Đón Tết cùng nông dân tỷ phú

Năm 2023 là năm “làm ăn được” của nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long khi nhiều mặt hàng nông sản được thông quan chính ngạch đi các thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Nhiều nông dân trở thành tỉ phú trên mảnh vườn bao năm cày cuốc.

Có được thành quả này là cả một quá trình thay đổi tư duy nông nghiệp, bản lĩnh, thức thời, bước qua những lằn ranh cũ để đi tìm cái mới, nắm bắt cơ hội và mạnh dạng đón đầu thời cơ. 

"Sau khi đất sản xuất kém hiệu quả, thấy con tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó mình mạnh dạng đầu tư. Năm vừa rồi mình thu tổng sản lượng cũng được 200 tấn."

"Thời điểm lúc trước là tôi thấy đươc cái gì là từ cánh đồng mẫu lớn xây dựng ra thì tôi nhìn được tín hiệu mới của người nông dân. Cho nên mình mới xây dựng thêm nhãn hiệu chú kẹo này để giúp cho nông dân được gắn với liên kết chuỗi."

Đó là bộc bạch của những nông dân tỉ phú “chính hiệu” trên Đất Chín Rồng mà chúng tôi có dịp trò chuyện những ngày đầu năm mới. Họ không chỉ bản lĩnh, giỏi dang, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn luôn nghĩ đến những người nông dân khác, cho cộng đồng và cho xã hội.

Cánh đồng lúa chuẩn bị thu hoạch tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Những ngày đầu năm Giáp Thìn, trong tiết trời ấm áp của mùa xuân phương Nam, chúng tôi tìm đến ấp Mỹ Thị A, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nằm cách Trung tâm thị trấn Cái Bè hơn 20 cây số về hướng Bắc, Mỹ Trung một mặt tiếp giáp với Kênh Nguyễn Văn Tiếp, bên kia là ranh giới với Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp – nơi thường xuyên bị ngập khi con nước tháng 9, tháng 10 đổ về.

Từ bao đời nay, nông dân ở xã Mỹ Trung chỉ sống bằng nghề trồng lúa, mỗi năm 3 vụ, đến khi con nước tràn đồng thì chuyển sang mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá đồng chạy lũ. Cứ vậy, từ đời này qua đời khác.

Kể từ khi chủ trương cải hóa thiên nhiên bằng cách xây dựng hệ thống cống đập tạm, bán kiên cố để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ sản xuất được triển khai năm 2012, màu vàng óng của lúa chín dần được phủ xanh bởi những vườn cây ăn trái bạt ngàn, mướt mắt. Trong quá trình chuyển đổi ấy, có một nông dân luôn trăn trở về hướng đi cho riêng mình, thoát khỏi điệp khúc lận đận “được mùa mất giá” của nông sản ền Tây. Chàng trai ấy là Nguyễn Văn Lắm.

Anh Lắm kể, những năm đầu thử nghiệm chuyển đổi canh tác, từ vùng đất lúa kém hiệu quả sang kinh tế vuờn anh gặp phải không ít khó khăn. Sau nhiều lần thất bại, không nản chí, năm 2016, anh quyết định đưa cây sầu riêng lên vườn. Ngót nghét 6 năm bền bĩ cải tạo, chăm sóc, vườn sầu riêng của anh cuối cùng cũng cho mùa quả ngọt. Năm qua, với giá bán bình quân 130.000 đồng/kg, anh Lắm thu về hơn 5 tỷ đồng.

Con số hơn 5 tỷ đồng chưa phải là con số cuối cùng của anh Lắm khi anh vẫn còn 2 hecta chưa làm trái. Tuy nhiên, để có được thu nhập tiền tỷ như hiện nay, anh Lắm đã trải qua những tháng ngày chông chênh, mất định hướng khi thiếu kiến thức cho loại cây trồng này, sự phản đối của anh em trong gia đình vì mức đầu tư quá lớn: "Những người xung quan ban đầu cũng nói này nói kia, nói hành nói tỏi, nói cũng giữ lắm mà mình quyết tâm mình làm thì mình làm đại. Người ta nói mình có tiền rồi vô làm tầm bậy tầm bạ chứ vùng này trồng không được.

Còn tôi thì nghĩ trồng sầu riêng sẽ có trái. Một số người lại nói trồng vậy chứ ăn không được, các kiểu. Hồi mới trồng cũng bị phân tâm bởi người ta nói này nói kia dữ lắm, nhưng mà mình quyết tâm. Gia đình thì ủng hộ nhưng anh em thì cản".

