Đúng nhận sai cãi

Đúng nhận sai cãi là gì? Thời gian qua trên các nền tảng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube,.. xuất hiện một trend với câu nói đúng nhận sai cãi.

Trend này được cover lại với việc một cô đồng bổ quả cau và đoán về vấn đề liên quan đến người nghe. Nhưng câu nói này xuất phát từ đâu và nghĩa là gì? Tại sao lại nổi đến vậy? 

 

Cụm từ “đúng nhận sai cãi” được hiểu là việc người nói có đúng thì người nghe nhận còn nếu như người sai thì người nghe phản bác lại. Câu nói này đơn giản nói đến cuộc tranh cãi đúng sai của những người trong cuộc. Nhưng câu nói đơn giản này tại sao lại viral trên các nền tảng xã hội đến vậy, phải chăng có hàm ý gì khác.

Được biết, trend đúng nhận sai cãi được bắt nguồn từ một video hot trên tiktok của một cô đồng, đã thực hiện quá trình xem bói cho người khác bằng bổ quả cau và liên tục sử dụng câu "Bổ quả cau của con ra", "đúng nhận sai cãi". Ý muốn nói rằng người nghe thấy cô nói gì không đúng thì cần phản bác lại rằng điều đó là sai.

Tranh biếm họa của LOOK

Trong khi xem cô sẽ nói về quá khứ, người thân, hoàn cảnh của người muốn xem và để họ xác nhận xem cô xem có đúng hay không? Những lời nói cô đồng này nói ra đều khẳng định chắc nịch về những sự việc diễn ra trong gia đình người được xem. Vì thế câu nói đúng nhận sai cãi như một câu nói khẳng định của cô đồng này.

Sau khi trở thành trend thì nhiều tiktoker cũng đã biến tấu thành các clip khác nhau với những tình huống dở khóc dở cười như tình huống người nghe xác nhận sai nhưng người nói vẫn nói đúng, tình huống bổ những loại quả như dưa chuột, dưa hấu, nho vô cùng thú vị,....

Tuy nhiên từ trend trên có thể hiểu được quá trình tranh luận cần có thời gian để người khác nói, không nên nói lấn át người khác khiến họ không có thời gian để suy nghĩ và trả lời như vậy.

Việc tranh luận cần có sự đưa ra ý kiến của các bên chứ không phải việc một người cứ nói còn người nghe thì chưa thể đưa ra ý kiến vì người nói lấn lướt và quá nhanh.

Vì thế để tranh luận có hiệu quả cần có sự tương tác qua lại và lắng nghe ý kiến của nhau, việc này cũng nhằm tránh việc tranh luận vô bổ và ảnh hưởng đến các bên.

Còn với cụm từ đúng nhận sai cãi, chúng ta có thể sử dụng ở những cuộc trò chuyện vui vẻ với bạn bè người thân thì sẽ không gây hiểu lầm cho người nghe, tăng sự mặn mà cho câu chuyện.

22Thăm dò ý kiến: Trend 'đúng nhận sai cãi' trên mạng xã hội hài hước hay mê tín dị đoan?