Gánh team

Hiểu nôm na thì gánh team mang ý nghĩa gồng gánh các đồng đội yếu hơn trong team để hướng đến chiến thắng.

"Ông Messi đúng là chuyên gia gánh team, đội đang bị ghi bàn mà lại lội ngược dòng thắng ngược"

"Tháng này cơ quan bảo vệ đề tài khoa học, lại phải gánh team còng lưng…"

“Gánh team” không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với các game thủ. Không chỉ dừng lại trong môi trường game mà từ “gánh team” còn mở rộng, lấn sân sang nhiều lĩnh vực trong đời sống và công việc thường ngày. 

“Gánh team” là từ ghép giữa tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó “gánh” được định nghĩa là mang chuyển vật gì đó nặng hoặc cũng có nghĩa nhận về mình việc khó khăn phải làm hoặc cái nặng nề phải chịu. Còn “team” trong tiếng Anh có nghĩa là đội, nhóm.

Hiểu nôm na thì gánh team mang ý nghĩa gồng gánh các đồng đội yếu hơn trong team để hướng đến chiến thắng. Từ này vốn có nguồn gốc từ các trận đấu game MOBA, đặc biệt là trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại hay Liên Quân Mobile xuất hiện vào khoảng cuối những năm 2009.

Người gánh team chính là người có khả năng lật ngược tình thế, mang đến chiến thắng khi đồng đội đang yếu thế hơn đối thủ.

Trong công việc, Team chỉ một nhóm người cùng có một 1 tiêu chung, gia nhập với nhau thành 1 đội chia sẻ trách nhiệm gánh vác với nhau nhằm mang lại lợi ích chung cho toàn đội. "Gánh team" vốn dĩ xuất phát từ trong trò chơi game về sau cũng được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường nhật, với ngụ ý là gánh hết trách nhiệm, công việc của người khác.

Giống như khi làm bài tập nhóm mà bạn ôm cả việc làm slide, tổng hợp bài và cả thuyết trình thì bạn chính là người "gánh team".

Trong thể thao, không khó để bắt gặp khái niệm “gánh team”. Điển hình nhất như tại WC 2022 đang diễn ra ở Quatar, ngôi sao Cristiano Ronaldo được kỳ vọng sẽ “gánh team” đưa đội tuyển Bồ Đào Nha vào sâu trong giải nhưng trong một mùa WC khi anh sa sút phong độ, kém duyên ghi bàn thì đội tuyển nước này phải trông chờ vào tinh thần đồng đội và những nhân tố mới để vượt qua vòng đấu bảng.

Bởi vậy, trong bất cứ lĩnh vực nào chúng ta không nên quá phụ thuộc vào một cá nhân nào với vai trò “gánh team”, dồn hết trách nhiệm cho một ai đó.

Thay vào đó, hãy quản lý Team sao cho hiệu quả, có sự đồng hành cùng nhau, chia sẻ và hỗ trợ để cùng nhau hoàn thành công việc.