Năm qua, với giá bán bình quân 130.000 đồng/kg sầu riêng, anh Lắm thu về hơn 5 tỷ đồng

Rời xã Mỹ Trung của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi tìm đến ấp Thạnh Quý, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nằm cách Trung tâm thành phố Bến Tre khoảng gần 40 cây số về hướng Đông, xã Bảo Thạnh là một trong những xã tiếp giáp với biển của huyện Ba Tri. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản theo hướng quảng canh, tự phát.

Anh Nguyễn Minh Nhủ, sinh năm 1974, nhận thấy sự bấp bênh, may rủi của nghề làm muối, anh tập tành nuôi tôm. Ban đầu anh chỉ cải tạo 1 phần diện tích đất nhà để nuôi tôm quảng canh nhưng do chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức nên “một vụ được, ba bốn vụ thất”. Không nản chí anh quyết định tìm đến những người đi trước, những “cánh chim đầu đàn” trong nghề nuôi tôm ở Ba Tri để học hỏi.

Quả thực, trời không phụ người có chí. Sau chuyến tham quan mô hình nuôi công Công nghệ cao tiêu biểu của tỉnh, anh về quyết định đầu tư. Thay vì làm ao tròn, xây bể xi măng như mô hình mẫu, anh Nhủ nghĩ ra cách làm riêng cho mình. Hiện anh cũng là thành viên tích cực, năng nổ của Câu Lạch bộ Nông dân tỷ phú huyện Ba Tri với thu nhập trên dưới 10 tỷ đồng 1 năm:

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

PV: Hiện tại gia đình mình canh tác được bao nhiêu hecta tôm, anh Nhủ?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: Hiện nay làm được 14ha, đang đầu tư thêm 3ha nữa là 17 ha, nuôi công nghệ cao hết. Mình cũng nuôi nhu 7 AN vậy đó nhưng có điều là 7 An làm mô hình nuôi ao tròn, còn ở đây thì mình làm ao đất lót bạc hết. Kiểu của ổng là làm bê tông còn bên đây mình làm ao đất, bờ đất lót đáy bạc.

PV: Mình nuôi con tôm gì anh?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: Tôm thẻ chân trắng á. Nuôi size từ 30 đến 20 (Con/kg),

PV: Không biết lý do nào mà anh quyết định chuyển từ nghề làm muối sang nuôi tôm?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: Hồi đó mình cũng vừa làm muối vừa nuôi tôm, Sau khi sản xuất thấy đất kém hiệu quả rồi thấy con tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao rồi từ đó mình mạnh dạng đầu tư. Mình cũng đi học hỏi anh em ở nhiều nơi.

Rồi khi tham gia CLB tỷ phú này mình cũng học hỏi rồi chia sẽ nhưng kinh nghiệm hay rồi về mình đúc kết rồi làm. Năm vừa rồi mình thu tổng sản lượng được 200 tấn.

PV: Một vụ tôm như vậy mất thời gian khoảng bao lâu mình mói thu hoạch được anh?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: 1 vụ tôm như vậy là khoảng 3 tháng. Tôm nap lớn lẹ thì 3 tháng, Tôm nào chậm thì 3 tháng 10 ngày. Nếu nuôi về size bự nữa – size 20 – mười mấy con là 4 tháng luôn. Mà thường thì nuôi về size khoảng 2 mươi mấy 30 con gì đó là bán rồi.

1 năm mình nuôi suốt hà, nuôi 4 vụ luôn á. Cứ 3 tháng là ra rồi nuôi liên tiếp liên tiếp vậy đó, mình vừa ra cái này có vèo ao kia rồi cứ ra tiếp tiếp vậy đó chứ không nuôi theo vụ như nuôi ao đất 1 năm 2 vụ, 3 vụ. Lúc nào cũng có tôm, lúc nào cũng có bán hết.

PV: Không biết là trong quá trình chuyển đổi từ làm muối sang nuôi con tôm này anh có gặp những khó khăn trở ngại gì không anh?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: Ban đầu mình nuôi theo kiểu ao đất truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn, có vụ trúng vụ thất. Khi chuyển sang công nghệ cao này thì công rất cao. Tỷ lệ thành công đạt từ 85 đến 90%. Còn mười mấy 20% đó là do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết.

Nói chung nuôi công nghệ cao này thì cái mặc được nhiều hơn mặc khó khăn, không đến nổi rủi ro trắng.

PV: Không biết sắp tới mình có chuyển đổi sang ngành nghề nào nữa không hay mình vẫn tiếp tục gắp bó với con tôm?

