Đình thần Phụng Hiệp, chuyện xưa thời mở đất

Theo tín ngưỡng của người dân Việt Nam ta nói chung đặc biệt là người dân Nam bộ nói riêng, thường có phong tục thờ thần, hầu như mỗi vùng đất đều có một vị thần thành hoàng- người có công trong việc khai khẩn, gìn giữ vùng đất đó.

Tại phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Đình thần Phụng Hiệp từ lâu không chỉ là một công trình lịch sử, nơi bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của đông đảo người dân địa phương.

Theo nhiều tài liệu ghi lại, Ngã Bảy, Phụng Hiệp xưa kia là vùng đất trũng, hoang vu đầy đưng sậy, nơi sinh sống của hàng trăm con voi cùng bạt ngàn lau sậy. Chính vì vậy, có người cho rằng “Ngã Bảy xưa chính là Vương quốc của loài Voi”.

Cổng vào Đình thần Phụng Hiệp - Ảnh haugiang.gov.vn

Để mở mang phát triển kinh tế, đầu thế kỷ XX vùng đất này được khởi công đào kênh để khai hoang mở đất. Kênh đào đến đâu, cư dân về sinh sống lập nghiệp đến đó, sau hơn 10 năm thi công, đến đầu năm 1915, bảy nhánh sông được hình thành như dự kiến, chợ nổi Ngã Bảy cũng ra đời trong thời điểm này, trên con sông xuôi về bảy ngã. Vùng trung tâm bảy sông dồn nước, lập tức trở thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ, song hành với trung tâm giao thương hàng hoá lớn của ền Nam, tác động mạnh đến thị trường nông sản của cả ền Tây.

Sau khi các con kinh được đào hiệp thành trung tâm Ngã Bảy, nhân dân các nơi đến đây an cư lạc nghiệp, ngoài việc khai hoang đất đai, mở mang chợ búa, các dân tộc chung sống trên vùng đất này còn xây dựng nơi thờ tự để nhân dân chiêm bái, thờ cúng theo truyền thông dân tộc. Trong đó có Đình thần Phụng Hiệp được xây dựng từ năm 1905 với tổng diện tích 1.800 m2.

Ông Tăng Thành Trung, hướng dẫn viên du lịch ở thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: "Ở ền Nam rất nhiều đình thần, không phải đình thần nào cũng được công nhận của triều đại phong kiến. Đình thần này có sắc phong của ông vua Bảo Đại công nhận năm 1942".

Ông Trung cho biết thêm Đình thần Phụng Hiệp là nơi thờ "Thần Hoàng bổn cảnh" và anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Qua khánh thờ Bạch mã - Thái giám, các anh hùng dân tộc vị quốc vong thân, các bậc Tiên sư, Tổ sư, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ, Tiền giảng, Hương chức tạo nên thần lực mạnh mẽ bảo vệ và đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành. Đình thần duy trì hoạt động thờ cúng Thần Hoàng theo thông lệ cổ truyền. Ngày 29/12/1942, nơi đây đã được vua Bảo Đại ban sắc phong.

Ông Tăng Thành Trung cho biết: "Đây là sắc phong của vua Bảo Đại “sắc cho thôn Phụng Hiệp, tổng Định Phúc, Quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Thờ phụng vị thần tôn kính Phụng Hiệp nguyên là bản cảnh thần hoàng chính trực. Ngài đã từng bảo vệ đất nước, che chở nhân dân, giúp làm điều thiện nổi tiếng linh ấn. Nay thừa mệnh triều đình nhớ công lao của thần gia phong làm tỉnh hậu vực, bảo trung hưng trung đẳng thần. Chuẩn mệnh cho thôn Phụng Hiệp thờ cúng để ngày che chở, giúp đỡ cho nhân dân ta. Ngày 29/12, niên hiệu Bảo Đại năm thứ thứ 17. Đây là sắc phong của vua Bảo Đại sắc phong cho cái đình thần này".

Nghi thức thượng Quốc kỳ và Thần kỳ tại Lễ kỳ yên hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp năm 2024 - Ảnh haugiang.gov.vn

Theo các bậc cao niên, Đình thần Phụng Hiệp là một công trình văn hoá - lịch sử mang tính chất tâm linh, tín ngưỡng dân gian lâu đời nhất tại thành phố Ngã Bảy. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân trong vùng, đặc biệt là vào những ngày lễ hội truyền thống.

Ông Tăng Thành Trung bày tỏ: "Ông Nguyễn Trung Trực là tay không giáo mát, mà đã đánh thắng được tàu chiến của pháp ở vàm Nhật Tảo sau đó cuộc kháng chiến của ông bị pháp đuổi tới Phú Quốc, lúc bấy giờ có câu chuyện nói rằng ông là người đánh trận cuối cùng, cuối cùng bị pháp bắt ông. Pháp chiêu dụ không được đac chém đầu ông tại Rạch Giá và mộ hiện tại vẫn ở chợ Rạch Giá. Nhưng người dân Ngã Bảy đã tôn trọng một vị anh hùng dân tộc như vậy, người ta đã rước tước vị về đây người ta thờ, cho nên ở đây có chữ là “Xin tướng tử thần” là như vậy".

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, lịch sử của Đình thần Phụng Hiệp, hàng năm, chính quyền địa phương và Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ hội Kỳ Yên Hạ Điền. Phục vụ cho nhân dân trên địa bàn và khách thập phương về đây chiêm bái, ước mong cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thới dân an, mọi sự đều được tốt lành, cầu chúc cho mọi người có sức khỏe tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc, cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp văn nh.

Trưởng Ban quản trị Đình thần Phụng Hiệp, ông Nguyễn Văn Hơn cho biết: "Năm nay nữa 117 năm. 16-17 tháng Chạp. 16-17 tháng Giêng. Lễ Thượng điền với Hạ điền cúng trong năm. Bà con lại cúng xôi, heo này kia. Còn ngày giỗ ông Nguyễn Trung Trực là ngày 28/8"

 Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng cho rằng, Đình Thần là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, những lễ cúng ở đình được tổ chức hàng năm không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương, mà còn là nơi hội tụ, gắn bó mọi người với nhau để thắt chặt tình làng nghĩa xóm, hài hòa các mối quan hệ trong cộng đồng. Lễ hội ở đình thần từ lâu đã trở thành nét văn hóa tinh thần ở địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam:

Nhà nghiên cứu văn hóa, soạn giả Nhâm Hùng chia sẻ: "Hơn trăm năm hình thành cũng là trăm năm thương hiệu Ngã Bảy, từ khi có Ngã Bảy, Bảy ngã kênh là đã có thương hiệu Ngã Bảy, cả Nam Kỳ này đều biết, từ cánh đồng sậy hoan vu đầy dấu chân voi, vùng đất Ngã Bảy đã trở thành một thành phố đô thị sông nước giàu đẹp một điểm đến đáng yêu và đáng sống, đưa vào du lịch sẽ hấp dẫn, trong xu thế hội nhập"

Theo dòng chảy thời gian, đình thần Phụng Hiệp vẫn luôn có chỗ đứng thiêng liêng trong lòng người dân Ngã Bảy nói riêng, người dân Hậu Giang nói chung. Để phát triển tiềm năng của địa phương, thành phố Ngã Bảy đang tiếp tục khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hoá - xã hội, di tích lịch sử; phát triển du lịch theo hướng hiện đại kết hợp với phát huy loại hình truyền thống, mang đậm bản sắc vùng sông nước.

Để không chỉ đình thần Phụng Hiệp mà nhiều công trình, di tích lịch sử khác của địa phương đến gần hơn với du khách gần xa.