Đến hẹn lại... đào đường

Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?

Chào quý vị và chào VOV Giao thông, tôi là Nguyễn Thanh Bình, hiện tại tôi đang sinh sống tại huyện Thanh Trì.

Xin chào quý vị VOV Giao thông, tôi là Nguyễn Thị Loan, tôi đang kinh doanh mặt hàng đồ ăn uống.

PV: Như Ngọc Tuấn đã giới thiệu về chủ đề của chương trình! Mời cô Loan và anh Bình chia sẻ cho quý thính giả cùng biết cảm xúc của mình như thế nào khi thấy cứ đến cuối năm đường, vỉa hè lại được đào lên? Việc này ảnh hưởng tới mình như thế nào?

Anh Bình: Vấn đề bạn vừa hỏi tôi cảm thấy cho mình mất an toàn, xới đường lên dẫn tới người tham gia giao thông có thể bị xảy ra tai nạn giao thông và bụi làm ảnh hưởng đến cái thứ nhất là tầm nhìn, cái thứ 2 là khi mình đi thì sóc.

Cô Loan: Đào đường đào phố rất là bất cập, không đồng bộ lúc hết người này đào lên xong lại đến người khác đào lên. Nếu muốn đào hay gì phải đồng bộ nhau, chỉ một lượt là xong. Chứ không thể người này đào xong lại đến người khác đào, gốc cây các thứ bị bật gốc hết.

Cứ cuối năm, vỉa hè, lòng đường Hà Nội lại bị đào xới

PV: Đã bao giờ cô Loan và anh Bình gặp phải tình huống bất lợi khi gặp cảnh đào đường, đào vỉa hè chưa ạ?

Anh Bình: Cái đấy thì tôi trả lời luôn là làm cho bản thân tôi có một lần suýt ngã, người ta cào bề mặt đường lên dẫn đến là không bằng phẳng, nếu là phụ nữ rất là nguy hiểm.

Cô Loan: Quá khổ ý chứ, được cái vỉa hè đẹp thì là là là rất chi là khổ >”

Anh Bình: Mình là người dân, mình tham gia giao thông, mình cũng không phải là…mà cũng không phải công việc của mình nên mình không để ý cuối năm hay gì cả nhưng hiện tại, ở tại thời điểm hiện tại bây giờ, tôi đang thấy sự việc đang diễn ra.

PV: Để không xảy ra những tình huống như cô Loan và anh Bình đã từng vướng phải, 2 người có mong muốn gì gửi tới cơ quan chức năng ạ?

Anh Bình: Thực ra cái này tôi không biết do chỉ đạo về sắp xếp công việc hay về vấn đề gì mà người ta làm thời điểm này, nhưng tôi thấy không phù hợp. Gần cuối năm rồi người ta cần đi lại nhiều về công việc, cũng như là về tất cả mọi cái. Nếu là ý kiến cá nhân tôi thì nên giành thời gian vào thời điểm khác, chứ không phải vào thời điểm cuối năm. Có thể sớm hơn, cuối năm không nên làm.

Cô Loan: Làm đường, làm vỉa hè thì đẹp phố, đẹp phường nhưng mà phải làm đúng lúc. Chứ cứ cuối năm lại đào lên, rất là khổ, bởi vì cuối năm lưu lượng người ta đi lại rất là đông.

PV: Cảm ơn cô Loan và anh Bình đã chia sẻ những góp ý của mình, hy vọng rằng vào năm sau, hoặc những năm sau nữa chúng ta sẽ ít thấy tình trạng cứ đến cuối năm  là lại đào đường, đào vỉa hè! 

"Làm đường, làm vỉa hè thì đẹp phố, đẹp phường nhưng mà phải làm đúng lúc"

Về tinh thần có thể hiểu việc đào đường, đào vỉa hè cuối năm cũng là nhằm để bộ mặt đô thị được khang trang, sạch đẹp hơn. Nhưng ở một góc nhìn khác, việc đào đường, đào vỉa hè một cách cục bộ vào thời gian những tháng cuối năm như vậy gây rất phiền tới người dân, người tham gia giao thông.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới cơ quan chức năng có kế hoạch phù hợp hơn về thời gian đào đường, vỉa hè và những câu nói vui như: Hà Nội vào… “mùa” đào đường, hay những câu hỏi như:  Sao cứ phải tập trung lát đá vỉa hè vào mỗi dịp cuối năm? Sẽ không còn xuất hiện nữa!