Đề xuất sàn bán lẻ online xuyên biên giới phải có đại diện tại Việt Nam

Theo dự thảo xây dựng Luật Thương mại điện tử, các nền tảng xuyên biên giới phải có đại diện tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

 

# Theo Bộ KH&ĐT, Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới.

Trong năm 2025, mức GDP dự báo 6,6% của Việt Nam vẫn cao thứ ba tại châu Á, chỉ sau Bhutan với 7,2% và Ấn Độ với 7,2%, theo World Bank. 

# Mới đây, các cơ quan chức năng đề xuất sàn thương mại điện tử xuyên biên giới phải lập đại diện ở Việt Nam. 

Theo dự thảo xây dựng Luật Thương mại điện tử, các nền tảng xuyên biên giới phải có đại diện tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong nước.

Mới đây nhất, cuối năm ngoái, sàn TMĐT xuyên biên giới Temu đã phải tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam theo yêu cầu từ Bộ Công Thương do chưa hoàn tất quá trình đăng ký cung cấp dịch vụ.

Sau gần 3 tháng kể từ ngày tạm dừng hoạt động tại Việt Nam, Temu vẫn chưa có động thái nào cho thấy đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu từ Việt Nam.

Logo của Temu trên điện thoại di động với hậu cảnh là trang web của công ty. Ảnh: Reuters

# Cũng giống như các sàn thương mại điện tử, thị trường bất động sản (BĐS) đang chứng kiến sự sôi động ngay từ đầu năm 2025. Đầu tiên phải kể tới việc Hà Nội sắp có 44 dự án nhà thương mại chuẩn bị được đầu tư.

Các dự án có thể cung cấp hơn 13.500 sản phẩm, tập trung ở quận Hoàng Mai, Long Biên, thị xã Sơn Tây, huyện Thường Tín. 

# Còn theo Sở Xây dựng TPHCM, thành phố dự kiến có 4 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, 8 dự án mới khởi công trong năm 2025. 

# Trong khi đó, vé tàu xe vẫn đang ngày càng “nóng” hơn vào thời điểm cận Tết:

Cụ thể, thời điểm hiện tại không diễn ra tình trạng thiếu vé tàu, vẫn còn vé để mua, nhưng còn ít vé, những vị trí đẹp như giường tầng 1 hay ghế ngồi giữa toa tàu đều không còn.

Còn với hàng không, do hết vé phổ thông, nhiều người phải bỏ cả chục triệu đồng để mua vé máy bay hạng thương gia cho chặng bay TP.HCM đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. 

# Về thị trường chứng khoán, lực cầu vẫn duy trì trạng thái giao dịch thận trọng và VN-Index tiếp tục đi lên, thử thách vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm.

Các mã cổ phiếu trong rổ VN30 hầu hết đều tăng nhẹ khi lực mua vẫn có phần áp đảo hơn. Cụ thể, MBB, HPG, STB và CTG lần lượt đóng góp 0.88 điểm, 0.7 điểm, 0.37 điểm và 0.28 điểm vào chỉ số chung. Trái lại, HDB, VCB, SSB và MWG đang gặp phải áp lực bán và lấy đi hơn 1.1 điểm từ VN30-Index.

Nhóm công nghiệp đang có mức tăng khá tốt trên thị trường tuy vẫn còn diễn ra sự phân hóa nhẹ nhưng số mã cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm ưu thế. Trong đó nổi bật có VCG tăng 0.77%, CII tăng 1.48%, MST tăng 2.74% và ACV tăng 2.55%... Riêng các mã như VJC, HHV, HAH và VOS vẫn còn chịu áp lực bán nhưng mức giảm không đáng kể.

Theo sau là ngành nguyên vật liệu cũng đang được dòng tiền chú ý với TRC tăng kịch trần, HPG tăng 0.57%, DGC tăng 0.36% và BFC tăng 2.6%... Ở chiều giảm, các mã như NKG, SHI, PLC, DHC… cùng hiện diện sắc đỏ nhưng mức giảm cũng không đáng kể.

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng hơn 1 điểm, lên 1.250 điểm./.