Đình Nguyễn Trung Trực: 35 năm khám chữa bệnh miễn phí

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang xưa nay nổi tiếng là một di tích lịch sử văn hóa của nước ta. Mỗi ngày, nơi đây không chỉ có khách du lịch ghé qua tham quan mà còn đón một lượng lớn người dân ở khắp nơi đến khám chữa bệnh và bốc thuốc nam miễn phí.

Sau 35 năm thành lập và duy trì hoạt động, phòng thuốc nam ễn phí tại đình Nguyễn Trung Trực đã trở thành địa điểm uy tín và được người dân thập phương quý mến.

Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang xưa nay nổi tiếng là một di tích lịch sử văn hóa của nước ta. 

Xin chào ông Nguyễn Phước Hoa - Nguyên Phó ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực. Thưa ông, vì sao lại có phòng khám chữa bệnh, phát thuốc ễn phí này?

Các vị hương chức ở đây nhận thấy rằng, đình của cụ Nguyễn phải thực hiện theo ý muốn của cụ Nguyễn là yêu nước thương dân, chăm lo cho sức khỏe của nhân dân cho nên mới thành lập phòng thuốc nam ễn phí. Đến nay là được 35 năm rồi.

Ông có thể kể sơ qua về các phòng khám hiện nay tại đình Nguyễn Trung Trực?

Ở đình Nguyễn Trung Trực hiện nay có 2 phòng, đó là phòng thuốc nam ễn phí và phòng châm cứu. Bình quân một ngày giữa phòng thuốc nam và phòng châm cứu có khoảng trên 150 người, thành ra 2 chỗ này là chủ yếu và then chốt của đình.

Có quy định như thế nào về việc ai sẽ là người được đến khám ễn phí hay không ạ?

Ở đây là không có quy định, mà tất cả mọi người dân ai có nhu cầu đến thì mình vẫn xem mạch và bốc thuốc.

Sau 35 năm thành lập và duy trì hoạt động, phòng thuốc nam ễn phí tại đình Nguyễn Trung Trực đã trở thành địa điểm uy tín và được người dân thập phương quý mến.

Phòng khám hoạt động vào các ngày nào và giờ giấc ra sao, thưa ông?

Hầu hết những người hoạt động tại phòng thuốc đều làm công quả, thành ra chỉ mở cửa phục vụ vào buổi sáng từ thứ hai đến thứ bảy, từ 7 giờ đến 11 giờ. Ngày nào hết bệnh sớm thì nghỉ sớm còn không thì đến 11 giờ hoặc quá 11 giờ chừng nào hết bệnh mới nghỉ. Còn buổi chiều thì để mọi người làm các công việc mưu sinh lo cuộc sống.

Một ngày có khoảng bao nhiêu thang thuốc và số lượng người đến khám, thưa ông?

Phòng thuốc này thường sẽ đông vào ngày thứ hai và thứ ba. Sau đó sẽ ít dần đến cuối tuần, bình quân lại một ngày sẽ không dưới 100 bệnh và số thuốc một tháng sẽ từ 29.000 đến 30.000 thang thuốc được phát cho bà con.

Hiện tại phòng khám có bao nhiêu thành viên y, bác sĩ hoạt động giúp mọi người?

Phòng thuốc nam tổng cộng có 25 người. Trong đó có 1 quản lý, 3 lương y, còn lại là phụ y và bồi thuốc.

Ông cảm nhận như thế nào về những cô chú đang làm công việc giúp mọi người tại đình Nguyễn Trung Trực?

Tất cả mọi người đến làm công quả tại đây đều có điểm chung là để phục vụ đình của cụ Nguyễn Trung Trực và thực hiện theo tâm nguyện của cụ, những người làm tại đây đều làm bằng sự nhiệt tình, làm không tính toán so đo, làm hết giờ hết việc mới nghỉ.

 Hoạt động khám chữa bệnh ễn phí đã được mọi người trong và ngoài tỉnh ủng hộ ra sao?

Đối với phòng thuốc nam và phòng châm cứu thì được nhân dân rất đồng tình và ủng hộ, không những ở Kiên Giang mà còn ở những tỉnh lân cận nữa. So với các phòng thuốc đông y trên địa bàn Kiên Giang thì phòng thuốc nam tại đây có số bệnh nhân, số thang thuốc phát ra nhiều và số thuốc nam nhập vào cũng nhiều.

Số thuốc này không những được Kiên Giang hỗ trợ mà còn có các tỉnh lân cận phụ giúp nữa. Hiện có 27 điểm phụ giúp, hỗ trợ tìm thuốc để đưa về đây sơ chế và sau đó ra thuốc đến người dân.

Góc độ chính quyền địa phương rất ủng hộ, rất đồng tình. Hội Đông Y của tỉnh Kiên Giang cũng rất quan tâm và ủng hộ đối với phòng thuốc nam. Hiện nay phòng thuốc nam cũng đã thành lập chi hội đông y của đình trực thuộc hội đông y của tỉnh.

Vâng, cảm ơn ông vì đã chia sẻ!

Không phân biệt người ở đâu, già trẻ, giàu nghèo, bệnh nặng nhẹ ra sao…hễ những ai đến phòng khám đều được các lương y thăm hỏi và tận tụy giúp đỡ.

Cứ đến 7h từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, phòng khám và phòng châm cứu tại đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở thành phố Rạch Giá lại có rất đông người xếp hàng bốc số đợi đến lượt điều trị bệnh ễn phí. Không phân biệt người ở đâu, già trẻ, giàu nghèo, bệnh nặng nhẹ ra sao…hễ những ai đến phòng khám đều được các lương y thăm hỏi và tận tụy giúp đỡ.

