Gặp cô dâu trong đám cưới concept “trường tiểu học”

Với một cặp đôi Hà thành, tiệc cưới mà họ ấp ủ và thai nghén suốt 1 năm trời đó là một buổi lễ hội tụ những tiêu chí có một không hai như: Khách đến dự mặc đồng phục, đeo khăn quàng đỏ, hát Quốc ca, quầy bánh giò, trứng vịt lộn, cháo sườn, quẩy nóng, tào phớ, gánh bỏng ngô...

Tiệc cưới mà các bạn mơ ước là như thế nào? Với một cặp đôi Hà thành, tiệc cưới mà họ ấp ủ và thai nghén suốt 1 năm trời đó là một buổi lễ hội tụ những tiêu chí có một không hai như: Khách đến dự mặc đồng phục, đeo khăn quàng đỏ, hát Quốc ca, không có mâm cỗ truyền thống với xôi gà, canh bóng… mà chỉ có quầy bánh giò, trứng vịt lộn, cháo sườn, quẩy nóng, tào phớ, gánh bỏng ngô...

Sân khấu cũng không có bánh kem, hoa, đèn nến lung linh mà được trang trí như sân khấu trường tiểu học của những năm đầu thập niên 90.

Để tìm hiểu thêm về câu chuyện thú vị này, PV VOV Giao thông có cuộc trò chuyện cùng cô dâu của bữa tiệc cưới “trường tiểu học” Vũ Nguyệt Ánh.

Điều gì khiến bạn và ông xã dành nhiều tâm huyết để tổ chức một tiệc cưới “độc, lạ, có một không hai” này?

Đầu tiên, mình nghĩ động lực lớn lao nhất để bọn mình tổ chức tiệc cưới này là bọn mình không muốn đám cưới của mình đi vào một lối mòn của tất cả những tiệc cưới mà bản thân bọn mình đã đi dự nhưng đôi khi không cảm thấy vui.

Người chủ tiệc thì cũng chưa chắc đã vui vì mệt quá hoặc cứ phải chào hỏi xã giao quá nhiều. Rất may là vợ chồng mình đều rất đồng thuận để tạo ra một đám cưới làm cho hai người thực sự vui và nó ghi một dấu ấn cho cả bọn mình lẫn những người tham dự.

Thứ hai, bọn mình lấy ngay ý tưởng từ việc bọn mình học cùng nhau từ mẫu giáo đến hết tiểu học. Năm lớp 4, anh ấy đã tỏ tình với mình trước lớp, đó là một kỷ niệm rất dễ thương.

Bọn mình muốn concept phải gợi lại câu chuyện đó thì mình nghĩ ý tưởng trở về tuổi thơ sẽ kết hợp tất cả những điều mong muốn của bọn mình về một đám cưới ghi dấu ấn, nhiều niềm vui và cũng kể lại được câu chuyện tình yêu của bọn mình.

Trong quá trình tổ chức đám cưới khác biệt như vậy, các bạn có gặp phải khó khăn, vướng mắc gì không?

Mọi người vẫn nghĩ là vướng mắc lớn nhất là thuyết phục gia đình thế nhưng bọn mình không gặp vướng mắc đấy lắm. Bởi vì thứ nhất là bọn mình đã trưởng thành và có tiếng nói với bố mẹ rồi và thứ hai là bọn mình tổ chức riêng một lễ cưới truyền thống dành cho các cụ nhưn

g quy mô rất nhỏ nhắn và giới hạn trong phạm vi họ hàng và những người trong gia đình thân thiết thôi. Bọn mình cũng đã tổ chức lễ cưới này từ trước đấy rồi. Còn buổi tiệc này là của bọn mình và dành riêng cho bọn mình nên bố mẹ hoàn toàn ủng hộ.

Thế nhưng, bọn mình gặp phải những khó khăn khác. Thứ nhất là về việc tìm địa điểm. Các nơi tổ chức đám cưới không muốn nhận những sự kiện đặc biệt bởi như vậy, họ sẽ rất mất công phục vụ. Thứ hai là về các món ăn, họ cũng muốn trực tiếp cung cấp, nếu bọn mình mang đồ ăn từ ngoài vào thì họ không đồng ý.

Vì thế, bọn mình đã loay hoay mất gần 1 năm trời để tìm kiếm và rất may cuối cùng đã chọn được một địa điểm mà mình rất ưng.

Thứ hai là phần chọn các nhà cung cấp đồ ăn cũng là một thử thách. Bọn mình cũng phải đi tìm những nơi mà làm đồ ăn vặt ngon nhất của từng món. Có những món đôi khi cũng không cần ngon như kẹo bông hay kẹo mạch nha, bỏng nhưng mà nó lại cần phải ra được cái chất.

Ví dụ như gánh bỏng thì bọn mình phải tìm một cô có quang gánh thì bọn mình cũng đã tìm được một cô có quang gánh cũng là khó và thuyết phục được cô ấy đến tham dự còn khó hơn.

Đầu tiên là cô ấy còn sợ bị lừa, bởi vì tự nhiên nhận được một đơn hàng lớn mà lại rất đặc biệt khi bảo mang cả xe bán tải đến chở cô đến thì cô cảm thấy rất nghi ngờ.