Anh Nguyễn Minh Nhủ: Tính mở rộng diện tích nuôi tôm thôi chứ không có chuyển đổi kinh doanh gì nữa hết, tại mình khoái con tôm, vì con tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Nguyễn Minh Nhủ,

Cũng là người nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám mạnh dạng đầu tư, ông Châu Minh Hải – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại HK, Tiền Giang không chọn con tôm hay cây sầu riêng để phát triển mà ông lại chọn cây lúa nước. Sau nhiều năm lăn lộn trên thị trường với nghề kinh doanh phân bón hữu cơ, cũng là ngần ấy thời gian ông Hải thấu hiểu nổi vất vả của người nông dân.

Khi UBND tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện quyết định số 98/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kiết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, để nâng cao chất lượng hạt lúa hàng hóa, cải thiện thu nhập cho nông dân, đưa nông nghiệp và nông thôn đi lên, ông Hải đã mạnh dạng tham gia:

"Tình đến ngày hôm nay, tôi đã làm 16 năm trong nghề phân bón, đi như thế, trên lĩnh vực cây ăn trái, rau màu, vừa cây lúa thì tôi thấy được thời điểm trước, cánh đồng mẫu lớn xây dựng ra, thì tôi nhìn được tín hiệu mới của người nông dân. Trên lĩnh vực cây lúa thì tôi thấy bà con nông dân sản xuất theo cách truyền thống là không có lợi nhuận ổn định, thứ 2 nữa là không tạo ra được sản phẩm sạch và vấn đề truy xuất nguồn gốc kể từ đó tôi đồng hành với cây lúa cho tới ngày hôm nay cũng đã được 10 năm.

Nói về gạo VD20 đặc sản Gò Công, cũng là 1 câu chuyện. Lúc đó tôi nhìn thấy được giống đó nên tôi mới đầu tư vô nó phối hợp với Sở nông nghiệp, phối hợp với trung tâm các huyện, phối hợp với khuyến nông tỉnh để phục tráng lại giống. Từ lúc đó tôi mới lấy giống VD20 làm giống chủ lực, làm nền tảng để tôi phát triển thương hiệu gạo cho đến ngày hôm nay."

Ông Châu Minh Hải bên sản phẩm gạo VD20 - đặc sản Gò Công

Không có thành công nào mà không phải trãi qua những thất bại. Để xây dựng được thương hiệu VD20 đặc sản Gò Công đạt chứng nhận OCOP 4 sao của tỉnh Tiền Giang và đặc biệt là tạo được nguồn nguyên liệu đủ lớn, ổn định để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, ông Hải đã trãi qua không biết bao nhiêu lần thất bại.

Tuy nhiên, “thất bại là mẹ thành công”, mọi nỗ lực xây dựng thương hiệu của ông Hải đã đem lại hiệu quả khi tại Festival lúa gạo lần 5 được tổ chức tại Cần Thơ vào năm 2021, gạo VD20 đặc sản Gò Công đoạt giải nhì thương hiệu Việt.

Năm 2022, ông tiếp tục xây dựng thêm thương hiệu gạo “Chú Kẹo” thành gạo đặc sản của tỉnh tại các huyện phía Tây: "Gạo “Chú kẹo” này xây dựng trên nền tảng những mô hình mà người nông dân đồng hành với tôi không phải giống gạo VD20 mà là những loại giống theo đơn đặt hàng của nước ngoài và đơn đặt hàng của những thị trường mà người ta cần như Đài Thơm 8, Nàng hoa 9, OM18. Tôi muốn định hướng nhãn hiệu “Chú Kẹo này để làm chi? Bởi vì gạo VD20 diện tích nó không có nhiều mà trong đó mỗi một vụ lúa thì tôi đã đầu tư ít nhất là từ 5 đến 6.000ha.

Cho nên mình muốn xây dựng thêm nhãn hiệu “Chú Kẹo” này để giúp cho nông dân được gắn với liên kết chuỗi, để định hướng sắp tới là vô cách đồng 1 triệu hecta từ năm 2025 theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, cũng như mong muốn nông dân không phải như ngày xưa mà phải bán gạo 5, 10 % tấm nữa mà phải bán gạo trên đơn đặt hàng, sản phẩm với thương hiệu từng loại gạo bằng lợi nhuận tốt nhất cho người nông dân."

Câu chuyện làm giàu của anh Lắm, anh Nhủ, ông Hải là nh chứng cho những nỗ lực bền bĩ của ý chí dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ của người nông dân Tây Nam Bộ. Về mảnh đất Chín Rồng hôm nay, nghe nông dân kể chuyện các “tỉ phú nhà nông” kiếm tiền tỉ không còn là chuyện hiếm.

Mỗi người một sáng kiến, một ý tưởng, một niềm đam mê, nhưng họ có một điểm chung là cách họ tạo ra động lực cho chính mình, rồi lan toả những động lực ấy cho người khác, khơi gợi khát vọng làm giàu trên mảnh đất màu mỡ, nhiều tiềm năng của vùng châu thổ Mekong.