Phòng khám tại đình Nguyễn Trung Trực được thành lập từ năm 1985, đến nay thấm thoát đã 35 năm duy trì hoạt động, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” đã có không ít bệnh nhân được cứu chữa, đặc biệt là những người hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng theo dõi, điều trị bệnh. Đối với rất nhiều người, nơi đây như một ngôi nhà chung, rộng tay ôm lấy bất cứ ai cần sự giúp đỡ.

“Đàng hoàng, mọi người ở đây đối với bệnh nhân tốt lắm.”

“Đông lắm, ở đâu cũng lại đây khám. Phòng khám này giúp ích cho rất nhiều người, nhiều người khổ quá không có tiền mua thuốc, chữa bệnh thì người ta vào đây. Mọi người ở đây quan tâm bệnh nhân lắm.”

“Kiếm được cây thuốc cực khổ lắm, mọi người đem về rửa, chặt, phơi…đến khi ra được thang thuốc cực khổ gian nan lắm. Bởi khi mình nhận được mình quý lắm.”

Những cô, chú ở tuổi “xế chiều” ngày qua ngày cần mẫn mỗi người một việc, góp sức và kiến thức của mình để cứu chữa cho những ai khó khăn và kém may mắn ngoài xã hội.

Đồng hành cùng phòng khám qua bao thăng trầm và duy trì hoạt động cho đến nay, không thể không kể đến lực lượng làm công quả tại đình. Đó là những cô, chú ở tuổi “xế chiều”, ngày qua ngày cần mẫn mỗi người một việc, góp sức và kiến thức của mình để cứu chữa cho những ai khó khăn và kém may mắn ngoài xã hội.

Lương y Nguyễn Quốc Hoài, 72 tuổi, hoạt động tại phòng khám đình Nguyễn Trung Trực cho biết, ông từng tham gia cách mạng và hiện nay là thương binh hạng 1 mất sức lao động 86%. Dù tuổi đã cao và đi lại có đôi chút khó khăn nhưng ông Hoài vẫn tận tâm để cống hiến, giúp mọi người. Bởi ông Hoài tâm niệm rằng, xã hội còn rất nhiều hoàn cảnh éo le và đối với họ, ông vẫn còn may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều. Từ suy nghĩ như thế, ông Hoài đã không ngại những vất vả để đem kiến thức của mình giúp ích cho đời.

“Nếu hôm nào tôi bệnh đi không nổi thì tôi mới nghỉ thôi, chứ còn đi được, làm được thì luôn luôn lúc nào tôi cũng cố gắng phục vụ cho đồng bào. Vì mình nghĩ rằng, hôm nay mình may mắn hơn người khác là mình có một chút kiến thức, thì thôi sức khỏe mình còn, thì mình ráng cố gắng lấy kiến thức của mình đem ra để giúp mọi người bớt đi đau khổ, đó là niềm vui sướng nhất đời mình.”

Lương y Nguyễn Quốc Hoài, 72 tuổi, hoạt động tại phòng khám đình Nguyễn Trung Trực

Ngoài ông Hoài, còn rất nhiều người khác đang hoạt động tại phòng khám cũng mang tinh thần cao cả như vậy. Cứ thế tiếng lành đồn xa, phòng khám tại đình Nguyễn Trung Trực được nhiều người trong, ngoài tỉnh biết và tìm đến để thăm khám, chữa trị. Cũng vì thế mà phòng khám ngày một phát triển khi có thêm nhiều mạnh thường quân ủng hộ, đóng góp giúp kho thuốc ngày một đa dạng với các loại thuốc có giá trị và quý hiếm.

“Làm công việc này con cháu rất ủng hộ. Mình làm việc thiện thì việc thiện sẽ đến với mình. Thấy hai vợ chồng cũng lớn tuổi rồi, làm việc ở ngoài thì cũng có tiền nhiều nhưng mà không bằng mình làm phước.”

“Có những bệnh mãn tính người ta đến đây qua một thời gian theo dõi và mình thăm hỏi thì cũng nhiều bệnh chữa khỏi. Nhất là những bệnh mãn tính điều trị hết thấy người ta mừng lắm, từ đó những cô chú làm ở đây cũng vui lây và có động lực làm.”

Ông Nguyễn Phước Hoa, nguyên Phó Ban Bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực cho biết, thời gian qua phòng khám đã mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, cứu chữa bệnh cho nhiều người trong cuộc sống. Cũng vì thế, năm 2005 phòng khám chữa bệnh ễn phí tại đình Nguyễn Trung Trực đã được nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ghé thăm và gửi thư khen ngợi. Đó cũng chính là niềm tự hào của những ai đang làm các công việc từ thiện tại đình, những người có tấm lòng tương thân tương ái - một truyền thống đẹp của người dân Việt Nam.

“Tinh thần tốt đẹp này là một truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là lúc nào cũng biết quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, không chỉ những người tại đình này mà cả dân tộc ta đều có tấm lòng thiện như thế. Luôn muốn hỗ trợ, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” mà…Thành ra đối với những truyền thống cao đẹp đó nên chúng tôi cố gắng gìn giữ và phát huy.”

Trong tương lai hoạt động khám chữa bệnh ễn phí sẽ tiếp tục được duy trì và thậm chí phát triển lớn mạnh hơn nữa khi nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng và tạo điều kiện từ phía chính quyền địa phương. Và rồi những giá trị tốt đẹp sẽ lại được lan tỏa rộng rãi trong xã hội, ôm lấy những hoàn cảnh thiếu may mắn và khó khăn.