Sau khi đã chọn được địa điểm và nhà cung cấp đồ ăn thì phần khách mời cũng khiến bọn mình rất đau đầu. May mà hai đứa đều thống nhất được với nhau một cách mời là tạo một cái form xác nhận tham dự và post lên mạng xã hội để ai mà cảm thấy nhiệt tình và yêu quý cô dâu, chú rể thực sự thì vào đăng ký.

Ý tưởng này cũng vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều và những phản ứng thậm chí là khá là gay gắt.

Nói chung, bọn mình cũng phải đấu tranh rất nhiều để kiên định về việc đó. Mình nghĩ là nếu như mình vẫn đi theo lối mòn truyền thống thì chưa chắc mình đã có một cái đám cưới như mong muốn của mình là chắt lọc được những người thực sự hào hứng đến.

Cuối cùng là vấn đề về dresscode trang phục thì bọn mình lại còn yêu cầu họ là mặc đồng phục học sinh tiểu học và đến thì cũng sẽ đeo khăn quàng đỏ.

Bạn có nghĩ rằng câu chuyện của hai bạn sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều cặp đôi khác, thay vì lựa chọn những format tiệc cưới truyền thống mà mạnh dạn tổ chức bữa tiệc cưới thực sự là “ngày vui” của bản thân không?

Sau khi câu chuyện của mình được lan tỏa trên mạng thì có rất nhiều người cũng chia sẻ. Có thể inbox riêng hoặc comment thì nói là thực ra cũng đã ấp ủ ý tưởng rất lạ nhưng mà không dám làm. Thứ nhất là vấp phải sự phản đối của gia đình, họ hàng, thứ hai là không vượt qua nổi cái cảm giác sợ mọi người phản đối. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi mà trước ngày vui mà cứ gặp phải rất nhiều ý kiến phản đối như vậy.

Thế thì mình nghĩ đầu tiên quan trọng là các bạn cảm thấy các bạn đủ muốn thì các bạn sẽ làm được. Thứ hai là các bạn cảm thấy mình phải thực sự vui trong ngày vui chứ không phải mình làm cho họ hàng, bạn bè và lấy phong bì về thì nó không phải là ý nghĩa đúng của ngày hạnh phúc.

Thứ ba là mình nghĩ nếu như các bạn có ý tưởng sẵn thì các bạn cũng có thể tự làm, nhưng nếu như các bạn không có kinh nghiệm làm thì các bạn nên tìm đến những ê kíp chuyên nghiệp.

Và cuối cùng là các bạn nên quản lý kỳ vọng, nghĩa là các bạn đừng muốn quá nhiều thứ mà các bạn nên chọn một số thứ thôi. Ví dụ như bọn mình, tiêu chí lớn nhất là “đặc biệt và vui” còn tất cả những yếu tố khác như mọi người đều phải hài lòng, phải rất đông người đến hay phải thu được rất nhiều phong bì thì bọn mình sẽ giảm những kỳ vọng đó xuống.

Mình nghĩ quan trọng là bọn mình phải thực sự vui, những người đến phải thực sự vui và tất cả chúng ta đều nhớ về ngày đó.

Những ngày qua, mạng xã hội chia sẻ rất nhiều về câu chuyện của bạn. Cảm xúc của bạn như thế nào?

Đầu tiên thì mình cũng khá bất ngờ vì những báo rất nổi tiếng có đăng tải câu chuyện bọn mình. Lúc đầu, bọn mình nghĩ là báo chính thống thì mình rất yên tâm và coi như là một cái ghi dấu ấn vui vui. Nhưng đến khi mạng xã hội bắt đầu lan truyền, chắc chắn gặp phải nhiều ý kiến trái chiều và thậm chí là tiêu cực.

Kinh nghiệm của mình ngay từ đầu là mình không đọc tất cả được bình luận đấy. Thế nhưng cái mà mình lo lắng là các thành viên trong gia đình, đặc biệt là chồng mình sẽ có thể bị ảnh hưởng tâm lý thì mình chỉ có cách mình động viên mọi người là thôi đừng đọc bình luận nữa vì tất cả những người tham dự đều thấy vui mà.

Mình nghĩ đây chính là một ví dụ cho những bạn đang có ý tưởng đặc biệt và độc dị. Các bạn đừng quá sợ hãi, mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người đâu.

Nếu các bạn có những ý tưởng thì các bạn cứ mạnh dạn làm và đừng quan tâm đến mọi người nghĩ gì, chỉ quan tâm là mình có thực sự hạnh phúc và những người xung quanh mình có thực sự hạnh phúc hay không thôi.

Cảm ơn bạn về những chia sẻ với chương trình!

Không tiệc tùng xa hoa, mâm cao cỗ đầy, một đám cưới giản dị nhưng trọn vẹn niềm vui bởi nó chứa đựng tâm huyết, tình yêu và cả những kỷ niệm đặc biệt được cô dâu chú rể gửi gắm. Những tiệc cưới không nặng nề về vật chất hay nghi lễ rườm rà, khách mời cũng không bị áp lực “trả nợ phong bì” mà đến và ra về trong niềm vui, đây chắc chắn là một xu hướng văn nh và ý nghĩa được các bạn trẻ lựa chọn trong tương lai.