Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.

Nhất là bộ hành qua các con phố nhỏ gần Hồ Gươm như Trần Nguyên Hãn, Lê Thái Tổ, Ngô Quyền…bóng dáng những cây me còn sót lại ít ỏi trên phố như vẫn thì thầm bao chuyện kể…

"Cô học ở trường Ngô sĩ liên, đi bộ từ đường Ngô Quyền rất nhiều cây me, thích lắm, mỗi người cái nón, ngày nào cũng đi bộ như thế, nó vàng, lá vàng nó mới bay chứ xanh thì nó bay ít lắm, xong nó bay qua cả mặt mình, đứng lại thì nó đã đầy ở đằng sau, thích lắm, đẹp lắm, lá me bay mà, có cả bài hát, thích lắm nhưng ngày ấy chẳng có máy ảnh mà chụp".

Bà Liên, đã ngoài 70 tuổi, vẫn giữ trong mình nguyên vẹn những ký ức thời thiếu nữ, với áo dài trắng, nón lá, thả bộ đến trường hàng ngày trên con đường Ngô Quyền mùa lá me bay.

Ảnh nh họa: Nhịp sống Hà Nội

Năm 2023, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã tự thực hiện một cuộc khảo sát riêng về sự tồn tại của những cây me ở Hà Nội với kết quả là chỉ còn 27 cây me và hầu hết ở quận Hoàn Kiếm. Me vốn là cây bản địa chủ yếu ở ền nam. Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882, sau đó chiếm HN và họ đã lập thành phố HN thuộc Pháp năm 1888.

Từ Năm 1890 dù đã có tên phố và số nhà nhưng để đánh dấu các địa điểm có cơ quan công quyền, cơ sở công nghiệp, chính quyền Pháp đã cho mang giống me ở ền Nam ra trồng trước cửa hay bên cạnh.

Chính vì vậy, những cây me còn tồn tại ở Hà Nội hiện nay, phần lớn đều có tuổi đời trên 130 năm, và me trở thành loài cây được trồng trên những tuyến phố đầu tiên theo kiểu châu Âu ở Hà Nội. Có lẽ, đó cũng chính là lý do nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đi tìm lại dấu vết những câu chuyện lịch sử, xã hội một thời từ việc khảo sát những cây me ở Hà Nội, chứ không phải là loài cây nào khác:

"Ngày xưa không có ai trèo me trèo sấu cả, ngày xưa trèo hàng xóm người ta về mách là kiểu gì cũng ăn đòn, chứ không chỉ là bị mắng vài câu đâu. Vì trèo có thể ngã, có thể mất mỹ quan, rồi người ta thấy là hư hỏng các thứ, đi lang thang ngoài đường, buổi trưa trẻ con là phải đi ngủ, mà quả me xanh ăn chua lòm, nhưng trẻ con nó thích, cây cũng mang tính xã hội, ảnh hưởng đến xã hội".

“Trèo me, trèo sấu” thậm chí còn trở thành một thành ngữ hiện đại một thời dùng để chỉ những đứa trẻ con hư hỏng, lêu lổng ở Hà Nội. Dẫu ngày ấy, cây me, cây sấu với trẻ con chỉ đơn thuần là cây ăn quả, là sự nghịch ngợm, rủ rê rất thuần trẻ con, nhưng những định kiến xã hội là không hề nhỏ.

Bà Liên, nhà ở phố Tràng Tiền vẫn nhớ như in lời dạy của ông bà, cha mẹ ngày trước, luôn bị cấm không được chơi với trẻ con trèo me, trèo sấu:

"Ngày xưa cứ trèo me trèo sấu là Thông báo đến trường là chết, kỷ luật luôn. Ngày xưa gọi là nghịch nhưng thuần chán so với bây giờ…, ngày xưa là thế". 

Ảnh nh họa: chuyenxua.net

Ở cuối phố Lê Thái Tổ, Trần Nguyên Hãn ngày nay vẫn còn  mấy cây me già cỗi nhưng vẫn ra hoa và cho quả. Đặc biệt trên phố Trần Nguyên Hãn, ngay ngã 4 giao phố Lý Thái Tổ, trước kia có tới 3 cây me cổ thụ, tạo nên một góc phố đẹp ấn tượng và rất đáng nhớ trong ký ức không ít người Hà Nội.

Như ông Tùng, nhà trên phố Cầu Gỗ, vẫn nhớ rất rõ về sự vắng bóng của những gốc me thân thuộc ở ngã tư này:

"Trước góc này là có 3 cây me, bây giờ chẳng còn cây nào, Cách đây 15 năm trở ra, hầu hết do đổ và do bão các thứ, còn cây này không phải do bão mà do ô tô đâm gần đổ nên người ta phải cắt nó đi và trồng lại cây khác. nếu còn thì chỉ còn ở chỗ ngã 4 Ngô Quyền – Trần Nguyên Hãn kia thôi. Đương nhiên là thích quả mà quả nó ngon lắm, trước cây này quả sai, chín thì nó cũng ngọt, người ta hay luộc đánh dấm nước rau…"

Như nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã chia sẻ sau cuộc khảo sát sự tồn tại của những cây me ở Hà Nội, ông nhận ra: Cây cũng mang tính xã hội, là một phần của xã hội và ảnh hưởng tới xã hội. Là một bộ hành, nếu chỉ đơn thuần bước qua, chúng ta khó lòng nghe trọn vẹn được câu chuyện về một cái cây đã được lưu dấu qua hàng trăm năm như thế.

Tại sao cây me chỉ được trồng ở những con phố này, tại sao lại có định kiến với thành ngữ “trèo me, trèo sấu…” một thời…

Những câu hỏi đó dẫn dắt mỗi chúng ta qua những câu chuyện lịch sử xã hội, qua những đổi thay về nhận thức, về cuộc sống…

Hàng me trong ký ức dẫu chỉ còn sót lại một vài cây ít ỏi quanh phố, nhưng ta vẫn nghe được những lời thì thầm kể chuyện thú vị như thế….