Chuyện về anh Tèo “vá xe”

Đến hẹn lại lên, đều đặn mỗi buổi chiều anh Lục Minh Anh lại lái chiếc xe ba gác chạy một mạch từ nhà đến ngã tư Long Kim, anh mang theo đủ thứ đồ nghề sửa chữa xe máy, chuẩn bị một đêm hỗ trợ vá xe cho bà con.

 

Tinh thần tương thân tương ái đã hình thành trong nếp nghĩ và lối sống của dân tộc ta bao đời nay. Thế nên việc giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn là hành động rất thiết thực, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Tại Long An, hơn bốn năm qua, có một thanh niên đều đặn mỗi ngày đều mang “đồ nghề” ra ngã tư Long Kim, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức hỗ trợ vá xe ễn phí cho người đi đường. Người thanh niên đó chính là anh Lục Minh Anh, ngụ xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức). 

Đến hẹn lại lên, đều đặn mỗi buổi chiều anh Lục Minh Anh lại lái chiếc xe ba gác chạy một mạch từ nhà đến ngã tư Long Kim, anh mang theo đủ thứ đồ nghề sửa chữa xe máy, chuẩn bị một đêm hỗ trợ vá xe cho bà con. Đến nơi, anh tấp gọn chiếc xe lên lề đường, bắt đầu lấy đồ nghề ra, chiếc dù nhỏ được anh dựng tạm ngay ngắn trên vỉa hè cùng 2 bóng đèn thắp sáng cho người dân dễ nhận biết.

Chiếc bảng nhỏ kèm dòng chữ “Đội vá xe ễn phí”do anh thiết kế, có đèn nhấp nháy và số điện thoại để người dân tiện liên hệ nếu lần sau xe gặp sự cố giữa đường.

Tấm bảng hiệu được anh Tèo dựng ngay ngắn có đèn sáng cho người đi đường dễ nhận biết - Ảnh baolongan

PV: Dạ từ đầu mà anh  có ý định mỗi ngày đều ra ngã tư Bến Lức vá xe hỗ trợ người đi đường ạ?

Anh Lục Minh Anh: Hồi trước mình có chạy xe ôm nên là có chuẩn bị đủ đồ nghề vá xe hết. Lúc đó mình có vá xe mà lấy tiền lần 10, 15 ngàn. Rồi sau này gặp được mấy anh em ở Bến Lức hỗ trợ vá xe ễn phí nên mình có tham gia và từ đó tới nay vá xe cho bà con không lấy tiền.

PV: Mỗi ngày anh hỗ trợ vá xe cho bà con từ mấy giờ anh?

Anh Lục Minh Anh: Từ 6h tối tới 11h đêm là mình ra siêu thị Co.op mart hỗ trợ vá xe. 11h dọn về thì nhiều hôm 2-3h sáng bà con cứ gọi hỗ trợ là mình chạy ra liền.

Ai kêu giờ nào thì đi giờ đó, tất cả đều ễn phí hết, trừ khi thay ruột luôn á thì mình lấy tiền gốc để mua lại ruột mới thay cho người dân chứ vá thì mình không lấy tiền. 

PV: Dạ, trong suốt bốn năm qua, có khi nào anh từng nghĩ là không ấy mình tạm dừng công việc này lại để kiếm một công việc có nguồn thu nhập ổn định không ạ?

Anh Lục Minh Anh: Dạ có chứ chị! Mình làm tự nguyện chứ không có ai hỗ trợ kinh phí để mình làm công việc này hết.

Nhưng có những trường hợp người dân vào đưa xe cho mình, người ta nghĩ đó là trách nhiệm của mình, vào để xe ở đó rồi vá xong họ tới lấy về không nói với mình lời nào.

PV:Những lúc như vậy anh vượt qua như thế nào?

Anh Lục Minh Anh: Trong lúc đó thì nản, mà sau khi về mình suy nghĩ lại mình đã có ý muốn giúp người ta rồi thì mình không nghĩ nhiều đến việc sẽ nhận lời cảm ơn hay trả ơn gì hết mà mình chỉ biết giúp là giúp hết mình thôi.

PV: Dạ, đôi khi có những việc chúng ta nghĩ về hướng tích cực sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều anh ha! Sắp tới anh có định vá xe cho bà con ở nhiều tuyến đường khác trên địa bàn không ạ?

