Chuyện về cây cân đòn - Công cụ cân đếm của dân buôn bán xưa

Nếu cân đồng hồ, cân điện tử là thiết bị đo lường được sử dụng phổ biến trong cuộc sống ngày nay thì cách đây hàng chục năm, khi cần biết trọng lượng của món hàng, hay vật nuôi, người ta thường tìm đến cây cân đòn.

Đã có một thời, cân đòn là tài sản, là vật bất ly thân của những người làm nghề buôn bán và nhiều gia đình khá giả ở Nam Bộ. Người cũ cảnh xưa kỳ này, mời quý thính giả cùng đến với chuyện về cây cân đòn này qua phóng sự sau đây.

Chuyện cân đo, đong đếm trong trao đổi hàng hóa của bà con Nam Bộ thời xưa có nhiều điều thú vị. Nếu với trái cây, bà con thường mua mớ, bán chục thì với những con vật như heo, thịt, cá, … để dễ dàng quy đổi ra tiền bà con thường dùng những cây cân. Mỗi loại sẽ có kích thước và công dụng riêng, nhưng hễ cân vật gì lớn thì thường nhất là dùng cân đòn. Bởi hồi ấy, cân đồng hồ khá hiếm hoi và cũng rất đắc đỏ.

Cây cân đòn (Ảnh: Tri thức và Cuộc sống)

Soạn giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nhâm Hùng, cho biết: "Nó nhiều loại, một là cái cân bàn, cân lúa, cân heo mà cái cân bình thiên đó, nhỏ nhỏ dài nè. Rồi thứ ba, là loại sử dụng phổ biến, phổ thông để cục này, cục nọ. Đưa lên cục này một ký, cục kia 2 ký hoặc là trừ lại. Bớt này mấy trăm cà gram, bớt kia mấy trăm cà gram là m sao mà cân bằng thôi. Cân bình thiên có, cân bàn, cân tạ, cân dĩa. Nó nhiều loại lắm, mà nó diễn biến qua những thời kỳ văn nh nhưng căn bản hồi xưa cân lúa thì phải cân to, gọi là cân bàn".

 Những năm tháng xưa, bà con đi buôn bán xuôi ngược khắp ền Tây thường mang theo cái cân đòn để cân những khoai lang, cân heo bán hay cân thịt, cá… Nếu cân con heo nặng, thì kiếm một cây tre và hai người khiêng trên vai, một người điều chỉnh quả cân sao cho cân ngang bằng, không “già” hoặc bị “non”. Bà Trịnh Ngọc Bích, ở thành phố Cà Mau kể lại: "Cân đòn lớn là tới 100 kg lận, rồi từ từ 50kg, 30kg vậy đó. Cân đòn đâu hồi xưa, giờ mất hết trơn rồi. Bây giờ nhà của bà còn cây cân 5kg, cây cân thau, xài cân đó không chứ không có xài cân đồng hồ đâu".

Ngược dòng thời gian, khi mới xuất hiện trong giao thương, cân đòn được làm bằng gỗ và cấu tạo bao gồm ba bộ phận chính là cán cân, quả cân, đĩa cân. Dù có cấu tạo đơn sơ nhưng cân đòn có độ chính xác khá cao, lại dễ sử dụng và vận chuyển đi xa. Trên đòn gỗ có 16 vạch khắc, một khắc tượng trưng cho 100 gram. Mọi người thường hay dùng cụm từ “kẻ tám lạng người nửa cân” để hình dung về hai sự vật giống nhau, đó là vì cân thời cổ đại sử dụng có quy định là 16 lạng bằng một cân, vì thế nửa cân mới bằng tám lạng. Sau này, cân đòn còn được người ta làm bằng đồng hay bằng sắt. Vì vậy, mà nó bền hơn và ít bị hư hỏng.

Mấy chục năm trước, cân đòn được bà con sử dụng rất phổ biến. Từ chợ, cửa hàng đến các thương lái hầu như ai cũng có. Với nhiều gia đình, cây cân đòn đơn sơ nhưng đã gồng gánh kinh tế qua những tháng ngày gian khó, được giữ thăng bằng bởi trái cân để định trọng lượng.

Ảnh: Tri thức và Cuộc sống

Chị Lê Thanh Kiều, ở thành phố Cà Mau kể về cây cân của nhà mình: "Hồi đó trước lâu rồi, hồi đó làm nhà máy, nuôi heo nhiều lắm rồi mua lâu dữ rồi, xài cân này không hà. Bên kia cây cân vàng á. Loại cân nhỏ 100, loại cây lớn 100 mấy. Nhiều khi heo bự quá là cân không được luôn, mắc đi mượn cân khác. Cha mẹ để lại lâu dữ rồi, thằng con là 27 tuổi. Trước ngày đó là có làm nhà máy lâu lắm. hồi đó xài lâu lắm tới giờ. Bây giờ hỏng xài chứ hồi đó xài cái này không hà. Bán heo đồ đó, mua để dành bán heo, mình khỏi mượn người ta mình cân. Móc vô rồi 2 cây, 2 người vác 2 bên nè rồi bắt đầu mình móc lên mình cân".

Trải qua sự phát triển của xã hội, những cây cân đòn từ chỗ được phổ biến rộng rãi nay dần thu hẹp phạm vị và bị thay thế dần bằng các dòng cân điện tử hiện đại. Ngoài chức năng chính là cân trọng lượng, những loại cân tân tiến còn cho nhiều tính năng cùng chế độ vận hành hiện đại hỗ trợ cho người dùng rất lớn trong nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau.

Thế nhưng, với sự hoài niệm và trân quý chiếc cân đòn đã gắn bó với gia đình từ thời lập nghiệp cách đây mấy chục năm. Gia đình chị Thanh Kiều vẫn giữ lại 2 cây cân đòn trong nhà, như nhắc nhở nhau cùng cố gắng, luôn giữ chữ tín và ngay thẳng trong chuyện làm ăn, buôn bán của gia đình.

Chị Lê Thanh Kiều, chia sẻ thêm: "Cái này kiểu như cân ngày xưa, cân đòn. Còn lớn hơn, cây kia lớn hơn nữa. Cây này, 100kg trở lại. Sau này xây qua nhà máy có cân nhà máy, heo bự quá thảy lên nhà máy cân cái bàn cân rồi cân đó luôn. Treo nhìn còn được coi chơi chứ bán cũng đâu có bao nhiêu tiền đâu. Giờ cũng không ai làm gì, bán cũng đâu ai mua làm gì đâu. Hồi đó, má có cây cân thứ này mà loại giá cân mà cho anh hai, giá cân bằng inox luôn".

Cây cân đòn, không chỉ là hiện vật của một giai đoạn lịch sử đã qua mà đối với nhiều gia đình ền Tây, nó còn hàm chứa nhiều ý nghĩa khác. Chiếc cân còn biểu trưng cho ước mơ về sự công bằng, ngay thẳng, nh bạch trong cuộc sống của bà con.

Tuy không còn được sử dụng như xưa, nhưng hình ảnh cây cân đòn vẫn còn đó, vẫn được nhiều gia đình gìn giữ, bản thân nó vẫn chở nặng câu chuyện về thời gian, cho người hôm nay hiểu hơn về quá khứ của cha ông.