.
Là một hành khách trung thành của phương tiện công cộng, anh có mong muốn gì sau những sự cố như thế này?
Nếu tôi nhớ không nhầm, sự cố lần trước được cho là báo động, diễn tập sự cố vào tháng 12 năm 2021. Còn tình huống hôm vừa rồi, họ dừng tại ga. Ít nhất nó cũng đỡ hơn.
Qua mấy ngày mưa bão, giao thông tắc nghẽn, mọi người đi tàu rất nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy giao thông công cộng nên được phát triển.
Hiện tại, Hà Nội có 8 chặng tàu điện mà mới triển khai được 2 chặng Cát Linh-Hà Đông, Nhổn-Cầu Giấy. Tất nhiên, với tư cách là người dân Thủ đô, tôi rất mong nó phát triển, hoàn thiện hơn. Chỉ có đưa vào hoạt động thì chúng ta sẽ có điều chỉnh thực tế. Cách tiếp cận thế nào nên là có chuẩn chung, cần phổ cập các yếu tố giữa người vận hành và hành khách.
Kể cả có những sự cố bất ngờ, ít nhất họ biết trước thông tin, thì sẽ hỗ trợ, chia sẻ ngược lại phía vận hành để mọi thứ suôn sẻ hơn. Còn trường hợp bất khả kháng thì không ai nói trước được gì cả.
Xin cảm ơn chia sẻ của anh!
Nguyên nhân sự cố xảy ra vào tối 17/9 là hệ thống đếm trục trên đường ray tại ga Yên Nghĩa gặp trục trặc. Bộ phận điều độ chạy tàu đã tạm đóng đường từ ga Phùng Khoang về ga Yên Nghĩa. Trước đó, ngoại trừ cuộc diễn tập bất ngờ tháng 12/2021, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông cũng gặp các tình huống, sự cố dừng đột ngột khiến hành khách nhốn nháo vào tháng 5/2022, tháng 2/2023.
Trao đổi với VOV Giao thông, TS Phan Lê Bình, Trưởng văn phòng đại diện công ty tư vấn OCG, Nhật Bản cho rằng, lỗi xảy ra để cho tàu điện phải dừng khi đang vận hành thương mại trong thời gian dài là lỗi không được phép xảy ra. Vì vậy, đơn vị vận hành phải xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp khắc phục triệt để, để trong thời gian tới không xảy ra những trường hợp tương tự như vậy.
Bên cạnh đó, các hành khách mong muốn, đơn vị vận hành cần có quy trình thông báo, ứng phó sự cố, hỗ trợ hành khách một cách rõ ràng, nh bạch và chủ động hơn nữa.