Với hàng chục giáo viên, nhân viên và trên 300 học sinh lứa tuổi mầm non, trường mầm non Đại Hưng (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) trong những năm gần đây đã được xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất mới với diện tích gần 6.600 m2, cùng nhiều trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Đội PCCC cơ sở của trường mầm non Đại Hưng cho biết, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra máy móc an toàn, hệ thống cấp nước, dụng cụ chữa cháy,… Nếu có trường hợp xảy ra cháy, sẽ bình tĩnh báo cho mọi người biết, cúp cầu dao điện trong khu vực cháy, dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt ngọn lửa. Đồng thời, gọi cho cơ quan chức năng đến chữa cháy, cứu người và tài sản…
Tuy nhiên, sau khi khảo sát các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, lực lượng chức năng có lưu ý với trường mầm non Đại Hưng một số thiếu sót như: hệ thống dây điện chưa được đi hoàn toàn trong ống gen; tại khu vực bếp ăn, nhiều vật liệu dễ cháy được tập kết gần hệ thống gas; khu vực trông giữ xe chưa được sắp xếp gọn gàng, khoa học…
Với hàng chục giáo viên, nhân viên và trên 300 học sinh lứa tuổi mầm non, trường mầm non Đại Hưng (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) trong những năm gần đây đã được xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất mới với diện tích gần 6.600 m2, cùng nhiều trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Đội PCCC cơ sở của trường mầm non Đại Hưng cho biết, đơn vị đã thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra máy móc an toàn, hệ thống cấp nước, dụng cụ chữa cháy,… Nếu có trường hợp xảy ra cháy, sẽ bình tĩnh báo cho mọi người biết, cúp cầu dao điện trong khu vực cháy, dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt ngọn lửa. Đồng thời, gọi cho cơ quan chức năng đến chữa cháy, cứu người và tài sản…
Tuy nhiên, sau khi khảo sát các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao, lực lượng chức năng có lưu ý với trường mầm non Đại Hưng một số thiếu sót như: hệ thống dây điện chưa được đi hoàn toàn trong ống gen; tại khu vực bếp ăn, nhiều vật liệu dễ cháy được tập kết gần hệ thống gas; khu vực trông giữ xe chưa được sắp xếp gọn gàng, khoa học…
Theo Trung tá Nguyễn Duy Mạnh – Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Mỹ Đức, trẻ em là đối tượng dễ bị thương và tử vong trong các đám cháy do không hiểu biết về các kỹ năng thoát hiểm. TVì vậy, hiệu quả nhất là tuyên truyền kỹ năng cho trẻ nhỏ ngay trong đoạn hình thành nhận thức.
“Công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng trong các trường học hàng năm đều được triển khai nghiêm túc. Các nhà trường cũng phối hợp chặt chẽ để làm tốt công tác tuyên truyền cho giáo viên và học sinh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Mỹ Đức đang có 87 cơ sở giáo dục, trong đó đã có 29 trường mầm non, tiểu học đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Với các cơ sở còn lại, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND huyện để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu theo đúng quy định pháp luật”, Trung tá Nguyễn Duy Mạnh khẳng định.
Trực tiếp lắng nghe và tham gia buổi hướng dẫn kỹ năng PCCC&CNCH, cô giáo Nguyễn Thu Hà – Hiệu trưởng trường mầm non Đại Hưng cho rằng, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, các em được trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp, như cách nhận biết đám cháy, cách xử lý khi có cháy, cách thoát ra ngoài an toàn và tránh hít phải khói khí độc.
“Ngoài ra, đội ngũ giáo viên chúng tôi cũng được được hướng dẫn các kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn PCCC trong môi trường làm việc, thực hành cách dùng các phương tiện PCCC được trang bị tại chỗ, đặc biệt là các bước sơ tán, đưa các trẻ đang học trong lớp ra vị trí an toàn một cách nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố”, cô giáo Nguyễn Thu Hà cho biết thêm.
Cũng theo Trung tá Nguyễn Duy Mạnh – Phó đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Mỹ Đức, với đối tượng học sinh sinh viên, việc tuyên truyền PCCC&CNCH không đơn giản như với người lớn. Để các em ghi nhớ, các cán bộ chiến sỹ thường xuyên đổi mới các hình thức tuyên truyền, như tổ chức dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa với nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn, hoặc chơi những trò chơi lồng ghép các kiến thức PCCC&CNCH.
“Thời gian tới, thực hiện quy định tại Thông tư số 06 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa kiến thức về PCCC vào trong các cơ sở giáo dục, Công an quận sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi tuyên truyền về PCCC&CNCH cho các em tại trường học. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp trải nghiệm làm lính cứu hỏa, vừa tạo sân chơi bổ ích, vừa giúp các em nắm vững kiến thức, kỹ năng PCCC”, Trung tá Nguyễn Duy Mạnh khẳng định.
Có thể thấy, đối với lứa tuổi học sinh mầm non, các em rất cần được tuyên truyền các kiến thức, nhận thức về công tác an toàn PCCC. Theo các chuyên gia, với nhận thức, kỹ năng còn hạn chế, trẻ rất khó để tự biết cách xử lý trong các tình huống nghiêm trọng như hỏa hoạn, cháy nổ. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy thực sự cần thiết và cần thực hiện càng sớm càng tốt.