Anh Lục Minh Anh: Hồi trước có đông anh em thì mọi người chia ra đi làm, còn bây giờ các an hem bận việc, còn mình em làm à! Nên ngày lễ sau khi làm xong là em kéo xe đi hút đinh, vá xe ễn phí cho người dân mình. C

uộc sống của em cũng khó khăn nhưng em không nghĩ nhiều, thấy công việc này có ý nghĩa và giúp thì giúp thôi và em cảm thấy vui với nó.

PV: Cảm ơn anh nhiều, chúc anh nhiều sức khỏe anh nhé!

Anh Tèo hỗ trợ vá xe cho người đi đường - Ảnh baolongan

Ba mẹ mất sớm, anh Lục Minh Anh sống với dì từ nhỏ, hàng ngày ngoài công việc làm biển quảng cáo, anh  còn đi phụ hồ, ai thuê gì làm nấy. Cuộc sống tuy còn chật vật nhưng chưa bao giờ anh chùn bước trước khó khăn và luôn xem đó là động lực để cố gắng và vươn lên.

Anh Nguyễn Lê Duy, công tác tại Văn phòng Thống kế xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức cho biết:"Tôi rất trân trọng hành động và việc làm của Tèo, gia đình Tèo neo người, hoàn cảnh cũng khó khăn nhưng Tèo cố gắng làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống. Ban đêm anh còn tham gia các CLB và đi hỗ trợ vá xe cho người dân, những trường hợp bể bánh giữa đường chỉ cần gọi là anh có mặt hỗ trợ ngay".

Trong bốn năm qua, anh Lục Minh Anh không nhớ mình đã giúp đỡ bao nhiêu trường hợp, anh chỉ biết rằng đã giúp người thì giúp cho trót. 21h đêm, ngồi dưới ánh đèn bên vỉa hè, nhìn dòng người tấp nập qua lại, anh Minh Anh kể, ngày trước cũng từng có lần đi xe đêm gặp sự cố. Dù chỉ bị thủng bánh xe nhưng khi dắt đến tiệm thường thợ sẽ yêu cầu thay luôn ruột xe với mức giá trên 100 ngàn đồng. Đối với người lao động thu nhập thấp như anh, đó là số tiền không hề nhỏ.

Vì vậy, anh hiểu được nỗi lòng của người dân không may gặp sự cố xe cộ vào ban đêm: "Chạy xe ban đêm mà gặp sự cố cũng rầu lắm. mấy tiệm sửa xe 7,8 giờ tối đóng cửa hết rồi, mấy tiệm mở khuya thì hay hét giá cao. Gặp được trường hợp giúp đỡ như anh Tèo thì mình cảm động lắm"

"Hồi còn sinh viên mình hay đi xe máy về Long An vào buổi tối sau khi học xong. Lâu lâu cũng bị cán đinh thủng bánh mà lúc đó được anh Tèo hỗ trợ vá giùm mình biết ơn lắm".

Sau 23 giờ, anh Tèo vẫn nhận hỗ trợ vá xe lưu động khi người dân gặp sự cố đêm khuya - Ảnh baolongan

Không chỉ hỗ trợ vá xe đêm, Lục Minh Anh và một số anh em trong Đội S.O.S Bến Lức còn làm một chiếc xe hút đinh di động chạy dọc theo tuyến quốc lộ để hút đinh, hạn chế xe cán phải đinh bị thủng bánh.

Thông thường, cứ trước mỗi dịp lễ hay hàng tháng, anh đều chạy xe hút đinh một vòng từ ngã ba Gò Đen, huyện Bến Lức đến vòng xoay phường 5, TP.Tân An để người dân được về quê an toàn. Anh chia sẻ, dù làm việc hỗ trợ bà con ễn phí nhưng anh vẫn mong mình “thất nghiệp”, để không ai gặp sự cố và an toàn về nhà.

Gần 23 giờ đêm, anh bắt đầu dọn dẹp đồ nghề và chuẩn bị ra về. Vừa tới nhà, chuông điện thoại lại reo liên hồi, đầu dây bên kia có người cần hỗ trợ vá xe vậy là chàng trai này lại không chần chừ, lật đật lên đường hỗ trợ bà con.